Top 10 Đặc sản Sơn La ngon nhất không thể bỏ qua
Sơn La là vùng đất có nhiều điều thú vị với những ngọn đồi hay con suối trải dài, cảnh đẹp ở đây luôn khiến người ta nao lòng. Bên cạnh đó, Sơn La còn có một ... xem thêm...nền ẩm thực độc đáo, lạ miệng mà không ai có thể bỏ qua. Hãy cùng Toplist khám phá những món đặc sản ngon nhất không thể bỏ qua ở Sơn La nhé!
-
Sơn La là vùng đất có một nền ẩm thực lạ và độc đáo, đậm chất núi rừng Tây Bắc. Trong đó có món nộm da trâu rất được mọi người yêu thích. Trâu là loài động vật quý và thân thiết với con người, bởi vậy mà người dân ở đây (cụ thể là người Thái) không thường xuyên làm thịt mà chỉ khi trâu quá già hoặc trâu bị chết đi vì điều kiện ngoại cảnh.
Thịt da trâu rất cứng và dày, vì thế khâu chế biến rất cần sự khéo léo, tỉ mỉ của người nấu. Để có được đĩa nộm da trâu giòn, không quá dai và ngon miệng thì người dân nơi đây đã phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Sau khi chế biến da trâu, đem thịt đã thái lát mỏng trộn cùng với rau dớn, hoa chuối, đậu phộng,... đặc biệt là nước măng chua chua, hăng hăng của măng trúc tạo cho món ăn thêm phần mới lạ và độc đáo.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được cái giòn của da trâu, vị chua của nước măng rừng hòa cùng những loại hương liệu khác thật đậm đà. Nếu có dịp ghé thăm Sơn La, hãy thử món ăn độc lạ này nhé. Nộm da trâu thường có ở nhà của người dân bản.
-
Cơm Lam là món ăn khá nổi tiếng và được nhiều người yêu thích ở vùng đất Tây Bắc. Cơm lam được chế biến đơn giản từ gạo nếp, đặc biệt là loại nếp hương, nếp cẩm và nếp cái hoa vàng.
Cách chế biến món này cũng không quá phức tạp, chỉ cần cho muối và gừng vào gạo nếp rồi đem ủ qua một đêm. Sau đó đem cho vào ống tre, đổ lượng nước vừa phải và đậy lại bằng nút lá chuối. Cuối cùng là nấu cho đến khi có mùi thơm từ gạo, từ ống tre cháy và trong ống không còn nước tức là cơm đã chín.
Khi ăn, tách từng phần ống tre để còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng ống cơm trắng tinh, thơm ngon. Cơm lam thường dùng với muối hoặc chẩm chéo (một đặc sản khác ở Sơn La). Cơm lam có mùi vị đặc biệt lạ và độc đáo, mùi thơm gạo nếp xen kẽ với hương vị tre rừng, mang đậm chất non cao.
-
Thịt gác bếp hay còn gọi là thịt khô hay nhắm giảng, là món ăn quen thuộc được người dân Thái ở Sơn La vô cùng ưa chuộng. Thịt được làm từ trâu, bò hoặc heo được nuôi theo cách thả rông để có được những miếng thịt săn chắc, ngon và chất lượng nhất.
Để làm được món thịt gác bếp thơm ngon, người ta lọc thịt ra từng miếng rồi ướp các loại gia vị khác như muối, ớt, gừng và đặc biệt là mắc khén. Sau đó thịt sẽ đem đi gác bếp và được hun từ khói của củi cây rừng. Đây chính là điều đặc biệt nhất của món ăn này. Thịt được gác bếp rất lâu, đến gần hai tháng mới có thể thưởng thức.
Mùi vị của thịt gác bếp khác lạ, nó có mùi thơm ngào ngạt của thịt đồng thời hòa quyện cùng mùi khói bếp. Khi ăn, xé nhỏ thịt ra thành từng sợ nhỏ lên dĩa, chấm cùng chẩm chéo hoặc tương ớt là đã có món ăn thật mê ly rồi.
-
Ốc đá Suối Bàng thường có vào mùa mưa, khi tiết trời ẩm ướt và lúc đó nó mới bò ra để ăn lá cây, thường sẽ rơi vào tháng 4 đến cuối tháng 8 trong năm. Loại ốc này ưa sống ở những nơi ẩm có nhiều cây cối bởi chúng hay vùi mình trong những lớp lá dày.
Từ ốc đá Suối Bàng người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như luộc, gỏi, súp,...Mỗi một cách nấu đều mang hương vị riêng biệt của nó khiến người ăn luôn thích thú với loại ốc độc đáo này.
Vị ngọt của thịt ốc, giòn và không có mùi tanh như những loại ốc khác bởi ốc đá Suối Bàng chỉ ăn lá cây nên thường hòa cùng mùi thơm của lá cây nơi núi cao, chính những điều đó đã làm nên mùi vị đặc biệt của những món ăn làm từ loại ốc này. Khi ăn, phải ăn chậm, nhai kĩ thì mới cảm nhận được đầy đủ trọn vị ngọt béo của ốc.
-
Cháo mắc nhung là món ăn khá mới lạ đối với những người chưa từng đến Sơn La, ở nơi này, đây là món ăn khá quen thuộc và phổ biến. Đến Sơn La nhất định phải thử cháo mắc nhung một lần.
Được nấu từ quả mắc nhung - một loại quả có nhiều ở vùng Sơn La, chúng rất nhỏ, có màu xanh và cùng họ với cà chua nhưng vị lại vừa đắng vừa cay, ngọt. Người ta hái về rồi rửa sạch là có thể đem nấu cháo.
Cháo mắc nhung ngon phải được chế biến từ loại gạo tấm, khi nấu cho xương sườn băm nhỏ vào đến khi chín tới mới cho thêm quả mắc nhung. Cuối cùng thêm gia vị như ớt, gừng, xả,...băm nhỏ rồi khuấy đều là đã có được món cháo mắc nhung thơm lừng hấp dẫn. Khi ăn, thực khách sẽ không bao giờ quên được hương vị đăng đắng, lạ lạ của món ăn này.
-
Sơn La là vùng núi Tây Bắc với những món ăn đậm chất núi rừng, vừa dân dã vừa độc đáo lạ miệng. Trong đó Pa Pỉnh Tộp - món ăn có cái tên khá thú vị và luôn khiến thực khách tò mò khi nghe đến.
Nguyên liệu làm nên món Pa Pỉnh Tộp chính là những loại cá khác nhau như cá trắm, cá trôi hay cá chép. Người ta thường bắt cá tươi rồi làm sạch vẩy, tỉa hết những vết nhỏ trên thân cá và mổ dọc sống lưng để dễ dàng gập úp lại hơn. Sau đó đem nhồi các loại gia vị vào, điển hình nhất là gừng, ớt, xả, rau húng, hành,...cùng với mắc khén và mầm măng giúp khử đi mùi tanh của cá. Đợi đến lúc cá ngấm hết gia vị thì gập lại rồi nướng trên lửa than hồng là hoàn thành công đoạn chế biến món Pa Pỉnh Tộp.
Khi thưởng thức món ăn này bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi vị ngon lạ miệng của nó. Đối với người Thái, Pa Pỉnh Tộp là món ăn khá quý và được xem là đặc trưng của ẩm thực Thái.
-
Nậm Pịa là một món ăn độc, lạ của người dân Thái ở vùng núi Tây Bắc, nó chậm chất núi rừng dân dã và hoang sơ. Nâm Pịa được chế biến từ lục phủ ngũ tạng của động vật ăn cỏ như gan, lòng, ruột non, dạ dày, tiết,...và các phần khác như đuôi, sụn,...
Cách chế biến món ăn này rất đơn giản, ruột non được đem trộn với rau thơm, ớt, tỏi, mắc khén,.. cùng các gia vị khác và các loại nội tạng băm nhỏ. Sau đó chỉ cần đem hỗn hợp đã làm nấu sôi cho đến khi có một hỗn hợp mới sóng sánh, sền sệch, chính là Nậm Pịa.
Món ăn này có vị đắng, hơi khó ăn đối với những người mới thử lần đầu và khá kén thực khách. Nhưng đối với người dân nơi đây thì nó lại là một món ăn quý và thường được đem ra khi có khách.
-
Chẳm chéo là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của người dân tộc Thái vùng đất Sơn La này, đó là một loại nước chấm được xem như là "linh hồn ẩm thực Sơn La". Hầu hết những món ăn ở đây đều dùng nước là chẳm chéo thay vì mắm hay tương.
Được chế biến từ những nguyên liệu làm nước chấm cơ bản như ớt, tỏi, gừng, muối, nhưng chẳm chéo đặc biệt và khác lạ ở chỗ có bột mắc khén - một gia vị đặc trưng làm nên hương vị ẩm thực Sơn La. Chỉ cần đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều rồi giã nhuyễn cho đến khi có một hỗn hợp thật mịn, sền sệt. Riêng mắc khén thì lúc giã xong mới cho vào, như vậy là đã có chén chẳm chéo ngon lành trọn vị rồi đấy.
Chẳm chéo được ăn kèm với nhiều loại món ăn khác nhau, là loại nước chấm riêng biệt của người dân nơi đây.
-
Mộc Châu, Sơn La là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những cảnh đẹp núi rừng nên thơ, mê hồn. Bên cạnh đó Mộc Châu còn nổi tiếng với món ăn mới mẻ - bê chao. Bê chao đã trở thành một trong những đặc sản ngon nhất không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất này.
Nguyên liệu chính để làm nên món này là bê đực, nhất là bê non dưới một tuần tuổi, chưa ăn cỏ, vì dễ chế biến lại giữ được vị ngon ngọt từ những giọt sữa mẹ. Bê có thể tái chanh, hấp xả, xào lăn,... nhưng ngon và đặc biệt nhất có lẽ là bê chao. Để nấu bê chao, người ta thái thịt thành những miếng, đem chần nước sôi để loại bỏ mùi hôi của thịt dê, sau đó ướp gia vị gồm sa tế, tiêu, ớt, gừng, sả...cho ngấm đều. Và cuối cùng là chao qua dầu đã sôi. Khi vớt ra dĩa, rắc thêm một ít vừng rang và lá chanh cắt sợi là có được món bê chao thơm ngon hấp dẫn rồi.
Bê chao phải ăn nóng mới ngon, chấm cùng nước tương nữa là tuyệt vời.Tuy cách nấu bê chao rất đơn giản nhưng lại là món ăn để lại ấn tượng khó quên trong lòng thực khách.
-
Chè Tà Xùa là loại cây được trồng trên núi cao, cách mặt nước biển khoảng 1800m và quanh năm được bao phủ bởi sương mù, vì vậy mà người ta hay gọi nó là chè tuyết. Cây chè có thân to, búp trắng.
Chè sau khi hái về được người dân rửa sạch, phơi khô và cuối cùng đóng gói là xong, có thể đem bán. Chè Tà Xùa khi uống có vị rất khác với các loại chè khác, nó có vị thơm, ngọt thanh, mát dịu khiến cho người ta cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, lúc đầu mới nếm thử sẽ thấy đăng đắng.
Lúc uống chỉ cần cho một ít chè và đổ nước nóng vào, nước chè có màu xanh lơ đỏ, cho dù pha qua vài nước nó vẫn giữ được màu sắc như vậy. Có dịp ghé thăm Sơn La, đừng quên nếm thử và đem chè Tà Xùa về làm quà biếu cho người thân, bạn bè bạn nhé!