Top 10 Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm
Thỉnh thoảng cảm thấy buồn là điều bình thường của cuộc sống, nhưng những cảm xúc tuyệt vọng không biến mất trong thời gian dài, có thể bạn đã bị trầm cảm. ... xem thêm...Trầm cảm làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh và việc điều trị trầm cảm không phải là một việc dễ dàng. Thế nhưng dù bạn cảm thấy vô vọng thế nào đi nữa, bạn vẫn có thể trở nên tốt hơn bằng cách hiểu được hội chứng trầm cảm và nhận biết được các dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Sau đây, toplist xin giới thiệu đến bạn đọc 10 dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm để các bạn hiểu rõ và sớm điều trị bệnh, không để bệnh ngày càng nặng thêm.
-
Khí sắc trầm buồn
Trầm cảm đặc trưng bởi biểu hiện khí sắc trầm buồn, cơ thể dễ mệt mỏi, mất hứng thú, luôn cảm thấy tự ti và tự đánh giá thấp bản thân. Các triệu chứng của bệnh hình thành từ từ trong nhiều tuần với sự suy giảm của khí sắc và hội chứng suy nhược. Dấu hiệu này thường gặp và chiếm khoảng 90% những bệnh nhân trầm cảm. Người bệnh than phiền mình cảm thấy buồn bã, chán nản, trống rỗng, vô vọng hoặc không còn tha thiết điều gì nữa. Đôi lúc, người bệnh thu rút khỏi xã hội và giảm các hoạt động tập thể. Vẻ mặt buồn rầu, nét mặt của họ trở nên đơn điệu, ánh mắt chậm chạp, lơ đãng.
Sau một thời gian phát triển, bệnh nhân có thể gặp phải cảm xúc bị ức chế là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân thường có khí sắc buồn với biểu hiện là cảm xúc buồn rầu với nhiều mức độ khác nhau. Ngoài cảm xúc bị ức chế, bệnh nhân trầm cảm còn gặp phải các triệu chứng do tư duy bị ức chế. Ban đầu là các triệu chứng như hồi ức khó khăn, liên tưởng chậm chạp, bi quan, luôn cảm thấy bất hạnh, xấu hổ, tủi nhục. Sau đó có nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng dẫn đến cảm giác tự buộc tội và cuối cùng là kích thích hành vi tự sát.
-
Mất năng lượng
Triệu chứng mất năng lượng thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân thường cảm thấy không có sức lực để làm việc hay tham gia các hoạt động. Nhiều bệnh nhân nói rằng mình cảm thấy cạn kiệt sức lực, không muốn làm bất cứ điều gì. Một số bệnh nhân biểu hiện tình trạng cảm xúc và sức khỏe tồi tệ vào sáng sớm và sau đó dần khá hơn. Bạn luôn bị đè nặng bởi tâm trạng tiêu cực trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng. Chính điều đó khiến bạn không tìm thấy niềm vui và động lực trong công việc và học tập. Các triệu chứng của trầm cảm luôn đi liền với buồn bã, mệt mỏi, sụt hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân – là dấu hiệu của sự yếu đuối. Vì vậy, bạn rất dễ trở nên tức giận ai hoặc chuyện gì đó một cách khó hiểu.
Bạn có thể ném mọi thứ, hoặc la lên, hoặc cố gắng làm tổn thương người khác (về thể xác hoặc tình cảm) như một cách để đối phó. Khi bạn bị trầm cảm, những cơn tức giận của bạn có thể bùng phát ở bất cứ đâu. Chẳng hạn như trong bữa ăn, mọi người trong gia đình đang thảo luận với nhau và đột nhiên bạn cảm thấy khó chịu, ném bát đũa và chửi rủa. Đây không chỉ là một phản ứng cảm xúc đơn thuần mà nó bắt nguồn từ bên trong cơ thể bạn. Rất nhiều người đàn ông cảm thấy họ sẽ mất nam tính khi thừa nhận rằng mình đang chán nản hay mệt mỏi chính vì thế rất khó để mọi người có thể nhận ra.
-
Mất hứng thú
Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm, gặp ở trên 70% bệnh nhân. Bệnh nhân hoặc người nhà cho rằng người bệnh cảm thấy không còn tha thiết, không còn hứng thú với những hoạt động, những công việc mà trước đây bệnh nhân rất thích như sở thích về âm nhạc, việc nhà, lao động, sinh hoạt tập thể,...Trong trường hợp nghiêm trọng, người trầm cảm có thể có các triệu chứng rối loạn tâm thần. Những triệu chứng này bao gồm ảo tưởng hoặc ít phổ biến hơn là ảo giác, thường khó chịu. Các triệu chứng khác của trầm cảm bao gồm khả năng tập trung và trí nhớ kém (đặc biệt ở những người có biểu hiện u uất hoặc rối loạn tâm thần), rút lui khỏi các tình huống và hoạt động xã hội.
Hội chứng burn out còn gọi là hội chứng "cháy sạch", biểu thị trạng thái kiệt quệ về mặt cảm xúc, tinh thần và thể chất do căng thẳng quá mức kéo dài. Theo Help Guide, burn out xảy ra khi bạn bị choáng ngợp, không thể đáp ứng các đòi hỏi. Dưới tác động của stress, bạn bị mất hứng thú, hết động lực trong công việc và trở nên bất lực giống như không thể làm gì nữa. Burn out khiến năng suất lao động giảm sút, dẫn đến các vấn đề về tim mạch, tuần hoàn, rối loạn hormone hay trầm cảm.
-
Rối loạn giấc ngủ
Khoảng 80% bệnh nhân than phiền mình có một rối loạn nào đó về giấc ngủ. Họ có thể thức dậy sớm vào buổi sáng và triệu chứng trầm cảm vào thời điểm này trở nên nặng hơn. Nhiều trường hợp khó đi vào giấc ngủ và thường kèm theo lo âu. Một số trường hợp mất ngủ lan tỏa và người bệnh không thể chợp mắt cả đêm. Không thể ngủ được? Gặp khó khăn khi thức giấc vào ngày hôm sau? Hoặc tỉnh dậy vào lúc nửa đêm? Rối loạn giấc ngủ là một trong những dấu hiệu sớm nhất và phổ biến nhất của bệnh trầm cảm. Trong thực tế, ba phần tư bệnh nhân bị trầm cảm có triệu chứng mất ngủ, theo một đánh giá được công bố trong đối thoại trong khoa học thần kinh lâm sàng.
Khi bạn có hàng triệu suy nghĩ chạy qua tâm trí, bộ não sẽ luôn khiến bạn tỉnh táo, chính vì thế bạn không buồn ngủ và dẫn tới mệt mỏi quá mức suốt cả ngày. Hơn nữa, nó cũng khiến cho các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn. Hầu hết chúng ta đã từng bị khó ngủ. Tình trạng này có thể do căng thẳng, du lịch, bệnh lý hoặc những gián đoạn tạm thời khác gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ vào ban đêm, thức dậy với cảm giác mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày, bạn có thể đang gặp phải rối loạn giấc ngủ. -
Rối loạn ăn uống
Khoảng 70% bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng rối loạn về ăn uống. Thường gặp là những trường hợp bệnh nhân cảm thấy ăn mất ngon, thức ăn nhạt nhẽo, không mùi vị, không hấp dẫn mặc dù đó là những món ăn trước đây người bệnh rất thích. Một số trường hợp ăn nhiều thay vì chán ăn. Ở những bệnh nhân này, họ thường thích ăn đồ ngọt và bị tăng cân rất nhanh. Rối loạn ăn uống là bệnh liên quan đến thói quen ăn uống bất thường. Người mắc bệnh này thường hay đau khổ hoặc lo ngại về vóc dáng và cân nặng cơ thể. Hầu hết các rối loạn ăn uống đều do bạn chú trọng quá nhiều vào cân nặng, hình dáng, thực phẩm, dẫn đến chế độ ăn uống không đúng cách. Chế độ này có thể làm cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Rối loạn ăn uống (tên tiếng Anh là Eating disorders) là tình trạng nghiêm trọng có liên quan mật thiết với các hành vi ăn uống kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, cảm xúc và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các công việc quan trọng trong cuộc sống của bạn. Rối loạn ăn uống có thể gây nguy hại đến hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, xương, răng và miệng và dẫn tới các bệnh khác. Bằng việc điều trị, bạn có thể quay lại các thói quen ăn uống lành mạnh hơn và có thể đảo ngược các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi rối loạn ăn uống.
-
Rối loạn vận động
Khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm có hành vi trở nên chậm chạp, trì trệ. Ở các bệnh nhân này còn biểu hiện sự chậm chạp trong suy nghĩ, trong lời nói và các cử động cơ thể. Hỏi một lúc mới trả lời. Trả lời câu hỏi bằng giọng đều đều, nội dung nghèo nàn, mắt nhìn xa xăm. Khoảng 75% bệnh nhân nữ và 50% bệnh nhân nam có biểu hiện lo âu với các triệu chứng đi tới đi lui, không thể ngồi hay đứng yên một chỗ. Rối loạn vận động là hiện tượng suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các cơ trên cơ thể như lưỡi, môi, mặt, thân, các chi,... làm cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt.
Cuộc sống hiện đại, những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình khiến bệnh nhân lo âu, mệt mỏi và không thể vượt qua. Bất kỳ sự tổn thương nào của não bộ tại khu vực đảm nhận chức năng liên quan đến vận động cũng đều gây ra hiện tượng rối loạn vận động. Các bệnh rối loạn vận động phụ thuộc vào mức độ và vị trí não bộ bị tổn thương. Chứng trầm cảm khiến người bệnh khó có thể làm việc và sinh hoạt bình thường với bạn bè xung quanh, các mối quan hệ, sinh hoạt như bình thường. Trầm cảm là bệnh, cần phải được điều trị với các bác sĩ khoa tâm thần kinh. Tùy vào thể trạng bệnh nhân, bệnh cần trị liệu trong thời gian dài hoặc ngắn. Vì một cuộc sống tốt hơn, bản thân bệnh nhân và người thân cần có thái độ tích cực khi đối mặt với căn bệnh này.
-
Thiếu quyết đoán và giảm tập trung
Cuộc sống luôn luôn phát triển, con người cũng dần bị cuốn vào vòng xoáy của lối sống công nghệ. Một mặt tích cực công nghệ luôn là chỗ dựa vững chắc giúp tối ưu hóa công việc nhằm tăng hiệu suất. Mặt khác công nghệ cũng mang đến nhiều hệ luỵ cho sức khỏe và cuộc sống của con người. Ngoài các bệnh lý có thể nhận thấy qua việc khám sức khỏe, chúng ta thường không bận tâm những bệnh lý do cảm xúc mang lại, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của mỗi người. Trầm cảm là chứng bệnh gây ra những rối loạn về tâm lý, tác động đến cảm nhận của bạn về bản thân và cuộc sống. Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn thường nghĩ mọi việc theo hướng rất tiêu cực và cảm thấy cuộc sống vô cùng bế tắc.
Bị bệnh nhưng nhiều người bệnh lại không nhận ra, chỉ khi gặp phải những tác động từ bên ngoài mà vượt ngưỡng chịu đựng của họ, bệnh sẽ phát tác. Vậy hôm nay, Kiến sẽ nói cho bạn biết những dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm, cùng đi thôi! Khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm than phiền suy nghĩ của mình quá chậm chạp. Họ cảm thấy không thể suy nghĩ linh hoạt như trước đây. Họ thường tập trung kém và rất đãng trí. Họ than phiền trí nhớ kém và không thể tập trung để đọc báo hoặc xem tivi. Ứng xử trở nên lúng túng do họ không thể tự đưa ra các quyết định. Căng thẳng kéo dài hoặc stress cấp tính, áp lực công việc, rối loạn giấc ngủ làm giảm tập trung chú ý và ảnh hưởng đến trí nhớ. Phần lớn những người này thường mắc một trong các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm...Nếu gặp chứng bệnh hay quên và mất tập trung kéo dài ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, người bệnh nên đến chuyên khoa thần kinh để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ có thể đưa ra được một chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp nhất.
-
Ý tưởng tự sát
Trên 50% bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ về vấn đề tự sát. Nguyên nhân do họ cảm thấy chán nản, không còn tha thiết với cuộc sống, do ý tưởng tự buộc tội,... Từ chỉ là cảm giác chung quanh sẽ tốt hơn nếu không có mình đến việc lập ra kế hoạch tự sát. Nguy cơ tự sát gặp trong tất cả các giai đoạn của bệnh nhưng cao nhất là ngay lúc mới bắt đầu điều trị và khoảng từ 6-9 tháng sau khi các triệu chứng cơ thể đã hết. Động cơ tự sát của bệnh nhân là mong muốn cao độ chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể bệnh nhân trầm cảm. Về mặt lâm sàng, các bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát và không có hành vi tự sát có triệu chứng giống hệt nhau. Điểm duy nhất khác biệt ở 2 nhóm bệnh nhân này là những bệnh nhân có ý định tự sát thường có các hành vi tự sát trong tiền sử.
Việc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm nặng cần thời gian và kết hợp với rất nhiều các phương pháp như dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, vận động, chế độ ăn uống. Nguy cơ tự sát cao nhất ở bệnh nhân trầm cảm nặng, nhưng hoàn toàn có thể gặp ở bệnh nhân bị trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Hơn nữa, bệnh nhân trầm cảm nặng có nguy cơ tự sát thường là do trầm cảm ở thể nhẹ hơn, có nhiều dấu hiệu bệnh nhưng lại không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu bệnh nhân có biểu hiện của bệnh trầm cảm, cần đưa người bệnh đi khám ngay để xác định được mức độ bệnh cũng như phương án xử lý. -
Lo âu
Phần lớn bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng lo âu với những biểu hiện như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, lo lắng không hiểu lý do vì sao. Những người này thường bị mất ngủ, khó ngủ, đi tới đi lui, đứng ngồi không yên, đôi khi dẫn đến các triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón,...Những người chán nản có quan điểm tiêu cực về bản thân và tương lai của họ. Nếu bạn bị trầm cảm, bạn có thể cảm thấy như bạn không có gì để mong đợi, vì vậy bạn có xu hướng quên đi tất cả những phần tích cực trong cuộc sống, như mối quan hệ của bạn với những người khác. Vì thế, bạn bắt đầu cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè.
Một nghiên cứu năm 2011 đã phát hiện ra rằng những người bị các triệu chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên thực sự đã gặp nhiều xung đột trong chuyện tình cảm nam nữ hơn so với thanh thiếu niên không bị trầm cảm. Rối loạn lo âu là tình trạng rối loạn và bị lo lắng quá mức trước một tình hướng hay một vấn đề gì đó xảy ra đối với người bệnh. Đồng thời chúng được lặp đi lặp nhiều lần trong khoảng thời gian dài gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Đây là một trong những chứng rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao trong xã hội hiện đại như bây giờ. Đặc biệt, bệnh này thường được kết hợp với nhiều rối loạn khác như: trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống và rối loạn dạng cơ thể…
-
Mặc cảm
Hơn 50% bệnh nhân trầm cảm tự đánh giá thấp bản thân, thường tự trách mình và khuếch đại những lỗi lầm nhỏ của mình. Nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng tự buộc tội hoặc thậm chí có những ảo giác. Một số bệnh nhân cảm thấy xấu hổ hoặc bẽ mặt, cảm thấy tự ti về những khuyết điểm của mình. Thật không may, cảm xúc trầm cảm thường được xem là dấu hiệu của sự yếu đuối hơn là dấu hiệu của một điều gì đó đã mất cân bằng. Những lời nhận xét của người khác như “vượt qua nó đi” hoặc “tại mình nghĩ vậy thôi” không hề có ích và phản ánh một niềm tin rằng những mối quan ngại về sức khỏe là không có thật. Việc phớt lờ hoặc chối bỏ những cảm xúc của quý vị sẽ không làm cho chúng mất đi.
Quan tâm sớm đến những triệu chứng của bệnh trầm cảm thông qua tập thể dục, chế độ ăn lành mạnh, sự giúp đỡ tích cực từ gia đình và bạn bè, hoặc tham vấn với một chuyên gia sức khỏe hoặc sức khỏe tâm thần được đào tạo có thể giúp phòng tránh việc mắc trầm cảm nặng hơn theo thời gian. Khi mắc bệnh trầm cảm, người ta luôn mặc cảm về bản thân mình và cho rằng mình không xứng đáng, thua kém mọi người xung quanh, thậm chí là luôn có cảm giác tội lỗi dù cho nó không phải là lỗi của mình. Đây chính là một trong số những dấu hiệu quan trọng để nhận biết về trầm cảm. Đây có lẽ là triệu chứng thường thấy nhất của bệnh trầm cảm, những người bị mắc bệnh trầm cảm thường có biểu hiện ngại giao tiếp với bất kì ai và ngại vận động. Thường thì họ sẽ thích ở một mình im lặng và chìm trong thế giới của riêng họ, không muốn ai hỏi thăm hay ở bên cạnh.