Thiếu quyết đoán và giảm tập trung
Cuộc sống luôn luôn phát triển, con người cũng dần bị cuốn vào vòng xoáy của lối sống công nghệ. Một mặt tích cực công nghệ luôn là chỗ dựa vững chắc giúp tối ưu hóa công việc nhằm tăng hiệu suất. Mặt khác công nghệ cũng mang đến nhiều hệ luỵ cho sức khỏe và cuộc sống của con người. Ngoài các bệnh lý có thể nhận thấy qua việc khám sức khỏe, chúng ta thường không bận tâm những bệnh lý do cảm xúc mang lại, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của mỗi người. Trầm cảm là chứng bệnh gây ra những rối loạn về tâm lý, tác động đến cảm nhận của bạn về bản thân và cuộc sống. Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn thường nghĩ mọi việc theo hướng rất tiêu cực và cảm thấy cuộc sống vô cùng bế tắc.
Bị bệnh nhưng nhiều người bệnh lại không nhận ra, chỉ khi gặp phải những tác động từ bên ngoài mà vượt ngưỡng chịu đựng của họ, bệnh sẽ phát tác. Vậy hôm nay, Kiến sẽ nói cho bạn biết những dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm, cùng đi thôi! Khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm than phiền suy nghĩ của mình quá chậm chạp. Họ cảm thấy không thể suy nghĩ linh hoạt như trước đây. Họ thường tập trung kém và rất đãng trí. Họ than phiền trí nhớ kém và không thể tập trung để đọc báo hoặc xem tivi. Ứng xử trở nên lúng túng do họ không thể tự đưa ra các quyết định. Căng thẳng kéo dài hoặc stress cấp tính, áp lực công việc, rối loạn giấc ngủ làm giảm tập trung chú ý và ảnh hưởng đến trí nhớ. Phần lớn những người này thường mắc một trong các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm...Nếu gặp chứng bệnh hay quên và mất tập trung kéo dài ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, người bệnh nên đến chuyên khoa thần kinh để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ có thể đưa ra được một chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp nhất.