Bút xóa
Trong những năm 1950, ở Mỹ, người ta thường dùng máy đánh chữ để soạn thảo văn bản. Đó là một loại máy dễ sản xuất, dễ sử dụng và được phổ biến rất rộng rãi. Tuy nhiên, khi họ gõ sai bất kì kí tự nào, họ sẽ phải đánh lại từ đầu. Một ngày đẹp trời năm 1951, tại bang Texas, bà Bette Nesmith Graham – thư ký điều hành thuộc ngân hàng Texas, mẹ của ca sĩ Mike nổi tiếng thuộc ban nhạc The Monkees đã tìm ra cách sửa lỗi chính tả. Bà nhận thấy các họa sĩ khi vẽ tranh trên vải đều tự sửa được những lỗi sai của mình, vậy tại sao người đánh máy lại không làm được điều đó? Bà đã chọn 1 loại màu nước trùng với màu giấy mang đến văn phòng và dùng nó để che lỗi chính tả mà sếp bà không hề hay biết.
Bà Gramham đã cho dung dịch đó vào một chiếc lọ màu xanh và đề nhãn là “Mistake Out” (có nghĩa là sửa lỗi). Một thời gian sau, tất cả các nhân viên đã hỏi xin bà loại dung dịch thần kì nói trên. Năm 1956, Graham quyết định lập công ty Mistake Out (sau đổi tên thành Liquid paper) tại quê nhà ở phía Bắc Dallas và công việc kinh doanh đã phát triển lên rất nhanh. Dựa vào nguyên lý này, Bette Nesmith Graham đã nghĩ ra cách dùng chất lỏng giống như sơn để khắc phục các lỗi khi đánh máy. Ban đầu, Graham dùng máy xay sinh tố để tạo ra một hỗn hợp sơn cùng keo có nhiệt độ thích hợp để khi quét lên mặt giấy nhanh khô, sau đó đánh máy đè lên. Phát minh này của Graham được công nhận bản quyền năm 1958 với tên gọi Liquid Water. Sau đó không lâu, sản phẩm bút xóa đầu tiên có tên Mistake Out ra đời, sau đổi thành Liquid Paper. Từ con số 100 lọ ban đầu, đến 1979, Liquid Paper đã xuất xưởng 25 triệu lọ/năm. Đó là chiếc bút xóa đầu tiên trên thế giới. Nó cũng là mặt hàng kinh doanh giúp công ty của Graham thành công vang dội. Đến năm 1979, bà đã bán bản quyền phát minh này lại cho hãng Gillette với số tiền lên tới 47,5 triệu USD. Nhờ tính tiện ích, sản phẩm này được mọi người sử dụng phổ biến và nó được chào đón ở khắp mọi nơi.