Đài thiên văn Cheomseongdae
Đài thiên văn Cheomseongdae lâu đời nhất châu Á tại tỉnh Gyeongju - Hàn Quốc là một trong những điểm đến thú vị ở xứ kim chi. Đây là đài quan sát khoa học đầu tiên trên toàn thế giới được xây dựng dưới dạng một chiếc tháp đá. Ngoài các công ty du lịch thường xuyên dẫn khách đến tham quan, nơi đây còn là điểm đến thu hút giới trẻ tìm đến học lịch sử và giao lưu văn hóa. Theo sử sách, vào thế kỷ thứ 7, Nữ hoàng Seondeok của vương triều Silla (632 - 647) đã cho xây dựng đài thiên văn này. Chiêm tinh đài có cấu trúc bằng đá là sự kết hợp độc đáo của kiến trúc cổ xưa. Toàn bộ đài thiên văn cao 9,5 m. Đây là báu vật thứ 31 của Hàn Quốc và là di sản quan trọng trong quần thể di sản cố đô Gyeongju. Vào ngày 20/12/1962, nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Với hình dạng độc đáo của một chiếc tháp đá, đài thiên văn Cheomseongdae - một tuyệt tác mỹ lệ của triều đại Silla xưa cũ, được mệnh danh "đài chiêm tinh học bằng đá đầu tiên và lâu đời nhất trong lịch sử thiên văn học thế giới". Là báu vật thứ 31 của Hàn Quốc, chiêm tinh đài Cheomseongdae được hạ lệnh khởi công từ Nữ hoàng Seondeok của đế chế Silla vào thế kỉ thứ 7. Có độ cao 9,5 m, chẳng những là một địa điểm lý tưởng để nghiên cứu các vì sao, vào lúc hoàng hôn buông xuống, đài thiên văn độc đáo này còn là hiện thân của một chế tác tuyệt diệu và quyến rũ ánh nhìn của mỗi du khách tham quan. Ngày nay, công trình cổ xưa này còn là điểm đến cho các học sinh để tìm hiểu về lịch sử và giao lưu văn hóa Hàn Quốc.