Áp lực từ gia đình, xã hội
Nhiều áp lực vô hình xuất phát từ mong muốn của cha mẹ hoặc yêu cầu khắt khe từ thầy cô sẽ là nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Đó có thể là áp lực về thành tích, điểm số hay buộc phải chiến thắng trong những cuộc thi, bị ép buộc phải học tập những môn không yêu thích, học thêm quá nhiều… điều này khiến các bé cảm thấy mỏi mệt và chán nản với cuộc sống hiện tại. Từ đó bé thu mình vào thế giới riêng, mặc kệ chuyện gì xảy ra bên ngoài. Phụ huynh luôn mong muốn con mình phải đạt điểm cao, phải có thành tích trong các cuộc thi nhưng lại chỉ nghĩ: Mình chỉ cần bỏ tiền để cho con tham gia các lớp học thêm là đủ. Trong khi đó con trẻ cần sự quan tâm và cần thời gian mà bố mẹ dành cho mình.
Chính vì chạy theo điểm số nên trong con mắt của phụ huynh đời sống học đường của con chỉ bao gồm việc học, học và học. Tách trẻ khỏi các mối quan hệ thầy cô và bạn bè, khiến trẻ ít chia sẻ những mối quan tâm của tuổi mới lớn và thường không biết cách giải quyết những xung đột của nội tại và các mối quan hệ xung quanh. Phụ huynh coi con là phương tiện để đạt được những kì vọng của mình. Nhiều trường hợp kỳ vọng quá cao so với sức lực và khả năng của con. Rất nhiều trẻ bị biến thành “vật thí nghiệm” và đây là lỗi sợ hãi, mặc cảm của các trẻ.