Top 10 Bí quyết giúp bạn chọn mua smartphone tốt nhất

Nhuận Hạnh 115 0 Báo lỗi

Ngày nay, smartphone dường như đã trở thành thiết bị điện tử thông dụng của giới trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn cho mình những chiếc điện ... xem thêm...

  1. Top 1

    Xác định khả năng tài chính

    Đây là bước quan trọng nhất khi bạn quyết định mua một món đồ nào đó. Số tiền bạn có thể chi trả giúp bạn xác định được phân khúc, tầm giá mà bạn hướng tới. Điều này sẽ làm bạn đỡ bối rối hơn khi đứng trước quá nhiều hãng smartphone với giá cả đa dạng.


    Có một sai lầm mà người mua smartphone hay mắc phải đó là quan niệm “càng đắt tiền càng tốt”. Sự thật không phải như thế, muốn đánh giá chất lượng sản phẩm, bạn phải dựa vào nhiều tiêu chí khác như độ bền, tiện ích, uy tín...

    Xác định khả năng tài chính
    Xác định khả năng tài chính

  2. Top 2

    Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi mua

    Làm điều này trước khi quyết định “sống chung” với một em smartphone, bạn sẽ có những kiến thức cơ bản để đánh giá chất lượng sản phẩm. Chuyên gia ở đây có thể là những người đã từng dùng qua sản phẩm và có kinh nghiệm. Rất đơn giản, bạn chỉ cần lên mạng tìm kiếm những bài review để tham khảo thêm ý kiến.


    Tuy nhiên, hãy cảnh giác trước những chiêu trò đội lốt PR bằng bài review của một số hãng điện thoại di động. Đừng quá tin tưởng vào một bài review duy nhất, hãy đọc nhiều và tự tổng kết kinh nghiệm cho bản thân.

    Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi mua
    Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi mua
  3. Top 3

    Chọn hệ điều hành phù hợp

    IOS, Window Phone, Androi hay Symbian... đây đều là những hệ điều hành khá thông dụng ở Việt Nam và trên thế giới. Smartphone là chiếc điện thoại thông minh với nhiều tiện ích được lập trình sẵn, do đó việc lựa chọn hệ điều hành thích hợp là điều vô cùng cần thiết. Nếu là người có số tiền rủng rỉnh và ưa thích trải nghiệm những nhãn hàng tên tuổi từ Apple, IOS là hệ điều hành mượt mà, chất lượng dành cho bạn.


    Nhưng nếu không đủ khả năng tài chính, bạn có thể nhắm vào nhiều hãng khác như Windows Phone hay Android. Giao diện đẹp, khả năng tùy biến mạnh mẽ, cấu hình trải rộng và tầm giá đa dạng đang là những ưu điểm khiến hai hệ điều hành này thống soái nhiều thị trường. Như vậy, tùy vào khả năng tài chính, nhu cầu, sở thích, người dùng sẽ lựa chọn những hệ điều hành phù hợp.

    Chọn hệ điều hành phù hợp
    Chọn hệ điều hành phù hợp
  4. Top 4

    Đừng mơ tưởng quá nhiều vào những lời quảng cáo

    Thật là ngốc nghếch nếu bạn răm rắp nghe theo những lời chào mời của nhân viên bán hàng. Bởi vì bất kì ai trong số họ cũng muốn bán thật nhiều sản phẩm để chạy đua doanh số, do đó những lời quảng cáo có cánh là điều không tránh khỏi.


    Cách tránh khỏi “mê cung ma thuật” này chính là yêu cầu người tư vấn cung cấp những thông số, chi tiết kĩ thuật để bản thân tự tham khảo. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu kĩ về sản phẩm trước khi mua để tránh những trường hợp mua nhầm những em smartphone không ưng ý.

    Đừng mơ tưởng quá nhiều vào những lời quảng cáo
    Đừng mơ tưởng quá nhiều vào những lời quảng cáo
  5. Top 5

    Chớ nên chạy đua cấu hình

    Một số bạn trẻ rành công nghệ thường có thói quen chạy đua cấu hình khi sắm smartphone, thực tế điều này không cần thiết. Dĩ nhiên, máy có cấu hình càng mạnh thì việc duyệt web cũng như chạy một số ứng dụng sẽ mượt mà và hiệu quả hơn. Tuy vậy đừng bỏ qua một số loại máy có cấu hình tầm trung, giá cả rẻ hơn nhưng tốc độ vẫn rất ổn.


    Hơn nữa, việc tập trung vào cuộc chạy đua cấu hình sẽ khiến cho bạn có cảm giác mau lỗi thời, tốn kém nhiều tiền bạn để đầu tư cái mới.

    Chớ nên chạy đua cấu hình
    Chớ nên chạy đua cấu hình
  6. Top 6

    Độ phân giải và chất lượng màn hình

    Khi bạn mở điện thoại lên thì điều đầu tiên giao tiếp với bạn chính là màn hình hiển thị. Nên các hãng rất quan tâm đến khoảng này. Có hai yếu tố quyết định chất lượng hiển thị của màn hình đó là độ phân giải và công nghệ màn hình.


    Độ phân giải là tập hợp những pixel bên trong màn hình. Khi bạn đưa mắt gần TV hay máy tính thì bạn sẽ thấy những ô vuông rất nhỏ, đó gọi là pixel (điểm ảnh). Màn hình càng nhiều pixel thì khả năng hiển thị càng rõ.


    Apple đã áp dụng việc tăng pixel của màn hình đến mức người dùng không thể thấy chúng cho màn hình Retina, giúp văn bản hoặc hình ảnh trở nên sinh động hơn. Khi mua điện thoại, hãy chắc rằng điện thoại bạn đạt độ phân giải 1.280 x 720 pixel hoặc cao hơn.


    Bạn cũng không cần quá bận tâm về công nghệ màn hình đâu. Vì hiện tại các hãng đều làm tốt ở mảng này. Và chỉ có sự khác biệt rõ ràng nhất là màn hình LCD và AMOLED.


    Nếu ở hai biến thể của LCD là IPS và S-LCD cho màu sắc chính xác và góc xem tuyệt vời, thì ở màn hình AMOLED là sự thể hiện màu sắc nịnh mắt, rực rỡ, hiển thị màu đen sâu nhưng lại đôi khi không cho màu sắc chuẩn xác.

    Độ phân giải và chất lượng màn hình
    Độ phân giải và chất lượng màn hình
  7. Top 7

    Camera

    Bạn có thể tìm kiếm các bài đăng trên internet về đánh giá camera của chiếc điện thoại. Xem những hình ảnh được chụp bởi máy này cũng như là khả năng quay video của nó. Cần lưu ý là các reviewer thường giảm chất lượng hình ảnh để giúp thuận tiện cho việc đăng tải.


    Về phần hình ảnh các bạn nên xem kỹ hình có bị cháy sáng, sai màu, out nét không? Hình ảnh cho ra trong điều kiện thiếu sáng và đủ sáng như thế nào? Về khả năng quay video của máy bạn có thể tìm trên YouTube bằng cách nhập tên máy kèm theo cụm từ “camera test”.

    Camera
    Camera
  8. Top 8

    Thời lượng pin

    Cứ tưởng tượng bạn có một chiếc xe nhanh nhất thế giới, nhưng nó lại hết xăng. Đồng nghĩa với việc bạn chả thể đi đâu cả. Điện thoại cũng vậy, khi hết pin thì không khác gì bạn đang cầm mô hình của chúng.


    Vì vậy, hãy chọn điện thoại có thời lượng pin tối thiểu 2.000 mAh và có thể đàm thoại 15 tiếng, chỉ bao nhiêu thôi cũng giúp bạn sử dụng thoải mái trong một ngày rồi.

    Thời lượng pin
    Thời lượng pin
  9. Top 9

    Dung lượng bộ nhớ

    Hiện tại có lẽ chuẩn cho tất cả dung lượng bộ nhớ cho tất cả các điện thoại là 16 GB, vì chúng ta khó có thể làm gì với một chiếc điện thoại có dung lượng chỉ 8 GB.


    Vì với các hệ điều hành thời điểm hiện tại đã chiếm mất 5 GB bộ nhớ trong thì chúng ta còn 3 GB để lưu trữ và cài ứng dụng. Vì thế khi mua điện thoại hãy chọn một chiếc có bộ nhớ ít nhất 16 GB.

    Dung lượng bộ nhớ
    Dung lượng bộ nhớ
  10. Top 10

    Thiết kế

    Từ mặt lưng có thể tháo rời để có thể thay thế pin, các hãng đã dần chuyển sang thiết kế kim loại nguyên khối giống Apple và biến nó thành chuẩn mực thời điểm hiện tại. Hay mới nhất là thiết kế có thể tháo và lắp ghép mô-đun của LG G5. Nhưng thiết kế có vẻ không quá quan trọng với nhiều người vì họ suốt ngày làm rơi nó và làm nó bị va đập.


    Vậy lời khuyên chính là nếu bạn là người kỹ tính bạn có thể chọn những chiếc điện thoại với vẻ ngoài sang trọng, thiết kế nhôm nguyên khối, iPhone là một ví dụ. Còn nếu bạn là người không quá cẩn thận, thì điện thoại có độ bền cao là một lựa chọn tốt đấy.

    Thiết kế
    Thiết kế




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy