Top 10 Bí mật mà bạn chưa biết về thời kỳ mãn kinh

Trán Dô 1772 0 Báo lỗi

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của một người phụ nữ, xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, buồng trứng ngưng hoạt ... xem thêm...

  1. Thứ đầu tiên bị ảnh hưởng khi bạn đến thời kỳ mãn kinh là giấc ngủ. Do sự thay đổi nội tiết tố và có sự suy giảm nồng độ estrogen và progesterone dẫn đến việc giấc ngủ bị rối loạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng có 3 yếu tố trong thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đầu tiên là do sự rối loạn tâm trạng dẫn đến mất ngủ, thứ hai là nhịp độ của hơi thở và thứ ba là do sự phát triển của xơ cơ. Sự suy giảm estrogen ở thời kỳ mãn kinh góp phần gây ra tình trạng mất ngủ tiền mãn kinh và mất ngủ tuổi mãn kinh. Sự sụt giảm này gây ra các triệu chứng như cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi (các triệu chứng vận mạch) đến lo lắng và tâm trạng chán nản ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.


    Bên cạch đó, đau nhức khớp và các vấn đề về bàng quang như tiểu nhiều vào ban đêm, cũng là những hậu quả phổ biến của sự suy giảm estrogen và có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Sự suy giảm progesterone cũng có thể gây ra mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh vì progesterone có tác dụng gây ngủ bằng cách tác động lên các đường dẫn truyền của não. Melatonin, một loại nội tiết tố quan trọng khác cho giấc ngủ, giảm dần theo tuổi tác. Sự bài tiết melatonin cũng bị ảnh hưởng một phần bởi sự thiếu hụt estrogen và progesterone thường làm nặng thêm tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh, mất ngủ tuổi mãn kinh.

    Phụ nữ thường bị mất ngủ trong thời kỳ mãn kinh
    Phụ nữ thường bị mất ngủ trong thời kỳ mãn kinh
    Thứ đầu tiên bị ảnh hưởng khi bạn đến thời kỳ mãn kinh là giấc ngủ.
    Thứ đầu tiên bị ảnh hưởng khi bạn đến thời kỳ mãn kinh là giấc ngủ.

  2. Trước đây rất khó xác định mức độ ảnh hưởng của sự thiếu hụt estrogen đến chứng mất trí nhớ, đặc biệt là ở những người bị mất trí nhớ ở thể nhẹ. Nguyên nhân là vì phần lớn các nghiên cứu đều dựa vào nhận thức của phụ nữ khi họ đã trải qua những biểu hiện nhỏ của chứng mất trí nhớ. Không những thế, chứng mất trí nhớ cũng xảy ra do tuổi tác. Vì thế, không dễ để xác định chứng mất trí nhớ của bạn là do mãn kinh hay do một nguyên nhân nào khác.


    Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác dụng hormone nội tiết estrogen đối với trí nhớ trong những năm gần đây góp phần chứng minh rằng sự suy giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh gây ra chứng mất trí nhớ. Ví dụ, một khảo sát về lão hóa buồng trứng được thực hiện năm 2004 phát hiện rằng, hormone estrogen biển đổi trong giai đoạn tiền mãn kinh là tiền đề của chứng mất trí nhớ. Nó không phụ thuộc vào sự tác động tự nhiên của lão hóa. Một nghiên cứu khác kéo dài 4 năm cho thấy phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh không thể học tập tốt nhưng sau khi mãn kinh, họ lại đạt được kết quả kiểm tra tương đương với khoảng thời gian trước khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

    Một nghiên cứu khác kéo dài 4 năm cho thấy phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh không thể học tập tốt
    Một nghiên cứu khác kéo dài 4 năm cho thấy phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh không thể học tập tốt
    Mất trí nhớ ngắn hạn và kém tập trung là triệu chứng không thể tránh khỏi trong thời kỳ mãn kinh do sự thay đổi hoóc môn trong thời kỳ này.
    Mất trí nhớ ngắn hạn và kém tập trung là triệu chứng không thể tránh khỏi trong thời kỳ mãn kinh do sự thay đổi hoóc môn trong thời kỳ này.
  3. Tăng cân chính là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường,... Tình trạng tích mỡ ở vòng eo của bạn làm tăng thêm những rủi ro này nhiều hơn. Một điều không may mắn đó là phụ nữ sau khi mãn kinh có khả năng có một vòng eo lớn hơn. Điều gì đã xảy ra ở giai đoạn mãn kinh khiến cho việc tăng cân dễ dàng xảy ra như vậy? Đây có thể là sự pha trộn của các yếu tố liên quan đến mãn kinh và lão hóa. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ hormone progesterone giảm chậm và đều đặn, trong khi đó nồng độ hormone estrogen dao động rất lớn từ ngày này sang ngày khác và thậm chí có thể xảy ra trong một ngày.

    Ở giai đoạn đầu của thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng thường sản xuất một lượng estrogen cực kỳ cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do tín hiệu phản hồi giữa buồng trứng, vùng dưới đồi và tuyến yên bị suy yếu. Sau đó, trong giai đoạn tiền mãn kinh, khi chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường hơn, buồng trứng sản xuất rất ít estrogen. Một số nghiên cứu cho thấy mức estrogen cao có thể thúc đẩy tăng mỡ. Điều này thấy khi nồng độ estrogen cao có liên quan đến tăng cân và tích mỡ cơ thể cao hơn trong những năm sinh sản. Từ tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh, phụ nữ có xu hướng tích mỡ ở hông và đùi, dưới dạng mỡ dưới da. Mặc dù có thể khó giảm, nhưng loại mỡ này không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

    Tăng cần là triệu chứng xảy ra trong thời kỳ mãn kinh
    Tăng cần là triệu chứng xảy ra trong thời kỳ mãn kinh
    Tăng cân là triệu chứng bình thường ở thời kỳ mãn kinh.
    Tăng cân là triệu chứng bình thường ở thời kỳ mãn kinh.
  4. Các hoóc môn estrogen có chức năng giúp duy trì sự khỏe mạnh của xương. Loãng xương thường xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Qua các nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ trên 50 tuổi là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất về bệnh viêm khớp và loãng xương. Do ở thời kỳ mãn kinh, buồng trứng của người phụ nữ ngừng sản xuất các hoóc môn estrogen vì thế khối lượng xương trong cơ thể giảm dần. Điều này dẫn đến việc mật độ xương giảm nhanh chóng gây viêm khớp và loãng xương. Đặc điểm loãng xương sau mãn kinh thường không được biểu hiện rõ cho đến khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Người bệnh mắc loãng xương có thể không phát hiện ra bệnh cho đến khi xương trở nên yếu và dễ gãy ngay cả khi gặp các chấn thương nhỏ như trẹo chân, té ngã, va đập. Các triệu chứng bao gồm:

    Tình trạng giảm mật độ xương do loãng xương có thể dẫn tới xẹp cột sống (gãy lún) với các biểu hiện như gù lưng, dáng đi khom, giảm chiều cao, các cơn đau lưng cấp. Đau nhức các đầu xương đặc biệt là đau dọc các xương dài, thậm chí là cảm giác đau nhức như kim chích toàn thân. Đau nhức nhiều ở các vùng xương thường xuyên chịu gánh nặng của cơ thể như xương hông, xương chậu, xương cột sống thắt lưng... các cơn đau có xu hướng lặp lại nhiều lần. Đau tăng lên khi vận động, đứng ngồi lâu, đi lại và sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi. Các cơn đau ở cột sống thắt lưng hoặc hai bên liên sườn và ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa và thần kinh đùi. Vì vậy, người bệnh loãng xương rất khó thực hiện các tư thế xoay hẳn người, cúi gập người.

    Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao bị loãng xương
    Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao bị loãng xương
    Loãng xương thời kỳ mãn kinh
    Loãng xương thời kỳ mãn kinh
  5. Tiền mãn kinh là khoảng thời gian mà cơ thể bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc của tuổi sinh sản ở nữ giới. Tiền mãn kinh cũng được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, lúc này cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản. Thời kỳ này thường xảy ra ở độ tuổi 45 - 50, và có thể kéo dài 2 - 5 năm tùy từng người. Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của một người phụ nữ, xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, buồng trứng ngưng hoạt động và ngừng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ. Thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ có những thay đổi như nhiệt độ cơ thể tăng nhanh.


    Sự gia tăng nhiệt độ đột ngột là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh. Nhiệt độ cơ thể tăng lên có thể dẫn đến chóng mặt, lo lắng, hồi hộp và rối loạn giấc ngủ. Những lần nhiệt độ cơ thể tăng lên có thể kéo dài, đi vào giai đoạn trước khi bắt đầu và trong suốt thời kỳ mãn kinh. Đột nhiên cơ thể nóng bừng và đổ mồ hôi, đây là dấu hiệu tiền mãn kinh phổ biến nhất, nó có thể đa dạng về khoảng thời gian chịu đựng cơn nóng hoặc cường độ tăng dần suốt ngày kể cả ban đêm, kèm chứng ngủ ngáy và khó ngủ. Hiện tượng nóng bừng này có thể kéo dài từ 2 - 5 năm. Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra nhanh chóng và làm nhiệt độ da tăng lên. Hiện tượng này có thể gây cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên vai, cổ và lên đầu. Mồ hôi thoát ra nhiều rồi khô đi sẽ làm da mất nhiều nhiệt lượng, dẫn đến cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút.

    Nhiệt độ cơ thể tăng lên gây nhiều ảnh hưởng xấu
    Nhiệt độ cơ thể tăng lên gây nhiều ảnh hưởng xấu
    Sự gia tăng nhiệt độ đột ngột là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh.
    Sự gia tăng nhiệt độ đột ngột là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh.
  6. Tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và khi mang thai, sự thay đổi hormone cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Estrogen và progesterone tác động đến serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh khác có liên quan đến tâm trạng. Những thay đổi lớn về nội tiết tố có thể khiến cảm xúc của phụ nữ mãn kinh trở nên tồi tệ hơn. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 20% phụ nữ cảm thấy chán nản trong thời kỳ mãn kinh. Giai đoạn này, bạn có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn nếu đã từng mắc phải chứng bệnh này trước đây.


    Mặc dù điều này có vẻ gây ngạc nhiên, cảm thấy muốn hạn chế tiếp xúc với người khác là một trong những triệu chứng chính sẽ xảy ra trong thời kỳ mãn kinh. Nếu phụ nữ đang có tính hướng ngoại, thích giao tiếp, họ có thể đột nhiên cảm thấy muốn dành thời gian một mình. Mãn kinh được coi là một khoảng thời gian nội tâm, có nghĩa là phụ nữ sẽ muốn dành nhiều thời gian ở một mình hơn để trải qua những thay đổi về cảm xúc.

    Phụ nữ thường muốn ở 1 mình trong khoảng thời gian này
    Phụ nữ thường muốn ở 1 mình trong khoảng thời gian này
    Mãn kinh được coi là một khoảng thời gian nội tâm, có nghĩa là phụ nữ sẽ muốn dành nhiều thời gian ở một mình hơn để trải qua những thay đổi về cảm xúc.
    Mãn kinh được coi là một khoảng thời gian nội tâm, có nghĩa là phụ nữ sẽ muốn dành nhiều thời gian ở một mình hơn để trải qua những thay đổi về cảm xúc.
  7. Rụng tóc là một triệu chứng gây nhiều rắc rối cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Rụng tóc do mãn kinh xảy ra do sự mất cân bằng hormon do nồng độ estrogen và progesteron thấp hơn bình thường. Trong trường hợp mức hormon này giảm, tóc trở nên mỏng hơn và cũng tăng trưởng chậm hơn. Mặt khác, việc sản xuất hormon nam được gọi là androgen tăng lên do hormon nữ estrogen và progesteron giảm. Androgen cũng đóng một vai trò trong việc rụng tóc trong thời kỳ mãn kinh do có tác dụng làm co lại các nang lông, góp phần làm tóc rụng nhiều hơn.


    Mặc dù trong thời kỳ mãn kinh, rụng tóc có liên quan đến sự mất cân bằng hormon, nhưng có rất nhiều yếu tố khác góp phần vào sự rụng tóc này, bao gồm thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, sự hiện diện của các bệnh khác như bệnh tuyến giáp và thậm chí là sự căng thẳng liên tục đóng một vai trò quan trọng gây ra rụng tóc trong thời kỳ mãn kinh. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần tránh sự căng thẳng (stress), duy trì hoạt động thể chất, chú ý chế độ ăn uống, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc...

    Rụng tóc là một triệu chứng gây nhiều rắc rối cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh
    Rụng tóc là một triệu chứng gây nhiều rắc rối cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh
    Rụng tóc là một triệu chứng gây nhiều rắc rối cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
    Rụng tóc là một triệu chứng gây nhiều rắc rối cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
  8. Top 8

    Da khô

    Hầu hết phụ nữ đều bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 40 - 58. Đây là thời điểm mà buồng trứng của người phụ nữ ngừng giải phóng trứng, kết thúc kỳ kinh nguyệt và việc sản xuất hormone estrogen cũng có xu hướng suy giảm. Estrogen là một loại nội tiết tố có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể nữ giới. Nó đánh dấu và kích thích sự trưởng thành của cơ thể bạn gái ở độ tuổi dậy thì, đồng thời giữ cho xương khớp luôn chắc khỏe. Ngoài ra, estrogen cũng là yếu tố thúc đẩy sự hình thành của collagen và các loại dầu trên da. Khi thời kỳ mãn kinh đến gần, mức độ sản xuất nội tiết tố estrogen cũng giảm đi đáng kể, khiến cho nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng da khô và ngứa.


    Việc giảm sản xuất estrogen và mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể không những làm chậm quá trình sản xuất dầu trên da mà còn làm giảm khả năng giữ độ ẩm của cơ thể. Những khu vực đầu tiên mà tình trạng khô da xuất hiện thường là vùng chữ T hoặc khuỷu tay. Tuy nhiên, tình trạng da khô ráp hoặc bong tróc có thể xuất hiện toàn thân, ở bất cứ đâu trên cơ thể, từ khuôn mặt, lưng, ngực cho đến khuỷu tay, chân, bộ phận sinh dục và thậm chí cả móng tay. Những thay đổi trên da này có thể bắt đầu ngay từ giai đoạn tiền mãn kinh và có nguy cơ tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng khô da thời kỳ mãn kinh sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục phù hợp và cải thiện đáng kể được những triệu chứng khó chịu.

    Làn da trở nên rất khô và bị bong tróc
    Làn da trở nên rất khô và bị bong tróc
    Da khô
    Da khô
  9. Estrogen không chỉ kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của bạn mà còn duy trì mức độ thích hợp của hàm lượng HDL và LDL trong cơ thể. Khi nồng độ estrogen trong cơ thể giảm trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ LDL trong cơ thể bắt đầu tăng trong khi HDL vẫn giữ mức như ban đầu. Điều này dẫn đến sự gia tăng cholesterol xấu trong cơ thể dẫn đến rất nhiều bệnh liên quan đến tim và béo phì. Nội tiết tố nữ có xu hướng làm tăng tỷ lệ HDL-cholesterol, là cholesterol có lợi (so với cholesterol có hại là LDL-cholesterol), giúp bảo vệ tim mạch.

    Nhưng ngay khi sự sản sinh nội tiết tố nữ giảm xuống khi mãn kinh, sự điều hòa lipit máu bị xáo trộn, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cũng có những yếu tố khác góp phần gây ra hiện tượng này như tuổi tác và sự phân bố lượng mỡ trong cơ thể: lượng mỡ ở phần dưới cơ thể có xu hướng tập trung nhiều nhất là ở bụng. Hãy nhớ rằng tỷ lệ cholesterol tăng dần ở phụ nữ cho đến tuổi 65 rồi lại giảm dần, tỷ lệ này cao nhất ở độ tuổi từ 48 - 56. Thông thường, tỷ lệ cholesterol có thể kiểm soát được nhờ vào tập luyện thể chất hằng ngày, cùng với một chế độ ăn uống cân bằng.

    Cholesterol có hại gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể
    Cholesterol có hại gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể
    Tăng cholesterol có hại
    Tăng cholesterol có hại
  10. Mãn kinh gây nhiều thay đổi khó chịu cho âm đạo. Thực tế, âm đạo được lót bằng một loại mô da đặc biệt gồm 3 lớp, lớp trên cùng rất nhạy với estrogen. Ở thời kỳ sinh sản, nồng độ estrogen bình thường, giúp niêm mạc âm đạo dày, được bôi trơn đầy đủ. Khi bước sang giai đoạn mãn kinh, âm đạo dần teo, khiến thành âm đạo trở nên mỏng và khô, mất tính đàn hồi và khả năng bôi trơn, gây ngứa hoặc đau rát khi sinh hoạt vợ chồng. Khi bị khô hạn, bản thân người phụ nữ luôn cảm thấy khó chịu, đau rát khi gần gũi bạn đời. Tình trạng này lâu dần dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục, thậm chí yếu sinh lý, không muốn sinh hoạt vợ chồng. Điều này dễ ảnh hưởng xấu tới quan hệ tình cảm vợ chồng.

    Bên cạnh đó, bản thân người phụ nữ cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đó là bị tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm vùng kín... dẫn tới tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu són... Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và cuộc sống hằng ngày của chị em. Sự suy giảm estrogen và testosterone sau mãn kinh có thể dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục của người phụ nữ. Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, phụ nữ thường không dễ bị kích thích hay nhạy cảm với các hành động tình dục. Ngoài ra, nồng độ estrogen thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến việc cung cấp máu cho âm đạo, gây ra tình trạng khô âm đạo.

    Thời kỳ mãn kinh khiến âm đạo mỏng, khô, dễ nhiễm trùng đường tiết niệu
    Thời kỳ mãn kinh khiến âm đạo mỏng, khô, dễ nhiễm trùng đường tiết niệu
    Sự suy giảm estrogen và testosterone sau mãn kinh có thể dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục của người phụ nữ.
    Sự suy giảm estrogen và testosterone sau mãn kinh có thể dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục của người phụ nữ.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy