Top 10 Đặc sản nổi tiếng nhất Pleiku

Hà Linh 808 0 Báo lỗi

Ai đã đến Tây Nguyên nắng gió hẳn sẽ bị cuốn hút bởi vô vàn đặc sản nơi đây, từ thịt rừng thơm ngon đến các món cây nhà lá vườn dân dã. Gia Lai, vùng đất đại ... xem thêm...

  1. Phở khô Gia Lai là món ăn nổi tiếng của pleiku, nó còn được gọi là phở hai tô bởi nó gồm 1 tô phở khô và một tô nước súp. Khác với bánh phở Sài Gòn, phở khô có sợi nhỏ như sợi hủ tiếu gõ, nhưng săn và hơi dai hơn. Bên cạnh đó nước súp của phở khô Gia Lai trong veo và có vị thanh ngọt rất ngon miệng. Để có được điều đó, người ta ninh xương lợn và bò để lấy nước dùng. Trong quá trình ninh, phải canh hớt bọt liên tục.


    Một tô phở khô chuẩn vị là sợi phở nhỏ, dai, săn được trộn chung với thịt băm xào hành, rắc thêm chút hành phi một sự kết hợp hoàn hảo. Thêm đó là hoài quyện với tương đen trộn đều cùng với hành phi và thịt băm đã được xào qua. Tô nước dùng là vị ngọt của nước ninh xương hòa quyện với miếng bò tái làm mê đám lòng người ăn. Quán phở khô Lai Hồng ở 22-24 Nguyễn Trãi là 1 trong những địa chỉ được review nhiều nhất trên các diễn đàn ẩm thực hot hiện nay đấy nhé. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo quán phở khô đường Nguyễn Du, phở Cao Lãnh Nghi Xuân,...

    Phở khô Gia Lai
    Phở khô Gia Lai
    Phở khô Gia Lai

  2. Những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn đất Gia Lai có bao sản vật quý hiếm. Nấm linh chi là một trong số đó. Loài thảo mộc này có rất nhiều tác dụng nên rất được nhiều người săn đón:

    • Ổn định huyết áp
    • Cân bằng chỉ số cholesterol
    • Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch
    • Tăng cường chức năng cho gan và thận
    • Phòng ngừa bệnh đường hô hấp như hen suyễn.
    • Giảm nguy cơ mắc cúm do vi khuẩn xâm nhập
    • Giảm đau và ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm zona
    • Tạo hệ thống miễn dịch vững chắc cho người bệnh
    • Giảm căng thẳng mệt mỏi

    Là một dược liệu quý hiếm bổ dưỡng nhưng nấm linh chi không được sử dụng bừa bãi. Phần lớn người dùng đều cần tìm hiểu để biết được liều lượng sử dụng thích hợp. Mỗi cơ thể khác nhau sẽ có liều dùng khác nhau. Nấm Linh Chi có thể sử dụng nhiều cách như: sắc nước uống thay cho nước hằng ngày, ngâm rượu hoặc có thể nghiền thành bột sau đó hãm với trà để uống. Nấm Linh Chi cũng là một thứ quà quý dành tặng cho người thân sau chuyến ghé thăm vùng đất Gia Lai.

    Nấm Linh Chi
    Nấm Linh Chi
    Nấm Linh Chi
    Nấm Linh Chi
  3. Món "lẩu" lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê Đê nơi đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, để có thức ăn nuôi sống hằng ngày, người Ê Đê phải vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, "lẩu" lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa. Vị cay nồng của lá cây tươi, kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị sẽ là thứ khiến bạn không bao giờ quên được khi đã một lần thưởng thức "lẩu" lá rừng. Hiện tại thì lẩu lá rừng khá hiếm mà người ta thường ăn gỏi lá rừng nhiều hơn.


    Gỏi lá Tây Nguyên – món ăn nằm trong top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á được công nhận năm 2013. Quả đúng như tên gọi gỏi lá rừng, món ăn này nhìn vào chỉ thấy toàn lá và lá. Ước tính, mỗi mâm đúng chất gỏi lá Tây Nguyên nói chung, phố Núi Pleiku nói riêng có tới 30 loại lá khác nhau như: Cải, tía tô, sung, đinh lăng, mơ, hành, húng… Trong đó có những loại lá chỉ núi rừng Tây Nguyên mới có.

    Món ăn kì lạ của Pleiku từ những loại lá rừng
    Món ăn kì lạ của Pleiku từ những loại lá rừng
    Món ăn kì lạ của Pleiku từ những loại lá rừng
  4. Đi dọc lên huyện Krông Pa và TX.Ayun Pa (Gia Lai), ai cũng dễ thấy những hàng quán hai bên đường có bày bán món muối kiến vàng. Muối kiến vàng là muối được làm từ con kiến vàng, một loại kiến chân cao, thân hình màu vàng, làm tổ trên cây ở những vùng rừng núi. Món ăn này đã có từ lâu, nhờ vị ngon, ngày nay muối kiến vàng được nhiều người biết đến, xem như một đặc sản của vùng đất cao nguyên.


    Thoạt đầu, muối có thể khiến nhiều người lắc đầu nguầy nguậy khi nhìn, nhưng nếu đã nếm qua món ngon Gia Lai này một lần sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng riêng, hơi chua chua, nồng nồng, béo béo, ngòn ngọt, cay cay vô cùng lạ miệng và hấp dẫn. Bởi thế đến Gia Lai - Tây Nguyên nhất định phải “bỏ túi” đặc sản Pleiku này đem về làm quà hoặc ăn dần. Tuy nhiên để có được thành phẩm là muối kiến àng đẹp mắt thì người dân nơi đây đã rất khó khăn để cho ra thành phẩm. Khi đi bắt tổ kiến họ phải bịt kín người để tránh kiến đốt rồi dùng sào có cột sẵn lưỡi dao để chặt tổ kiến. Khi cắt tổ kiến vàng xuống phải nhanh tay bỏ vào một cái nồi đang nóng để kiến chết hết. Sau khi bắt về, đem rang kiến sơ trên bếp rồi đem giã với ớt, muối, bột ngọt… Loại muối đặc trưng này thường được người dân sử dụng để chấm với thịt bò một nắng. Một sụ kết hợp hoàn hảo.

    Muối kiến vàng
    Muối kiến vàng
    Bò một nắng, muối kiến vàng Gia Lai
  5. Một món ăn mà nhắc đến Gia Lai, mọi người thường nhớ đến là bò một nắng chấm cùng với muối kiến vàng, loại gia vị độc đáo làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Ai đã từng có dịp thưởng thức món bò một nắng chấm muối kiến khi đến Gia Lai có lẽ sẽ nhớ mãi vị cay cay, ngòn ngọt mà mềm mềm của loại bò tơ. Thịt bò sẽ được thái thành từng miếng to cỡ bằng bàn tay rồi tẩm ướp gia vị. Đây là khâu quan trọng quyết định đến độ ngon của bò một nắng vì nếu đậm hay nhạt quá khi nướng sẽ không ngon và không bảo quản được lâu. Gia vị để ướp thịt bò gồm một chút đường, muối, bột nêm và không thể thiếu được ớt giã nhuyễn.


    Miếng thịt tẩm ướp khoảng một tiếng sẽ ngấm gia vị. Sau đó tiếp tục đem phơi nắng trong vòng một ngày nên sản phẩm có tên gọi là bò một nắng khi phơi sẽ làm các thớ thịt se lại, tạo thành màu nâu đỏ đẹp mắt. Bò một nắng rất dễ tìm mua ở bất kì đâu tại Gia Lai nhé! Đến với vùng đất Gia Lai mà chưa thử qua đặc sản bò một nắng chấm với muối kiến thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn đấy.

    Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng
    Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng
    Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng
  6. Thực khách thường gọi là gà nướng Tiên Sơn vì thực ra quán này nằm ở làng Têng (xã Tân Sơn, TP. Pleiku). Nướng mỗi con gà phải ngồi cạnh bếp than chừng 2 tiếng đồng hồ mới được. Gà chín bằng hơi nóng phả ra từ lửa sẽ không bị cháy và đặc biệt là không mất đi vị ngọt và mềm dai của thịt. Đặc biệt, khi nướng mình phải liên tục quay tròn con gà, làm thế để gà không bị cháy lại chín đều vàng ươm.

    Quán gà nướng Plei Têng ở Hàn Thuyên là địa chỉ bạn nhất định phải ghé qua 1 lần. Kèm món gà không thể thiếu những ống cơm lam được nướng bằng gạo rẫy rất dẻo và thơm. Hai thứ này đem chấm với hỗn hợp muối giã với lá é, sả và ớt bay. Thật khó lòng cưỡng lại mùi vị thơm nồng hấp dẫn. Gà ở Gia Lai thường là các loại gà thả vườn hoặc hả rẫy nên thịt rất chắc, có phần hơi dai và vị gà thơm ngọt đặc trưng. Gà nương ở đây còn được ăn kèm với các loại rau rừng để giải ngấy. Các loại rau rừng chỉ có ở phố núi Gia Lai mà không ở đâu có được. Thế nên tạo sự luyến lưu cho thực khách khi đã thưởng thưc qua món ăn này.

    Gà nướng Tiên Sơn
    Gà nướng Tiên Sơn
    Gà nướng Gia Lai
  7. Đây là đặc sản nổi tiếng phố núi pleiku, món này còn được gọi là cơm lam, thường xuất hiện trong các bữa ăn ở vùng núi, đặc biệt là Kon Tum, Gia Lai. Món cơm này khá đơn giản, chỉ cần ống nứa (hoặc vầu, lồ ô) tươi có một đầu được bít lại, sau đó cho gạo nương đã được ngâm vào. Người dân tiếp tục đổ nước, dùng lá dong hoặc lá chuối rừng nút chặt lại, đặt lên bếp lửa cháy và chờ đến khi cơm chín. Người nướng phải khéo léo để cơm không sống hoặc bị nhão.


    Cơm lam là món ăn đặc trưng của đại ngàn Tây Nguyên, có hương vị mới lạ so với món cơm thông thường nhờ cách chế biến. Đăc biệt, cơm lam phố núi Pleiku có một món ăn đi kèm vô cùng hấp dẫn đó là món gà nướng. Vị thơm lạ của cơm lam, vị ngọt của mật ong thấm vào miếng thịt gà, kèm theo vị cay của ớt kích thích vị giác khiến bạn ăn nhiều mà không thấy ngán. Cơm lam Pleiku được rất nhiều khách du lịch mua về làm quà vì cơm ngon, giá cả phải chăng và rất tiện để đem về.

    Cơm lam Gia Lai
    Cơm lam Gia Lai
    Cơm lam Gia Lai
    Cơm lam Gia Lai
  8. Bún mắm cua hay còn được gọi là bún cua thúi là một trong những đặc sản Gia Lai gây tò mò nhất với du khách.Từ cái tên của bún, có lẽ phần nào bạn cũng cảm nhận được mùi đặc trưng của món ăn này. Mùi khó ngửi ấy vốn xuất phát từ nồi nước lèo cua được nấu theo phong cách đặc biệt mà chỉ ở Gia Lai mới có.


    Cua sau khi được lựa chọn kỹ càng và mua về sẽ được mang đi rửa cho thật sạch, sau đó loại bỏ phần mai. Phần thân cua sẽ được người nấu mang đi giã nhuyễn và sau đó lọc lấy nước. Nước cua sau khi được ủ trong vòng một ngày 1 đêm sẽ lên men. Lúc này, nước cua đã bắt đầu chuyển dần sang màu đen và mùi khá nồng, có thể bốc lên cả một khu phố khi chế biến.


    Bún cua thối khi được mang ra cho thực khách cũng khá đơn giản, không mấy khác biệt so với những món ăn khác ở Gia Lai. Bên trong bát chỉ có ít bún tươi và măng leo, phủ lên trên là một lớp những bánh da heo chiên giòn và hành phi, đậu phộng. Giống như bún mắm nêm Gia Lai, khi dùng, người ăn phải trộn thật kỹ, lúc này mùi hương của mắm cua sẽ bắt đầu lan tỏa, nếu ai không quen sẽ khó chịu được mùi. Nếu có thể bạn hãy thử một tô Bún mắm cua của Gia Lai để biết xem hương vị của nó như thế nào một cách chân thực nhất.

    Bún mắm cua
    Bún mắm cua
    Bún mắm cua
    Bún mắm cua
  9. Gia Lai cũng là nơi đa bản sắc dân tộc, ngoài người Kinh còn có những dân tộc anh em khác trong 54 anh em dân tộc. Đã đến Tây Nguyên, ngoài tham quan nhà Rông của dân tộc nơi đây bạn chắc chắn sẽ bắt gặp rượu cần, một món đặc sản cũng như biểu tượng văn hóa Tây Nguyên.


    Các chất liệu làm nên rượu cần Gia Lai không phải là những thứ cao sang cầu kỳ. Tất cả đều là sản vật của đất và nước, núi và rừng Tây Nguyên. Đó là gạo nếp, bắp, mỳ, khoai... hòa quyện với chất men được cất lên từ tinh túy của một số lá cây, rễ cây rừng quý. Rễ cây này cùng với gừng, ớt được giã nhỏ, trộn với gạo rồi được viên thành viên nhỏ. Hoặc lấy rễ dây men, loại dây có gai bò trên mặt đất giống như dây trầu, đem phơi khô, giã nhỏ củ riềng hoặc củ gừng rồi cũng viên thành từng viên lớn như trứng gà so. Mỗi chóe chỉ bỏ một viên men là đủ. Sau khi chưng cất, rượu cần còn được hạ thổ, ủ càng lâu càng thơm ngon. Lúc nào uống chỉ cần đổ thêm nước lã chứ không cần chưng cất như rượu đế.

    Rượu Cần
    Rượu Cần
    Rượu Cần
    Rượu Cần
  10. Thịt bò nướng ống tre là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều loại rau rừng khác nhau tạo nên một món ăn đặc sắc với hương vị khó quên. Thành phố Pleiku thu hút đông đảo thực khách không chỉ vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình, tiết trời trong lành mà còn vì nét ẩm thực phong phú, đặc sắc.


    Đối với người dân địa phương ở Gia Lai, bò nướng ống tre tuy được chế biến đơn giản nhưng lại mang đến hương vị cực kỳ độc đáo. Những ai lần đầu thưởng thức món này đều khó diễn tả, thậm chí là mê mẩn quên lối về. Để tạo nên hương vị tuyệt vời nhất cho món bò nướng ống tre, hầu hết bà con đồng bào dân tộc ở Gia Lai đều chọn loại bò tơ, thịt mềm. Theo kinh nghiệm chế biến món này của người dân Gia Lai, thịt bò được làm chín bằng nhiều cách. Tuy nhiên, thịt bò khi nướng mang đến một hương vị đặc trưng. Thịt bò nướng sẽ không có mùi khói. Thay vào đó, vị ngọt của thịt bò kết hợp với hương thơm quyến rũ của các loại rau rừng khiến món ăn càng trở nên hấp dẫn.


    Người dân Gia Lai, thường thưởng thức mòn bò nướng ống tre cùng với muối lá é, cơm lam bên bếp lửa bập bừng cùng vò rượu cần say nức lòng người. Nếu được trải nghiệm như người bản đi thì quả là một điều thú vị.

    Bò nướng ống tre
    Bò nướng ống tre
    Bò nướng ống tre
    Bò nướng ống tre




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy