Top 14 Thói quen có hại cần tránh khi đến kì nguyệt san
Đến kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em có những thay đổi đáng kể và trở nên yếu đi vì sức đề kháng kém. Dưới đây là những thói quen có hại phổ biến nhất chị em cần ... xem thêm...tránh nhé!
-
Nhổ răng
Trong chù kì kinh nguyệt, việc nhổ răng càng khiến bạn mệt mỏi hơn vì mất nhiều máu hơn bình thường. Đáng lo ngại, một số cơ sở y tế lại không chú ý hỏi bệnh nhận có mình có đang trong ngày đèn đỏ hay không để tiến hành. Khi đến kỳ kinh nguyệt, hormone của phụ nữ sẽ tăng cao nên dễ gây ra các bệnh lý răng miệng như hôi miệng, viêm răng lợi,… Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhổ răng khôn, nó có thể gây viêm nhiễm răng lợi, thậm chí làm mất máu nhiều hơn. Cơ thể bạn gái trong giai đoạn này rất nhạy cảm. Đồng thời có nhiều biến đổi như thấy mệt mỏi, người trữ nước. Ngoài ra, phần niêm mạc dễ sưng tấy và máu cũng loãng hơn bình thường. Và trong suốt quá trình này, rất nhiều bạn thấy khó chịu, cáu gắt, tâm trạng nóng nảy hơn ngày thường.
Do vậy nếu thực hiện việc nhổ răng khi đang trong kỳ kinh nguyệt có thể sẽ khiến phái đẹp chịu thêm nhiều cảm giác khó chịu, và tăng sự đau nhức hơn.
-
Tắm gội quá lâu
Có rất nhiều lời truyền miệng trong dân gian rằng việc gội đầu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, một số quan niệm còn cho rằng gội đầu trong kỳ kinh nguyệt sẽ bị rụng tóc hoặc tóc xoăn hoặc khiến các cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
Theo quan điểm của y học hiện đại, việc gội đầu trong kỳ kinh nguyệt là điều hết sức bình thường, không có cơ sở khoa học nào về ảnh hưởng của việc gội đầu đến những ngày đèn đỏ.
Tuy nhiên, quan điểm Đông y cho rằng, trong những ngày đèn đỏ, máu kém lưu thông, khi cúi gội đầu sẽ khiến máu tập trung ở đầu, không lưu thông xuống dưới tử cung, huyết dịch trong tử cung không được bài tiết ra ngoài, khiến lâu hết kinh, lượng máu kinh nguyệt ít đi hoặc đau bụng kinh.
Ngoài ra, trong những ngày đèn đỏ, cơ thể dễ bị mệt, lỗ chân lông nở ra, nếu gội đầu quá khuya hoặc gội đầu nước lạnh có thể đau đầu, mệt mỏi, khiến những ngày đèn đỏ trở nên nặng nề hơn.
Hai quan điểm của Đông y và Tây y đối lập nhau nên việc cân nhắc có nên gội đầu trong ngày đèn đỏ sẽ phụ thuộc vào quan điểm của mỗi chị em. Chị em nên gội đầu vào những thời điểm ấm trong ngày hoặc gội đầu bằng nước ấm và không nên kiêng tuyệt đối việc gội đầu. Khi gội xong nên sấy khô sẽ an toàn hơn trong những ngày kinh nguyệt. -
Uống rượu, bia
Uống rượu bia nhiều trong những ngày đèn đỏ sẽ khiến bạn khó tỉnh rượu hơn vì lượng enzyme hangover - có tác dụng giải rượu, bị suy giảm. Trong những ngày đèn đỏ, dù tửu lượng của bạn tốt đến đâu cũng dễ say hơn bình thường.
Gan là bộ phận có chức năng lọc các chất độc hại của cơ thể và đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Khi gan phải hoạt động nhiều hơn bình thường, về lâu về dài gan sẽ dễ bị suy và mắc bệnh. Ngoài ra, để tạo ra lượng enzyme Hangover nhiều hơn để giải rượu cho cơ thể, bộ phận gan phải hoạt động nhiều hơn bình thường, ảnh hưởng của rượu bia lên gan cũng tăng lên.Rượu bia có thể có một số tác động tiêu cực đến cơ thể của bạn. Rượu sẽ làm gián đoạn nội tiết trong cơ thể, làm thay đổi sự rụng trứng, ảnh hưởng đến thời gian hành kinh cũng như lượng máu kinh nguyệt.
Hơn nữa, uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và sinh sản, cũng như dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm. Ngoài ra, uống rượu cũng khiến các cơn co thắt đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. -
Đấm lưng
Trước những kì kinh nguyệt, nhiều bạn gái trở nên mệt mỏi, cáu gắt vì những cơn đau lưng, đau bụng thường xuyên hoành hoành. Tuy nhiên, đừng vì thế mà đấm lưng nhé, đây không phải là biện pháp hữu hiệu nhất.
Hiện tượng mỏi lưng trong những ngày này là do sung máu ở phần xương chậu, đấm lưng càng làm cho tình trạng sung máu nghiêm trong hơn, khiến phần lưng càng mỏi mệt hơn. Thậm chí, thói quen này có thể làm cho lượng máu chảy ra nhiều hơn, dẫn đến rong kinh vì nội mạc tử cung bị bong tróc khó phục hồi. Nếu như đấm lưng lúc này, bạn sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng cảm giác đau. Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung đang trong quá trình hồi phục sau khi một số lớp nội mạc bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ hành kinh.
-
Không nên làm "chuyện ấy"
Trong kì nguyệt san, lớp nội mạc tử cung bị bong ra, cổ tử cung cũng mở rộng. Nếu “yêu” trong những ngày này bạn sẽ đối mặt nguy cơ bị viêm nhiễm các bệnh tình dục rất cao vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Âm đạo vào mỗi kỳ kinh thường nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương, căng tức và phù nề. Do đó, khi quan hệ tình dục, các tác động từ hoạt động này lên âm đạo sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương và tạo cảm giác đau rát sau quan hệ. Chính điều này làm gia tăng nguy cơ viêm và nhiễm trùng âm đạo. Cũng như âm đạo, tử cung vào thời gian hành kinh sẽ nhạy cảm hơn, mỏng hơn và dễ gặp tổn thương hơn bình thường. Thực tế, rất nhiều trường hợp quan hệ vào ngày đèn đỏ đã gây ra hiện tượng rách tử cung, viêm niêm mạc tử cung hay thậm chí là ung thư tử cung nếu tình trạng này kéo dài.
Phụ nữ trong ngày hành kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt nếu vệ sinh và chăm sóc không tốt, vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh sản nữ giới và gây bệnh nghiêm trọng.
-
Lười thay băng vệ sinh
Ngày nay tận dụng công nghệ hiện đại, băng vệ sinh trở thành công cụ hữu hiệu để thấm hút dịch. Tuy nhiên thói quen lười thay băng vệ sinh sẽ khiến cho vùng kín bị viêm nhiễm vì vi khuẩn. nhất là những hôm trời nắng nóng, bạn gái cố gắng mang theo băng vệ sinh bên người để thay kịp thời nhé, thời tiết nóng ẩm vi khuẩn rất dễ phát sinh. Chưa kể đến việc phát ra mùi hôi khó chịu vì thói quen có hại này đấy.
Khi đến kỳ kinh nguyệt, việc thay băng vệ sinh thường xuyên là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho vùng kín. Khi máu kinh đã từ trong người được tiết ra khỏi cơ thể rất có thể bị nhiễm khuẩn, vì thế nên nếu không thay băng thường xuyên sẽ bị những vi khuẩn đó xâm nhập lại vào cơ thể. Ngay cả khi trong những ngày cuối kỳ lượng máu ra ít hơn, tuy băng vệ sinh có thể không đầy nhưng vẫn phải thay băng.
Thời gian thích hợp cho việc thay băng là cách nhau mỗi 6 giờ 1 lần. Có thể thay băng ít nhất 4-8 giờ hay bất cứ khi nào thấy băng thấm quá nhiều hoặc cảm thấy khó chịu, ẩm ướt. Những phụ nữ có lượng máu thải ra ngoài càng nhiều thì cần phải thường xuyên thay hơn nữa. -
Ăn uống đồ lạnh
Không nên ăn uống đồ lạnh trong những ngày đèn đỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh. các loại đồ ăn lạnh hoặc thực phẩm tươi sống có tính hàn dễ khiến cho cơ thể bị lạnh nên máu kinh ứ đọng và hậu quả chính là các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng. Vì thế, muốn biết tới tháng kiêng làm những gì để cảm thấy khỏe khoắn, khó chịu hơn thì chị em phụ nữ nên tránh ăn nhóm thực phẩm này. Hơn nữa, nước đá lạnh còn khiến cổ tử cung co thắt mạnh nên sẽ đau bụng hơn rất nhiều. Do đó, trong những ngày "đèn đỏ", bạn nên tránh xa các loại nước đá lạnh, thay vào đó là uống nước ấm sẽ an toàn hơn cho cơ thể.
-
Hút thuốc
Thuốc lá cũng gây co mạch. Nicotine ức chế máu lưu thông tới tử cung. Nghiên cứu kiểm soát về thuốc lá năm 2014 trên 9.000 phụ nữ cho thấy, người từng hút thuốc dễ có nguy cơ bị đau kéo dài trong các kỳ kinh nguyệt cao hơn 33% so với những người không hút thuốc, và những người hút thuốc lá hiện nay có nguy cơ bị đau thường xuyên cao hơn 41%. Đây là một lý do nữa để cai thuốc nếu bạn đang hút. Các nhà nghiên cứu thấy rằng hút thuốc làm tăng hoạt động của tuyến thượng thận. Sau đó tuyến này sản xuất ra nhiều hơn hormon nam làm cho mãn kinh đến sớm. Thuốc lá cũng có ảnh hưởng trên chức năng kinh nguyệt, làm chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nghiên cứu của Laurent và cs. (1992) về vô sinh nguyên phát cho thấy so với nữ không hút thuốc, nữ hút trên một bao thuốc/ngày mắc chứng này cao hơn 1,4 lần.
-
Tập thể dục cường độ mạnh
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhưng cần cân nhắc với những bài tập cường độ mạnh. Tập thể dục cường độ mạnh có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây rối loạn kinh nguyệt vì nó ảnh hưởng tới nội tiết tố, dẫn đến kỳ kinh bất thường, khó chịu.
Một số bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng trong ngày kinh nguyệt mà chị em có thể áp dụng:
Đi bộ: Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đây cũng là bài tập an toàn nhất dành cho chị em trong ngày đèn đỏ.
Theo Leada Malek, một nhà trị liệu thể thao tại Mỹ, trong thời kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố estrogen/progesterone trong cơ thể khiến bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng. Đi bộ sẽ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp điều hòa cảm xúc hiệu quả.
Dành 30 phút mỗi ngày đi bộ cũng là cách giảm đầy hơi trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi đi bộ, bạn nên cân nhắc lựa chọn tốc độ di chuyển sao cho phù hợp với thể trạng, không nên đi quá lâu, tập quá sức.Yoga: Các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng như yoga có thể giảm căng thẳng, cải thiện lưu lượng máu và giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, tập yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp duy trì vóc dáng cân đối, tinh thần thư thái.
Quá trình tập yoga sẽ giúp cơ thể đổ mồ hôi, giải phóng hormon endorphin, từ đó giảm cơn đau bụng kinh. Các bài tập yoga chủ yếu cần đến sự dẻo dai của cơ thể, vì thế không đòi hỏi người tập phải vận động mạnh, đây chính là yếu tố quan trọng được nhiều chị em lựa chọn tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt của mình.Tương tự như yoga, các bài tập pilates cũng không đòi hỏi người tập phải dùng nhiều sức lực, vận động mạnh. Một số nghiên cứu đã chứng minh tập pilates giúp chị em giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt PMS (dễ bị kích thích, lo lắng, đau ngực, đau đầu…) và giảm căng thẳng tốt hơn so với bộ môn aerobic.
-
Vệ sinh quá kỹ vùng kín
Cơ thể có cơ chế tự làm sạch tự nhiên của nó. Tuy trong kỳ kinh, cơ thể dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhưng việc vệ sinh quá kỹ, vệ sinh sai cách cũng gây hại. Không nên dùng vòi xịt trực tiếp vào âm đạo, vì như thế bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào cơ thể. Bạn cũng không nên dùng các loại dung dịch, xà phòng có tính tẩy rửa, vì chúng có thể làm thay đổi độ pH của môi trường âm đạo. Việc thụt rửa bên trong, dùng giấy vệ sinh kém chất lượng, thói quen vệ sinh từ hậu môn lên âm đạo cũng là những việc gây “tổn thương” cho “cô bé”. Bạn nên lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín nên tránh các loại chứa nhiều hóa chất vì nó dễ tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm khô rát vùng kín. Tốt nhất nên chọn loại dung dịch có thành phần dưỡng ẩm cao để tạo màng và giữ ẩm cho vùng kín luôn ẩm ướt, tránh được các tác nhân gây hại.
-
Bỏ bữa, lười ăn
Những cơn đau bụng, cơ thể mệt mỏi khiến bạn cảm thấy lười ăn. Việc bỏ bữa khiến axit trong dạ dày tăng lên, gây trướng bụng và đau quặn. Trong kỳ kinh, chị em nên ăn đủ các chất, đặc biệt là những thực phẩm giúp bổ sung máu. Uống đủ 2l nước mỗi ngày cũng là điều quan trọng. Nó giúp cơ thể tỉnh táo, và không bị thiếu nước. Bên cạnh đó, cần phải kiêng những món ăn chua, cay. Bởi chúng sẽ khiến co thắt cơ trơn của dạ dày, khiến ra máu nhiều hơn và gây hiện tượng rong kinh. Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm có lợi cho sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt như: Các loại trái cây nhiều nước như táo, lê, dưa hấu,... giúp hạn chế cảm giác thèm đường của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng và vi chất thiết yếu. Ăn trái cây ngọt giúp cung cấp đủ đường cho cơ thể mà không cần nhiều đường tinh luyện.Rau lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt,... vào thực đơn cho ngày đèn đỏ để tăng cường lượng sắt cho cơ thể. Đồng thời, rau chân vịt còn rất giàu magie, tốt cho sức khỏe. Trà gừng có tác dụng chống viêm nên có thể làm dịu các cơ bị đau nhức trong ngày đèn đỏ. Ngoài ra một số thực phẩm như thịt gà, cá, socola đen rất tốt cho sức khỏe.
-
Tắm nước lạnh
Theo Boldsky, nếu đang trong thời kỳ "đèn đỏ", bạn tuyệt đối cần tránh tắm bằng nước lạnh. Nó sẽ làm trầm trọng thêm những cơn đau phụ nữ thường gặp trong thời kỳ này. Sự kích thích của nước lạnh sẽ gây rối loạn nội tiết tố và đau bụng. Hơn nữa, lúc tắm nước lạnh vi khuẩn có điều kiện để tấn công dẫn đến viêm âm đạo, ảnh hưởng nặng nề đến việc mang thai sau này, bên cạnh đó sức khỏe sinh lý cũng bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định.
Đối với những chị em đang không khỏe, càng không nên tắm nước lạnh. Do hệ miễn dịch của cơ thể lúc này vốn đã thấp, khi bị nước lạnh kích thích, càng dễ bị viêm nhiễm, cảm lạnh, thậm chí còn khiến cho làn da nhợt nhạt hơn. Tốt nhất bạn nên tắm bằng nước ấm và sử dụng túi nước nóng áp vào bụng sẽ giúp giảm đau và chuột rút.
-
Uống thuốc giảm đau
Dùng thuốc để giảm đau hoặc chuột rút có thể gây ảnh hưởng đến các hormone và chảy máu nhiều hơn. Có thể nói loại thuốc này là một con dao hai lưỡi. Tức là nó vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu. Ngoài công dụng giúp chị em đỡ mệt mỏi và đau đớn trong những ngày hành kinh thì thuốc này cũng có một số hạn chế như sau:
- Nếu sử dụng liên tục thuốc đau bụng kinh trong thời kỳ đèn đỏ sẽ gây nên tình trạng phụ thuộc thuốc. Tình trạng này có thể hiểu là bạn không thể thiếu thuốc trong các chu kỳ kinh cũng như không thể chịu đựng được cơn đau bụng nếu như không có thuốc.
- Một số bộ phận trong cơ thể như gan, thận có thể bị ảnh hưởng. Việc sử dụng thuốc sẽ làm suy gan, suy thận và rối loạn chức năng của chúng.
- Kích ứng dạ dày: Thuốc giảm đau có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên trường hợp này xảy ra còn phụ thuộc vào tình trạng sử dụng thuốc và thể trạng sức khoẻ của mỗi người.
Nhất Vi An 2020-03-09 11:33:44
Bài viết được chọn làm video cho kênh youtube của Toplist. Thanks tác giả!