Siêu vi trùng West Nile
Siêu vi trùng West Nile là một loại bệnh gây nguy hiểm đến não người như viêm não, viêm màng não. Loại siêu vi trùng West Nile này được phát hiện năm 1937 tại Uganda có mặt ở nhiều nơi trong tự nhiên và có khả năng lây truyền không chỉ ở người mà còn ở nhiều loài chim và một số loại động vật có vú khác. Loại siêu vi trùng này cũng được lây truyền sang trung gian là muỗi vằn Aedes, ngoài ra nó còn được lây truyền qua con đường truyền máu, một số trường hợp ghép nội tạng, ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên một điều yên tâm là loại siêu vi trùng West Nile không lây truyền qua con đường từ người sang người thông qua những tiếp xúc thông thường bên ngoài.
Về triệu chứng để nhận biết có bị nhiễm loại virus này tương đối khó, vì khoảng 80% những trường hợp bị nhiễm West Nile không hề có những biểu hiện ban đầu nào khác thường, chỉ có tỉ lệ khoảng 20% số người mắc bệnh có các biểu hiện ho, tiêu chảy, biến ăn, nhức đầu, ói mửa đau khớp và các cơ, những trường hợp nặng hơn có thể bị đau mắt, cứng các cơ khó khăn trong việc đi lại vận động, động kinh hoặc nhiều khi có thể rơi vào tình trạng bị hôn mê.
Sở dĩ căn bệnh này được đưa vào danh sách cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm do muỗi làm trung gian là vì tác hại nghiêm trọng của nó đối với những trường hợp nặng không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến co giật, sưng não, viêm màng não thậm chí trường hợp xấu nhất là tử vong. Mọi đối tượng đều có khả năng nhiễm siêu vi trùng West Nile, tuy nhiên với đối tượng là những người trên 50 tuổi thì có nguy cơ cao hơn. Đối với những trường hợp nhẹ thông thường thì bệnh không cần điều trị đặc hiệu khi đến các cơ quan y tế các bác sĩ thường tư vấn kê đơn thuốc theo các triệu chứng. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng hơn, có dấu hiệu bị nhiễm trùng não sau 3 – 6 ngày theo dõi thì có thể kéo dài thời gian điều trị lâu hơn 1 tuần. Để phòng ngừa loại siêu vi trùng này trước hết là tránh bị muỗi đốt, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ không cho muỗi có điều kiện lan truyền bệnh.