Top 12 Đặc sản ngon nổi tiếng nhất quê lúa Thái Bình
"Thái Bình ơi Thái Bình - Ai đặt tên cho đất, Thái Bình từ bao giờ - Mà trong nắng trong mưa - Lúa vẫn lên xanh tốt - Mà trong bom trong đạn - Đất vẫn cứ sinh ... xem thêm...sôi..." Không có núi non hùng vĩ cũng không có những hang động huyền bí như những nơi khác trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp, Thái Bình - miền quê lúa - hiền hòa như đúng tên gọi vậy. Mảnh đất của những con người bình dị và gần gũi cùng với những đặc sản thấm đượm tình quê thật khó lòng bỏ lỡ.
-
Bánh cáy làng Nguyễn
Nhắc đến Thái Bình ai cũng nhớ đến những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, hương thơm của vựa lúa chín vàng mỗi đợt mùa gặt, và nhớ cả hương vị của Bánh cáy làng Nguyễn. Bánh cáy nổi tiếng từ xưa đến nay bởi khi xưa dâng lên vua được vua khen ngợi, miếng bánh dẻo thơm làm từ bàn tay khéo léo của người thợ làng Nguyễn xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã đi vào tiềm thức của mỗi người con Thái Bình đi theo bước chân họ đến mọi miền tổ quốc.
Nguyên liệu làm bánh rất phong phú nhưng nhất định phải có gạo nếp, gấc, quả dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt và mỡ lợn... Nhờ sự kết hợp hài hòa của những hương vị ấy cùng bàn tay khéo léo của người thợ mà chúng ta có được miếng bánh cáy dẻo bởi gạo nếp, độ ấm của gừng, vị ngọt của đường mía hay mạch nha thoáng qua vị của nếp cái hoa vàng và một chút ngậy của mỡ lợn khẩu muối đường giòn trong,...
Bánh cáy làng Nguyễn là món quà có thể lâu thật lâu nhưng vẫn luôn chứa đựng hương vị riêng của thành phố trẻ. Vào những chiều ngày đông se lạnh ngồi nhâm nhi chén trà với miếng bánh cáy của quê hương bên gia đình thì hạnh phúc biết bao.
-
Kẹo lạc làng Nguyễn
Ngoài bánh Cáy thì người ta còn biết đến thứ đặc sản Đông Hưng, Thái Bình nổi tiếng là kẹo lạc. Ngày xưa truyền thống mời bạn tâm giao bằng chén chè xanh, miếng kẹo lạc mở đầu câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Kẹo Lạc trở thành loại kẹo đặc sản Thái Bình có mặt trong mọi đám cưới, ngày tết, hội làng của người dân địa phương.
Mỗi vụ lạc mới người ta lại chọn những mớ lạc ngon nhất, loại bỏ hạt mốc, teo, lép để làm kẹo lạc. Lạc được chọn lọc, rang đều, bỏ vỏ sao cho lạc sảy vỏ đều có màu vàng cánh gián. Làm kẹo lạc nhất định phải có mạch nha. Mạch nha được làm từ mầm mạch, mầm gạo được chế biến thành thứ đường màu vàng nâu, dẻo quánh. Người ta cho lạc rang sẵn vào đảo đều cùng mạch nha và đổ xuống bàn cán có một lớp vừng rang trảy vỏ rải sẵn. Sau đó, kẹo được cắt thành từng thanh dài nhỏ chừng một ngón tay sao cho vừa ăn.
Kẹo lạc giòn tan, ngọt vị đường mạch nha, bùi của lạc rang. Ăn kẹo lạc uống cốc trà xanh hay trà đá trở thành thói quen của nhiều người. Cho dù ngày nay bạn có thể mua kẹo lạc ở bất cứ nơi đâu nhưng kẹo lạc làng Nguyễn vẫn là đặc sản Thái Bình ghi dấu ấn trong lòng du khách thập phương.
-
Ổi bo
Ổi thì dường như ở miền quê nào cũng có, nhưng ổi Bo Thái Bình khi được nghe đến người ta sẽ nhớ ngay đến hương vị thơm ngọt man mát, cùi dày, ít hạt, thơm dòn, là những gì tinh túy nhất đất trời ưu ái riêng cho miền đất trẻ.
Đã từ lâu, ổi Bo không chỉ gần gũi với người dân Thái Bình mà còn trở nên quen thuộc với bạn bè gần xa. Khi có dịp đi qua cầu Bo - Thái Bình chỉ nhìn những gian hàng bày bán ổi Bo thôi chúng ta đã cảm nhận được mùi thơm đậm đà và vị ngọt man mát qua màu sắc và dáng quả. Ổi Bo Thái Bình không to chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng chắc nịch, nặng và rất đầm tay. khi bổ đôi thì cùi dày, hạt ít và mềm dễ dàng ăn cả hạt. Để có được những quả ổi thơm ngon như vậy phải kể đến kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của những người dân làng Bo Thái Bình. Ổi Bo phải được trồng trên đất nguyên thổ làng Bo. Giống ổi Bo tốt thì phải được chọn lấy hạt từ cây mới bói, quả ở cành ngồng, lúc thời tiết có mưa nhiều. Kỳ công hơn là lấy bùn dưới ao đem phơi khô rồi đánh tơi trộn với phân bắc bón cho cây. Có như thế, trái ổi Bo Thái Bình mới tạo ra được những hương vị đặc trưng riêng mà chỉ ở Thái Bình mới có được.
Bây giờ để kiếm được ổi Bo chính gốc Thái Bình thật khó vì thu nhập không cao và diện tích trồng đang ngày càng bị thu hẹp cũng bởi vậy mà ổi Bo đã trở thành loại cây quý và mang cốt cách riêng của Thái Bình.
-
Canh cá Quỳnh Côi
Đối với người Thái Bình nói chung và người huyện Quỳnh Phụ nói riêng, canh cá Quỳnh Côi thật quá quen thuộc, không chỉ vậy nó còn trở thành một thương hiệu nổi tiếng cả nước. Canh cá Quỳnh Côi - một món ăn đậm đà hương vị đồng quê, là người con Thái Bình dù có đi muôn phương vẫn luôn nhớ về hương vị ấy
Canh cá làm từ những nguyên liệu rất đơn giản là sản vật mang đặc trưng vùng quê lúa để từ đó có được bát canh chứa đựng vị ngọt của cá, cái mát của rau tươi, của bánh đa làm từ gạo. Vị ngon của những miếng cá rán cùng vị bùi của rau thì là và vị thơm của gừng tươi tạo nên hương vị độc đáo và riêng biệt. Cái riêng biệt ở chỗ những sợi bánh đa của Thái Bình chẳng có nơi nào sánh được, cũng cá, cũng rau, cũng chừng ấy gia vị nhưng không có bánh đa Quỳnh Côi - Thái Bình thì món canh ấy chẳng còn là đặc sản nữa.
Những ngày đông lạnh giá, được nếm cái hương vị quê hương ấy thật làm ta ấm lòng khiến không ai có thể từ chối mà đi đến những quán canh cá gọi cho mình một bát canh cá nghe những mẫu chuyện góp nhặt từ cuộc sống của những con người Thái Bình bình dị xa rời sự ồn ào của thành thị thật hạnh phúc biết bao.
-
Gạo
Thái Bình, vùng đất phì nhiêu và màu mỡ, được mệnh danh là "thủ phủ lúa gạo" của cả nước. Với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, Thái Bình sản xuất ra những loại gạo ngon nhất, được ưa chuộng trên khắp cả nước. Gạo Thái Bình có những đặc điểm nổi bật như: hạt gạo to, mẩy, có màu trắng ngần và bóng. Khi nấu, gạo trở nên dẻo, thơm ngon, mang lại hương vị vô cùng hấp dẫn. Điều đặc biệt là gạo Thái Bình còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các vùng khác, nhờ vào giá trị dinh dưỡng có trong đất đai màu mỡ của vùng.
Ở Thái Bình bạn có thể chọn lựa nhiều loại gạo khác nhau như nếp cái hoa vàng để đồ xôi hay gạo ăn hằng ngày như tám thơm Tiền Hải, gạo hương thơm, BC…Một trong những lý do lựa chọn gạo làm đặc sản Thái Bình làm quà vì đây là một nông trường gạo sạch trên cả nước. Gạo sạch từ khâu lựa chọn hạt giống, gieo trồng, chăm bón, cho đến xay sát cho ra được thành phẩm.
Rất nhiều du khách, người dân ở Thái Bình lựa chọn gạo là món quà biếu ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân đồng nghiệp vì tính tiện ích và thực tế của nó. Có dịp đến Thái Bình đừng quên mua thử vài kí gạo Thái Bình về ăn, biết đâu bạn lại tìm được loại gạo ngon ưng ý cho mình thì sao.
-
Giò chả Tiền Hải
Giò chả là một món ăn quen thuộc và phổ biến trong ẩm thực của người dân Thái Bình, thường xuất hiện trên các mâm cỗ Tết cũng như trong bữa ăn hàng ngày. Món ăn này được người bản địa ưa chuộng vì không chỉ có chất lượng tốt mà còn có uy tín cao và giá cả phải chăng.
Đặc biệt, giò chả Tiền Hải là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất này.
Giò chả Tiền Hải được làm 100% từ thịt heo sạch, trải qua nhiều công đoạn chế biến cẩn thận và tỉ mỉ. Thịt heo được chọn lọc kỹ càng, sau đó xay nhuyễn và trộn đều với các gia vị truyền thống. Quá trình xay thịt phải đảm bảo độ mịn màng, không bị lợn cợn. Nhờ bàn tay khéo léo của những người thợ lâu năm mà giò chả đạt được độ dai mềm vừa phải, có vị ngọt tự nhiên của thịt và được nêm nếm vừa vị, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên.
Công đoạn gói giò cũng rất quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Lá chuối dùng để gói giò phải được chọn lựa cẩn thận, rửa sạch và lau khô. Sau khi gói xong, giò được buộc chặt và đem luộc chín. Thời gian luộc giò phải được canh chỉnh chính xác để giò chín đều mà không bị nứt vỡ, đồng thời giữ được độ dai ngon.
Mặc dù ngày nay sản xuất giò chả đã có sự can thiệp của máy móc hiện đại, nhưng người dân Thái Bình vẫn luôn chú trọng gìn giữ chất lượng và an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất. Các cơ sở sản xuất giò chả uy tín tại Thái Bình đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn đạt chất lượng tốt nhất.
Không chỉ là món ăn truyền thống trong các dịp lễ Tết, giò chả còn là món quà ý nghĩa và đặc sắc dành cho du khách khi đến Thái Bình. Hương vị đặc trưng của giò chả Tiền Hải đã chinh phục được không chỉ người dân địa phương mà còn cả những người yêu ẩm thực khắp nơi. Giò chả Thái Bình, với sự kết hợp hoàn hảo giữa nguyên liệu sạch, kỹ thuật chế biến tinh tế và tình yêu nghề của những người thợ, đã và đang góp phần tôn vinh ẩm thực truyền thống Việt Nam.
-
Bún bung hoa chuối
Món bún bung hoa chuối là một trong những đặc sản nổi tiếng và được yêu thích nhất của Thái Bình. Đây là món ăn không chỉ hấp dẫn về hương vị mà còn thu hút thực khách bằng cách trình bày tinh tế và độc đáo.
Về hương vị, bún bung mang đến một sự kết hợp độc đáo. Nước dùng ngọt thơm, hơi chát từ hoa chuối, béo ngậy của thịt, cùng với hương thơm của lá xương sông tạo nên một hài hòa tuyệt vời. Mỗi thành phần đều đóng góp một phần riêng biệt, nhưng khi được kết hợp lại, chúng tạo nên một tổng thể hài hòa, độc đáo mà khó có thể tìm thấy ở bất kỳ món ăn nào khác.
Điểm độc đáo tiếp theo của bún bung chính là cách trình bày. Người nấu luôn thể hiện sự tỉ mỉ, tinh tế trong cách bày biện. Từ cách cắt hoa chuối, sắp xếp nguyên liệu, tô bún... mọi thứ đều được thực hiện với tay nghề cao, tạo nên một món ăn vừa hấp dẫn về hương vị, vừa đẹp mắt, rất thu hút thực khách.Nguyên liệu chính của bún bung Thái Bình là những thứ thật quá đỗi quen thuộc gồm bún, chân giò, xương sườn (hoặc xương ống), lá xương sông, thịt lợn và hoa chuối. Chẳng phải những nguyên liệu xa hoa mà chỉ bởi những thứ gần gũi thân quen của vùng quê đã làm nên bát bún bung hoa chuối nức tiếng.
Đến với Thái Bình bạn hãy một lần thưởng thức bát bún thơm ngon ấy trong các chợ quê để cảm nhận vị ngon của bát bún, sự khéo tay của người nấu và cái hiền hòa, bình dị của đất và con người Thái Bình.
-
Nộm sứa Thái Bình - Thái Thụy
Đối với người dân địa phương, Nộm sứa Thái Bình là một món ăn đặc sản không còn quá xa lạ. Món ăn này có nguồn gốc từ huyện Tiền Hải và Thái Thụy, những vùng ven biển của Thái Bình, và đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực địa phương.
Để tạo ra một món nộm sứa thật ngon, người đầu bếp phải trải qua nhiều công đoạn chế biến cầu kỳ. Đầu tiên, sứa sau khi được đánh bắt từ biển sẽ được rửa sạch và ngâm trong dung dịch muối phèn khoảng 1 ngày, thường xuyên thay nước để sứa không bị tanh và giữ được độ tươi ngon.
Tiếp theo, các nguyên liệu khác như cà rốt, xoài, lạc, gà khô, sả và lá chanh sẽ được thái sợi để trộn cùng với sứa. Khi tất cả các thành phần được kết hợp đều, gia vị sẽ được điều chỉnh để tạo ra vị cân bằng, mang đến cho thực khách một trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị.
Khi thưởng thức món nộm sứa Thái Thụy, thực khách sẽ cảm nhận được sự tươi mát, giòn dai của thịt sứa, hòa quyện với mùi thơm đặc trưng từ các nguyên liệu khác. Đây thực sự là một món ăn đặc sản của Thái Bình, mang đậm hương vị dân giã miền quê, càng ăn lại càng khiến người thưởng thức mê mẩn.
-
Chả Rươi Kiến Xương
Chả rươi là một món ăn đặc sản của vùng châu thổ sông Hồng, đặc biệt là tại Thái Bình. Rươi là một loài động vật biển có hình dạng khá kỳ lạ, chưa phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, rươi lại là nguồn nguyên liệu quý giá để chế biến nên món chả rươi.
Quy trình chế biến chả rươi bắt đầu bằng việc sơ chế rươi sau khi được thu hoạch, nhằm giữ được độ tươi và khử mùi hôi tanh. Sau đó, rươi sẽ được trộn với các gia vị, hạt để tạo thành phần nhân chả. Phần nhân này sẽ được bọc bằng lớp áo là bột mì hoặc bột năng, rồi chiên giòn.
Món chả rươi có vị ngọt của rươi, vị béo của mỡ, vị mằn mặn của gia vị, kết hợp với độ giòn của lớp áo bên ngoài. Dù có vẻ ngoài hơi lạ lùng, nhưng món ăn này lại rất hấp dẫn với những ai đã thưởng thức qua. Hương vị độc đáo và chất lượng nguyên liệu tươi sống khiến chả rươi trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng châu thổ sông Hồng.
Đây là một món chưa có nhiều sức hút với các thực khách phương xa không phải vì nó không ngon mà vì nguyên liệu làm nên món ăn này có vẻ ngoài hơi đáng sợ.
-
Nem chạo Vị Thủy
Là một món đặc sản dân dã của Thái Bình, nem chạo Vị Thủy là sự kết hợp tinh tế giữa bì lợn, thịt lợn, thính gạo và mắm tỏi. Điều đặc biệt của món ăn này là nó được chế biến từ nem sống, đòi hỏi người đầu bếp phải có kỹ năng và hiểu biết nhất định để tạo ra một món nem chạo chất lượng, an toàn vệ sinh.
Quá trình chế biến nem chạo Vị Thủy vô cùng cầu kỳ, bắt đầu từ các bước sơ chế nguyên liệu. Người làm món ăn này cần phải tỉ mỉ trong từng khâu, từ lựa chọn nguyên liệu đến kỹ thuật pha trộn và cuộn nem. Sự kết hợp tinh tế giữa các thành phần như bì lợn, thịt lợn, thính gạo và mắm tỏi tạo nên hương vị độc đáo, làm nên bản sắc riêng của món ăn.
Khi thưởng thức nem chạo Vị Thủy, thực khách có thể ăn kèm với lá sung, lá ổi hoặc các loại rau khác để tăng thêm hương vị cho món ăn. Sự kết hợp này không chỉ mang lại sự đa dạng về khẩu vị mà còn làm nổi bật hơn những tinh hoa của ẩm thực dân giã Thái Bình.
Với sự tỉ mỉ trong từng công đoạn chế biến, nem chạo Vị Thủy đã trở thành một món đặc sản không thể thiếu trong ẩm thực của Thái Bình, thể hiện sự tài hoa và sự sáng tạo của những người dân địa phương.
-
Bánh gai Đại Đồng
Bánh gai Đại Đồng là một loại bánh truyền thống của vùng châu thổ sông Hồng, có nguồn gốc từ lâu đời tại thôn Đại Đồng, Thái Bình. Món bánh này thường được ăn vào dịp cận Tết Nguyên đán, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực địa phương.
Bánh gai Đại Đồng có vỏ ngoài được làm từ bột nếp kết hợp với nước cốt lá gai, tạo nên lớp vỏ dẻo thơm với màu xanh sẫm đặc trưng. Phần nhân bên trong được chế biến từ đỗ xanh, được ngào cùng đường, tạo nên vị ngọt béo bùi. Sự kết hợp hài hòa giữa vỏ bánh thơm dẻo và nhân đỗ xanh ngọt ngào tạo nên một hương vị độc đáo của món Bánh gai Đại Đồng.
Món ăn này không chỉ được người dân địa phương ưa chuộng mà còn thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách thập phương khi đến Thái Bình. Bánh gai Đại Đồng đã trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu và không thể thiếu của vùng đất này, góp phần tạo nên sự phong phú và đặc sắc cho nền ẩm thực Việt Nam.
-
Nước mắm Diêm Điền
Thái Bình cũng là 1 tỉnh giáp biển nên những đặc sản về biển ở nơi đây không thiếu, nhất là nước mắm. Nước mắm Diêm Điền – đặc sản Thái Bình làm quà chính hiệu cho du khách mỗi khi ghé thăm biển Diêm Điền. Cũng giống như nước mắm ở các vùng biển khác, nước mắm Diêm Điền có một công thức riêng biệt mà chỉ ngửi mùi, nêm nếm thôi đã có thể phân biệt được với nước mắm các nơi khác.
Để làm được nước mắm Diêm Điền người ta ủ với tỷ lệ 1 cá 3 muối, không phụ gia và được ngâm ủ trong thời gian từ một năm đến năm rưỡi mới đưa vào sản xuất. Nguyên liệu chủ yếu là cá trích, nhâm, ruội, cá cơm. Cá cần đảm bảo được độ tươi ngon thì mới cho ra được loại nước mắm ngon nhất. Công thức để tạo nên nước mắm Diêm Điền chỉ có những nhà làm mắm lâu đời có công thức gia truyền ở Thái Thụy mới có được.
Du khách phương xa ghé Thái Bình có thể mua mắm Diên Điềm về làm quà cho gia đình, người thân.