Cung điện Mùa Đông
Khi nhắc đến nước Nga thì ngoài Điện Kremli, ta không thể không nhắc tới một công trình nổi tiếng khác đó chính là Cung điện Mùa Đông. Đây là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St. Peterburg được xây trên khuôn viên rộng 90.000 m2. Công trình này gồm hơn 700 căn phòng được xây dựng bằng công sức của hơn 2.300 lao động. Hiện nay, Cung điện Mùa Đông là bảo tàng nghệ thuật trưng bày khoảng 3 triệu tác phẩm nghệ thuật của thế giới.
Tọa lạc tại St.Petersburg, Cung điện Mùa Đông của Nga nổi tiếng với sự bề thế, hoành tráng, lộng lẫy. Cung điện được xây dựng năm 1754 – 1762, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St.Petersburg trên khuôn viên rộng 90.000 m2. Cung điện do kiến trúc sư Bartolomeo Rastrelli thiết kế theo yêu cầu của Hoàng Hậu Elizabeth theo phong cách nghệ thuật Baroque. Cung điện Mùa Đông gồm hơn 700 căn phòng được trang hoàng lộng lẫy, được xây bằng chất liệu đá hoa cương nhập từ Italia, Phần Lan. Cung điện là công sức của hơn 2.300 lao động miệt mài trong suốt 9 năm ròng. Sắc màu nổi bật được trang trí là hổ phách và dát vàng lộng lẫy. Có được vẻ hoành tráng như vậy Cung điện Mùa Đông đã phải huy động lực lượng cũng như tiền của rất nhiều.
Trong một thời gian dài, Cung điện Mùa Đông là nơi ở của các Nga hoàng. Chế độ Nga hoàng sụp đổ, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1917 Cung điện Mùa Đông là sảnh họp của Chính phủ lâm thời. Năm 1918 một phần, còn vào năm 1922, toàn bộ tòa nhà được trao cho Ermitazh quốc gia. Cung điện Mùa Đông ở St Petersburg là một trong những công trình mang tính chất bước ngoặt trong lịch sử. Địa điểm của những biến cố đánh dấu từng thời kỳ lịch sử từ thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 20, và hiện nay là Bảo tàng di sản quốc gia Hermitage, tuyệt nhiên không hề làm giảm tầm quan trọng của cung điện. Các cung điện Mùa Đông đầu tiên được xây dựng trong triều đại Peter Đại đế: Cung điện thứ nhất do kiến trúc sư Georg Mattarnovi trong năm 1711, thứ 2 trong năm 1716 - 1719. Trong thời gian Nữ hoàng Anna Loannovna trị vì, năm 1732 khởi công cung điện Mùa Đông với quy mô lớn hơn, do Bartolomeo Francesco Rastrelli thiết kế, nhưng cung điện này cuối cùng cũng không thích hợp với ý định của hoàng gia.