Top 10 Địa điểm không nên bỏ lỡ khi đến với xứ sở hoa vàng Phú Yên
Phú Yên được biết đến là một vùng đất hoang sơ, xinh đẹp với nhiều bãi biển, đầm vũng, di tích lịch sử văn hoá như Núi Nhạn, Núi Đá Bia, Vũng Rô, Bãi Môn - Mũi ... xem thêm...Điện, Đầm Ô Loan, Ghềnh Đá Đĩa, Nhà thờ Mằng Lăng, Vịnh Xuân Đài, Đập Đồng Cam... Ngoài ra Phú Yên còn rất nhiều danh thắng khác như Bãi Xép, biển Vịnh Hoà, đồi cát Từ Nham, hòn Nưa, hòn Chùa, Nhất Tự Sơn, bãi Bàu, hòn Yến, Gành Đèn, thác Cây Đu, thác H’Ly, Cao nguyên Vân Hoà… Với sự kiện bộ phim “Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh” đã tạo động lực cho tỉnh phát triển mạnh mẽ, các địa điểm du lịch ở Phú Yên đang trở thành điểm dừng chân đầy thú vị trên bản đồ du lịch Việt Nam. Hãy cùng Toplist khám phá những địa điểm không nên bỏ lỡ khi đến với xứ sở hoa vàng qua bài viết dưới đây bạn nhé!
-
Mũi Đại Lãnh - Mũi Điện
Mũi Đại Lãnh còn có tên gọi khác là mũi Điện là một trong những địa điểm du lịch trọng yếu của cả nước. Mũi Điện - nơi có khung cảnh nên họa, nên thơ, con người hiền lành nhân hậu là chốn bồng lai tiên cảnh thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Nơi đây chính là nơi đón những tia nắng buổi sớm bình minh đầu tiên của Việt Nam, vì vậy nó còn có cái tên khác là mũi cực đông - điểm cực đông trên đất liền. Mũi Đại Lãnh Phú Yên tọa lạc trên một ghềnh đá nằm nhô ra biển thuộc dãy núi Trường Sơn, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 35km. Đến với “nơi bình minh bắt đầu” du khách sẽ lạc vào khung cảnh thơ mộng - nơi giao thoa giữa đất trời, mây núi và biển cát, nồng đậm hương vị biển khơi. Đến với mũi cực đông của tổ quốc bạn không thể không đến thăm ngọn hải đăng Đại Lãnh - một điểm nhấn chạm vào lòng người với những huyền thoại con tàu không số, với dáng vẻ uy nghiêm sừng sững giữa lòng biển cả mênh mông sóng vỗ.
Ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng vào năm 1890, bao gồm khối nhà cao 5m với diện tích lên tới 320m2, cao 110m so với mặt nước biển. Đây là một trong số 45 đèn biển cấp quốc gia với tín hiệu đi xa được 27 hải lý. Leo hết 110 bậc thang để lên được ngọn hải đăng, từ đây bạn có thể thu vào tầm mắt cảnh muôn trùng nước non. Nằm dưới chân ngọn hải đăng chính là bờ biển yên bình Bãi Môn. Biển xanh, cát trắng, nắng vàng vẫy gọi, đây chính là địa điểm tuyệt vời để bạn thư giãn, thả hồn cùng khung cảnh, thiên nhiên nơi đây. Không gì bằng việc được ngắm cảnh bình minh ửng sáng ở nơi tận cùng cực đông tổ quốc. Đến với mũi Đại Lãnh Phú Yên để lưu lại những bức hình, những cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây. Đi theo con đường ven biển Phước Tân - Bãi Ngà. Tuyến đường này có độ dài tương tự như tuyến đường trên, tuy nhiên lại an toàn hơn nhiều, đặc biệt có nhiều cảnh đẹp bên đường để bạn có thể dừng chân vui ngắm.
-
Biển Bãi Môn
Nằm tại thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên với chiều dài khoảng 400m nép mình dưới chân mũi Đại Lãnh. Biển bãi Môn Phú Yên nằm giữa lòng hai ngọn núi, từ xa nhìn lại trông như một cánh cung khổng lồ. Mỗi khi sóng xô bờ lại tạo thành những xoáy nước nhìn có vẻ “đáng sợ” nhưng cẩn thận một chút là không sao. Cảnh sắc trên biển bãi Môn khiến bao người phải trầm trồ ngợi khen, bãi cát dài trắng mịn uốn lượn theo đường bờ biển, làn nước trong vắt soi bóng bầu trời… tất cả hợp lại tạo nên nét đẹp quyến rũ vô cùng. Đặc biệt, nơi đây không có nhiều người sinh sống mà chỉ có tàu bè neo đậu cho nên cảnh sắc vẫn còn nguyên nét hoang sơ thuở ban đầu. Được tạo hóa ưu ái ban cho cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu dễ chịu, không khí lại trong lành, đến với bãi Môn, bạn không chỉ có cơ hội được thả hồn hòa mình vào đất trời, ngụp lặn dưới làn nước biển trong xanh mát lạnh mà còn có được cho riêng mình những bức hình kỷ niệm khó quên.
Nơi đây đẹp nhất mỗi sớm bình minh, khoảng 5h sáng khi những ánh ban mai đầu tiên trên dải đất chữ S bắt đầu hé rạng, biển Bãi Môn Phú Yên hiện lên lung linh hơn bao giờ hết, những tia nắng vàng óng chiếu xuống mặt nước biển bao la phản chiếu lại hình ảnh bầu trời vô tận… Đến du lịch biển bãi Môn xinh đẹp, các bạn đừng quên ghé thăm hải đăng Đại Lãnh trên mũi Miến Điện - điểm cực Đông của tổ quốc, để thu vào tầm mắt muôn vàn cảnh đẹp trên biển bãi Môn Phú Yên. Nằm ở phía Tây bãi Môn còn có một con suối chảy len lỏi qua các vách đá, xuyên qua khu rừng nguyên sinh Bắc Đèo Cả, chảy về phía bãi tắm rồi hòa vào đại dương vô tận. Với cảnh sắc non nước hữu tình, nơi đây cũng là một trong những địa điểm được du khách ưa thích khi du lịch khám phá bãi Môn. Với cảnh sắc thiên nhiên chan hòa, không khí trong lành tươi mát, bãi Môn Phú Yên không chỉ là địa điểm du lịch đẹp mà còn là nơi thích hợp để tổ chức các hoạt động dã ngoại lý tưởng.
-
Bãi Xép
Bãi Xép là một bãi biển thuộc xã An Chấn, thành phố Tuy Hoà, Phú Yên. Bờ biển ở Bãi Xép chỉ dài 500m nhưng lại sở hữu những cảnh quan thiên nhiên hài hoà đặc sắc với bãi cát vàng óng ánh bên các bãi đá hoang sơ, những mũi đá đen khổng lồ nhô ra biển cùng đồng cỏ và rừng phi lao chạy dài bát ngát. Để đến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp Bãi Xép, hãy chạy thẳng trên đường Lê Duẩn để tới Tuy An. Cung đường biển này được lát nhựa phẳng lì với những rặng dương xanh dọc hai bên đường vô cùng đẹp, chưa đến nơi mà đã tạo cho bạn cảm giác vô cùng mát mẻ và thư thái. Chỉ đến khi được trở thành phân cảnh cho bộ phim ăn khách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Bãi Xép mới thực sự được đông đảo du khách biết đến cho nên nơi đây vẫn chưa được khai thác phục vụ du lịch nhiều, cảnh quan vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ hoang sơ vốn có. Mang những đặc trưng của một bờ biển đẹp, Bãi Xép sở hữu một bãi cát vàng rực rỡ ôm trọn lấy làn nước xanh màu ngọc bích trong vắt.
Nhón từng bước chân nhẹ nhàng xuống biển, bạn sẽ cảm nhận được nguồn nước trong trẻo, mát lạnh tưởng như đang ở một hồ nước đá, xua tan đi sự nóng nực và và biết bao căng thẳng, mệt mỏi. Dọc theo những bờ cát mịn màng là những vách đá đen huyền kì thú nhô ra bờ biển. Mỗi đợt sóng ùa vào là tung lên những làn bọt trắng xoá giữa biển trời mênh mông. Hãy men theo những đường mòn để đi lên những ghềnh đá lớn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp Bãi Xép bao la “non xanh nước biếc”, say đắm lòng người trọn trong tầm mắt. Trên những bậc đá sừng sững hùng vĩ này, những bãi cây xương rồng dày đặc nhô ra ngay trước biển xen lẫn với những vạt cỏ khô thấm dầm mưa nắng, cùng hoà theo tiếng gió thổi và tiếng sóng vỗ rì rào vang lên âm thanh biển cả thi vị. Có lẽ ấn tượng nhất vẫn là bãi cỏ mênh mông xanh rì như một thảo nguyên nhỏ trên đỉnh Gành Xép. Không chỉ đến để chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên thơ mộng mà bạn còn được hoà mình vào đời sống mộc mạc, giản dị và nhịp sống trầm lắng của người dân biển Phú Yên.
-
Cao nguyên Vân Hòa
Phú Yên hiện có 3 cao nguyên là cao nguyên Vân Hòa, cao nguyên An Xuân và cao nguyên Trà Khê. Trong đó cao nguyên Vân Hòa nằm trong khu vực tam giác vàng của ba xã Sơn Xuân, Sơn Long, Sơn Định, trên độ cao 400m, chịu ảnh hưởng từ khí hậu đại dương mà nơi đây hình thành nên đặc trưng nhiều nắng gió, mây mờ sương giăng, đặc biệt khi vào mùa thu, khí hậu trên cao nguyên thấp hơn thành phố Tuy Hòa tạo cảm giác se se lạnh như Đà Lạt vậy. Nếu tới cao nguyên Vân Hòa với mục đích nghỉ dưỡng có thể bạn sẽ chưa hoàn toàn hài lòng với dịch vụ nơi đây nhưng để thư giãn thoải mái, hít thở bầu không khí trong lành, ngắm nhìn những không gian núi non tuyệt đẹp và cảm nhận tình người thấm đượm thì đừng bỏ qua điểm đến này, để tự mình khám phá nét đẹp hoang sơ yên bình.
Là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, cao nguyên Vân Hòa Phú Yên có bạt ngàn cây xanh, nhiều loại cây lạ cũng như cây ăn trái như bơ, chuối, các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu. Nổi bật phải kể đến mít chợ Đồn giòn ngọt và dứa thơm nức mũi, dâu da xoan đất trĩu quả đẹp mắt. Thêm vào đó, cảnh quan nhiều hồ và thác nước rất đẹp mắt, không khí trong lành, mát mẻ; nơi đây là một điểm đến cực ký lý tưởng cho chuyến đi chơi cuối tuần, không thua gì chuyến dã ngoại ở vùng quê nước Pháp hay cao nguyên Scotland. Cung đường DT643 dẫn tới Vân Hòa được giới phượt truyền tai nhau rằng có thể làm cho con tim của những kẻ "lang thang" phải run rẩy. Đoạn đường dài hơn 30 km xuyên qua cánh đồng cỏ mía và những cánh rừng tràm xanh tươi tốt hay vàng vào mùa thu, những cánh đồng vàng ươm của bắp và xanh mướt của sắn khiến bất cứ ai cũng muốn bỏ thành phố để về nông thôn vui cảnh ruộng vườn.
-
Ghềnh Đá Đĩa
Ghềnh Đá Đĩa là địa danh thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nơi đây độc đáo với cảnh quan là các khối đá ở đây hoặc hình tròn, hoặc vuông, đã tạo nên một khung cảnh tự nhiên mà như có chủ ý sắp đặt của tạo hóa. Dựa trên nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu, người ta cho rằng khoảng 200 triệu năm trước, trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa, nham thạch phun trào theo dòng chảy dẫn ra biển. Khi đụng phải nước biển lạnh, cộng với hiện tượng di ứng lực khiến các khối nham thạch bị đông cứng rạn nứt phần lớn theo mạch dọc tạo nên những khối đá với hình thù khác nhau. Từ trên cao, ghềnh đá như một tổ ong khổng lồ, đen bóng và gồ ghề. Hoặc có thể ví như những chiếc đĩa, lổm nhổm, xếp chồng lên nhau trong lò gạch. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban cho vẻ đẹp nên thơ trữ tình, hài hòa non nước, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Ghềnh Đá Đĩa một kỳ thú tuyệt đẹp là nơi thu hút và níu chân du khách du lịch.
Phải đến tận nơi, đứng trên bờ biển tận mắt chứng kiến, bạn mới có thể thực sự tin được sự kì diệu mà thiên nhiên mang lại cho nơi đây. Những viên đá với hình thù khác nhau, nằm lộn xộn như chồng chén, đĩa trong các lò gốm sứ. Sóng biển nơi đây cũng mạnh lạ kì. Ngày đêm vỗ bờ, tạo nên bọt trắng xóa cả một vùng. Dọc theo ghềnh Đá Đĩa, thi thoảng bạn sẽ bắt gặp vài chỗ trũng. Mỗi khi có mưa cùng cùng với nước biển đọng lại. Nơi đây bỗng trở thành như những chiếc hồ nhân tạo. Bạn có thể tựa lưng vào những phiến đá, thả mình trong nước biển rồi thưởng thức không khí trong lành, ngắm nhìn vài chú cua, sao biển hay sứa biển bị mắc kẹt. Hay xuống tận sau dưới mép ghềnh là một chiếc hang lớn sâu vào trong núi. Tương truyền đây là hậu quả do chiến tranh để lại. Cách đó không xa là hải đăng Gành đèn. Từ đây bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh biển cũng như ghềnh Đá Đĩa Phú Yên. Mặc cho gió vẫn thổi, sóng vẫn vỗ về, thậm chí cả bom đạn, ghềnh Đá Đĩa vẫn đứng đó hiên ngang, huyền bí. Nếu có cơ hội đến Phú Yên, xin hãy ghé thăm Đá Đĩa, nghe gió kể chuyện, nghe sóng làm thơ.
-
Đầm Ô Loan
Nằm trên quốc lộ 1A cách thành phố Tuy Hoà khoảng 22km về phía bắc, Ô Loan có diện tích 1570km, nổi danh là một đầm nước lợ nằm sát cửa biển với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc và yên bình. Toạ lạc sát chân đèo Quán Cau, từ trên đèo nhìn xuống, đầm có hình dáng như một con chim phượng hoàng đang dang đôi cánh phủ rợp cả vùng. Địa điểm này còn có những câu chuyện huyền bí gắn liền với tích “Cao Biền Dậy Non” và một cồn cát tự nhiên được dân gian xem như “mồ chôn Cao Biền”. Thế nhưng, truyền thuyết nổi tiếng nhất vẫn là chuyện về nàng tiên nữ tên Loan. Tương truyền ngày xưa có một nàng tiên nữ với sắc đẹp tuyệt trần, vì bản tính ham chơi, nghịch ngơm nên đã cưỡi Ô Thước bay xuống trần gian du ngoạn khắp mọi miền. Đến vùng đất Tuy An, chim mỏi cánh nên hạ xuống đây, khiến người và chim hoá thành một đầm nước. Từ đó nhân dân lấy tên nàng ghép với tên Ô Thước, gọi tắt là Ô Loan để đặt tên cho đầm này.
Với vẻ yên bình vốn có của mình cùng hình ảnh những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân, đầm nước này xứng đáng có tên trong danh sách những điểm săn ảnh về cảnh đẹp Phú Yên của hàng loạt nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Đừng lo lắng nếu bạn không phải là một thợ săn ảnh thực thụ, chỉ cần nắm bắt một vài mẹo chụp ảnh cùng khoảng thời gian thích hợp là bạn đã đem về cho mình một bộ ảnh siêu chất và không đụng hàng rồi đấy. Nên nhớ, thời gian tốt nhất để bắt được những khoảnh khắc đẹp nhất nơi đây chính là lúc bình minh và hoàng hôn khi ánh mặt trời nhuộm đỏ toàn khu vực đầm nước. Đó cũng là lúc ngư dân bắt đầu một ngày mới với công việc mưu sinh thường nhật và trở về nhà với một mẻ đầy ắp sản vật của biển. Là một đầm nước nằm cận biển nên hải sản ở đây có hương vị nổi trội không thua kém bất cứ vùng biển nào của cả nước. Một trong những món làm nên tên tuổi của nơi đây chính là hào, một loại thuỷ sản được mệnh danh là món ngon phải thử khi đến đây.
-
Vũng Rô
Toạ lạc trên mảnh đất thuộc xã Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà, Phú Yên và là ranh giới tự nhiên trên biển giữa Phú Yên và Khánh Hoà, vịnh Vũng Rô là một vùng vịnh biển hoang sơ trải dài hơn 16km2 được bao bọc bởi những dãy núi hùng vĩ: Đèo Cả, Đá Bia và Hòn Bà. Tuy có diện tích không quá lớn nhưng vịnh lại sở hữu vẻ đẹp bình yên và phong cảnh thơ mộng như một bức tranh thuỷ mặc với bờ biển phẳng lặng lăn tăn những gợn sóng. Để khám phá vịnh Vũng Rô, bạn có thể chọn vượt qua cung đèo Cả hoặc đi từ hướng Phú Yên. Vượt qua cung đèo Cả với những khúc cua ngoạn mục, bạn sẽ không ngớt trầm trồ trước cảnh sắc thiên nhiên đẹp tuyệt diệu của những thảm cỏ rộng bát ngát bên những hàng cây xanh mát, lấp ló một vùng vịnh biển xanh đẹp diệu kì như đang “mời gọi” du khách đến khám phá. Nếu đi từ Phú Yên, sau khi đi qua Bãi Môn, Mũi Đại Lãnh, bạn cũng sẽ có dịp chiêm ngưỡng vịnh Vũng Rô từ trên cao với vẻ đẹp hoang sơ mà không kém phần nên thơ và trữ tĩnh.
Đến nơi, vịnh Vũng Rô tựa như một tấm gương khổng lồ phản chiếu mọi cảnh vật xung quanh. Bờ biển ngắn và được bao quanh là những mỏm đá nhấp nhô và đồi núi cao hùng vĩ. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên nơi đây được tạo nên từ những những chất liệu quen thuộc của đất trời, non núi, rừng xanh, mây trắng nhưng lại hoà quyện với nhau một cách hài hoà, tạo nên một vẻ đẹp vừa mộng mơ vừa hùng vĩ làm say đắm lòng người. Trong không gian bình yên và trữ tình này, hãy đi dạo bên bờ biển, thả mình phiêu du với những đám mây trôi bồng bềnh lãng đãng và tận hưởng không khí trong lành, sảng khoái của những làn gió nhẹ thoang thoảng trên vùng biển hiền hoà, dịu êm. Cho dù là bình minh hay hoàng hôn, trưa hè nắng oi ả hay màn đêm tĩnh mịch, vẻ đẹp của vịnh Vũng Rô cũng sẽ luôn khiến bạn phải say lòng.
-
Hòn Yến
Hòn Yến nằm ở xã An Hòa, huyện Tuy An nằm cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 15 km theo đường bê tông ven biển. Quý khách có thể từ Tuy Hòa thuê xe máy hoặc xe du lịch đi ra Thôn Nhơn Hội, rồi từ thôn này quý khách thuê thuyền của ngư dân địa phương để ra tham quan Hòn Yến Phú Yên. Sở dĩ có tên là Hòn Yến bởi vì theo người dân địa phương kể lại thì những ngày trước tại nơi đây chim yến về đây làm tổ rất nhiều. Chúng sinh sống rất đông, nhưng dần dần khí hậu, thời tiết thay đổi, nên dần dần chúng đi nơi khác. Dù vậy, người bản địa vẫn gọi hòn núi này là Hòn Yến đến tận bây giờ. Từ thôn Nhơn Hội nhìn ra, bạn sẽ thấy hai hòn đảo nhỏ nằm cạnh nhau. Trải qua thời gian dài cộng với sự bào mòn theo thời gian của sóng biển, các dãy núi nhô ra giữa biển bây giờ trở thành là hai hòn đảo nằm ở cách xa bờ chỉ khoảng 100m. Hòn lớn với thế như chóp nón khổng lồ cùng những vách núi dựng đứng có tên gọi Hòn Yến, hòn nhỏ là Hòn Sụn.
Nếu có thể hãy đến đây vào những ngày đầu tháng hoặc giữa tháng. Thời điểm này vào buổi chiều nước thủy triều rút. Sẽ làm lộ ra một lớp đá gai góc chồng chất và bãi cát vàng óng chạy dọc đến chân của Hòn Yến. Khi đó bạn có thể đi bộ ra biển, tự mình có thể phóng mắt nhìn phong cảnh xung quanh với những mái nhà của ngư dân dưới những tán dừa xanh rợp. Ngoài ra, khi thủy triều rút cũng là lúc bạn nhận ra cả một thế giới huyền bí của nhiều loài sinh vật biển. Bạn sẽ phải òa lên với vẻ đẹp tuyệt vời trước mắt lung linh sắc màu biển cả. Thấy được những lớp san hô mỏng manh. Và cả một thế giới rất riêng nơi này. Trên bờ Hòn Yến Phú Yên hiện lên là sắc đỏ ấn tượng của những cây bàng sống tại khu vực Lăng Ông - đây là nơi thờ của Nam Hải Đại Tướng Quân, một vị thần bảo hộ cho tất cả ngư dân trong nhiều chuyến hải trình trên biển.
-
Nhất tự sơn
Nếu nhìn hòn đảo từ xa, từ đất liền hoặc trên con đường dưới biển thì bạn sẽ thấy Nhất Tự Sơn Phú Yên hiện lên một màu xanh lá của rừng cây, tô điểm thêm cho cả vùng biển xung quanh, càng tiến lại gần thì cái sự hoang sơ càng được thể hiện rõ. Có tên gọi như ngày nay là do đảo có thế nằm giống chữ “Nhất” trong tiếng Hán nên người ta đặt Nhất Tự Sơn như vậy với ý nghĩa hòn đảo giống như chữ Nhất. Đảo được coi như tấm bình phong chắn sóng gió, giúp cho hai làng chài Mỹ Thành và Hải Mỹ ở hai bên không bị ảnh hưởng nhiều những ngày giông bão lớn. Khám phá hòn đảo Nhất Tự Sơn Phú Yên này bạn sẽ biết đến một ngôi chùa rất thiêng, được xây dựng có lẽ từ rất lâu rồi và người dân địa phương coi đảo như một vị thần canh giữ nơi biển khơi rộng lớn nên họ rất giữ gìn và tôn thờ. Bạn có thể đến thắp hương cúng vái rồi sau đó tìm hiểu khu rừng nguyên sinh phong phú ở đây.
Không chỉ có rừng với thảm thực vật phong phú mà nơi đây còn có những hang động sâu hun hút, nhiều ngóc ngách kỳ bí và các vách đá dựng đứng được hình thành bởi sự xâm thực của biển khiến bạn hoàn toàn như được hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, trở thành những nhà khoa học đang đi khám phá hòn đảo hoang sơ này vậy. Nếu bạn đi về mạn sườn phía Tây thì sẽ thấy bờ dốc thoai thoải, có nhiều cây bằng lăng và trắc mọc nhiều… còn sang sườn phía Nam thì sẽ thấy nhiều vách đá hiểm trở hơn và rất nhiều mai vàng với những cội mai cổ thụ to lắm nhé, sang đến phía Đông bạn cũng sẽ thấy những tảng đá được chồng thành bậc giống như ghế ngồi hay nhiều khối đá nhô khỏi mặt nước, chạy song song song nhau tạo nên những khe nước nhỏ độc đáo. Leo lên trên cao thật cao, phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn toàn cảnh biển mới thấy tuyệt vời làm sao.
-
Nhà thờ Mằng Lăng
Nhà thờ Mằng Lăng nằm cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 35km về phía Bắc và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung. Điểm nổi bật nhất nhà thờ chính là lối kiến trúc Gothic đặc sắc đã có từ cách đây khoảng 1200 năm trước Công Nguyên. Nhìn vào Mằng Lăng, bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc bởi bề ngoài của nó đậm chất những nhà thờ ở châu Âu mà bạn đã thấy rất nhiều trên TV hay các tranh truyện tạp chí. Lối kiến trúc này nổi tiếng trên Thế giới đến mức, có rất nhiều công trình được xây dựng theo lối Gothic này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Cụ thể, lối kiến trúc Gothic được thể hiện ở việc hai bên nhà thờ có hai lầu chuông và một thập tự giá nằm ở ngay chính giữa. Màu xanh xám là màu tổng thể cho nhà thờ, thật sự không rõ là trùng hợp hay ngẫu nhiên nhưng màu xanh này thực sự nhìn rất hòa hợp với ruộng vườn xung quanh nhà thờ. Ngoài ra, trước nhà thờ này còn có một khu hầm be bé nhưng lại được xây dựng khá là kì công bởi bên trong hầm còn có rất nhiều chỗ được điêu khắc chạm trổ với nội dung là kể lại câu chuyện về thánh Anre Phú Yên.
Đến khám phá nhà thờ, nhiều du khách sau khi chiêm ngưỡng những nét kiến trúc Gothic cổ điển đều tò mò tên gọi của nhà thờ. Cái tên Mằng Lăng nghe khá lạ tai nhưng thực sự lại có nguồn gốc rất mộc mạc và giản dị. Theo các bậc cao niên ở gần nhà thờ kể lại thì cách đây hơn 100 năm, khu vực này rất ít người sinh sống mà chủ yếu chỉ có cây cối, trong đó có một loài hoa màu tím rất đẹp cùng họ với bằng lăng nên người dân đã đặt tên cho loài hoa đó là mằng lăng. Do đó, sau khi xây dựng nhà thờ ở khu vực An Thạch này, người dân đã gọi luôn nhà thờ là nhà thờ Mằng Lăng. Đến nay, những cây mằng lăng đã biến mất nhưng dấu tích của chúng vẫn còn ở một bàn gỗ tròn có đường kính 1,7m trong nhà thờ, bàn gỗ này được làm từ gỗ mằng lăng từ thuở sơ khai khi xây dựng nhà thờ. Ngoài ra, nơi đây cũng được ghi nhận là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta nên đến đây ngoài tham quan lối kiến trúc của nhà thờ thì sẽ được chiêm ngưỡng cuốn sách đó. Cuốn sách được biết có tên gọi “Phép giảng tám ngày” của giáo sĩ Akexan de Rhodes, bạn có thể chiêm ngưỡng cuốn giáo lý này trong hang động ở quả đồi nhân tạo của nhà thờ.
Thảo Nguyễn 2016-12-31 23:07:37
Nhất Tự Sơn có nghĩa là một chùa trên núi đó bạn. Khi đến đây tham quan mình được nghe một chú kể lại, là trên đó có một ngôi chùa, mà không biết bây giờ có ai ở không ^_^