Ý tưởng tự sát
Trên 50% bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ về vấn đề tự sát. Nguyên nhân do họ cảm thấy chán nản, không còn tha thiết với cuộc sống, do ý tưởng tự buộc tội,... Từ chỉ là cảm giác chung quanh sẽ tốt hơn nếu không có mình đến việc lập ra kế hoạch tự sát. Nguy cơ tự sát gặp trong tất cả các giai đoạn của bệnh nhưng cao nhất là ngay lúc mới bắt đầu điều trị và khoảng từ 6-9 tháng sau khi các triệu chứng cơ thể đã hết. Động cơ tự sát của bệnh nhân là mong muốn cao độ chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể bệnh nhân trầm cảm. Về mặt lâm sàng, các bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát và không có hành vi tự sát có triệu chứng giống hệt nhau. Điểm duy nhất khác biệt ở 2 nhóm bệnh nhân này là những bệnh nhân có ý định tự sát thường có các hành vi tự sát trong tiền sử.
Việc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm nặng cần thời gian và kết hợp với rất nhiều các phương pháp như dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, vận động, chế độ ăn uống. Nguy cơ tự sát cao nhất ở bệnh nhân trầm cảm nặng, nhưng hoàn toàn có thể gặp ở bệnh nhân bị trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Hơn nữa, bệnh nhân trầm cảm nặng có nguy cơ tự sát thường là do trầm cảm ở thể nhẹ hơn, có nhiều dấu hiệu bệnh nhưng lại không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu bệnh nhân có biểu hiện của bệnh trầm cảm, cần đưa người bệnh đi khám ngay để xác định được mức độ bệnh cũng như phương án xử lý.