Top 10 Điều về phù thủy khiến bạn tin rằng họ có thật

Thu Trang 6928 0 Báo lỗi

Phù thủy từ lâu đã là một bí ẩn được rất nhiều người quan tâm. Rất nhiều tác giả đã cho ra đời các tác phẩm nghệ thuật được lấy cảm hứng từ phù thủy trong ... xem thêm...

  1. Thời Trung cổ, Thiên Chúa giáo đưa ra quan điểm rằng phù thủy không có thật và không hề đáng lo ngại vì họ vốn không hiện hữu trên đời. Phải mất rất nhiều năm sau đó, nhiều lập luận khác nhau của các nhà thần học, một số nghi thức hướng dẫn cùng hàng papal bulls của Đức Giáo hoàng (papal bulls hiểu nôm na là một loại dấu ấn được đính kèm trong những bức thư của Đức Giáo hoàng), đã cho thấy sự mâu thuẫn về định kiến truyền thống của Thiên Chúa giáo, đồng thời xác định phù thủy có thật, là những người dị giáo và báng bổ.


    Vào năm 1484 Đức Giáo Hoàng Innocent VIII, cho phép tìm kiếm và rượt đuổi phù thủy. Công cuộc săn phù thủy là không hề giới hạn (độ tuổi, giới tính,...). Những người chống lại phù thủy cũng chống lại người Do Thái, Hồi giáo, những người phong cùi, hoặc bất kỳ nhóm người Giáo Hội không thích. Cuối cùng, săn phù thủy chính thức bị cấm ở Anh năm 1736 khi Luật Phù thủy đã được thông qua.

    Phù thủy thời Trung cổ
    Phù thủy thời Trung cổ
    Phù thủy thời Trung cổ
    Phù thủy thời Trung cổ

  2. Thật ra, việc thiêu sống một phù thủy trên cây cọc là rất hiếm. Phải cần rất nhiều chi phí và công sức, cùng với lượng lớn dầu hỏa cùng dây trói vì rất có thể phải thực hiện hàng chục vụ mỗi ngày. Càng thiêu nhiều càng cần nhiều chi phí và hiệu quả hơn nữa.


    Tại Salem, trong khoảng 10 tháng, 165 người đã bị buộc tội là phù thủy và 31 người trong số đó bị cầm tù. Tuy nhiên, chỉ có 19 người (18 phụ nữ và 1 người đàn ông) đã bị giết chết, không ai trong số họ bị thiêu sống. Những người phụ nữ bị treo cổ, còn người đàn ông không thừa nhận mình là phù thủy nên đã bị nghiền nát bằng đá cho đến chết. Các nhà chức trách đã cố gắng buộc ông thừa nhận, thế nhưng trong những giây phút cuối ông đã thách thức họ "nặng hơn đi" (more weight).

    Thiêu sống phù thủy
    Thiêu sống phù thủy
    Thiêu sống phù thủy
    Thiêu sống phù thủy
  3. Hệ thống đức tin Wicca được xem là tôn giáo rộng rãi nhất của phù thủy phương Tây, được chính thức công nhận là một tôn giáo tại Hoa Kỳ trong những năm đầu của thập niên 90. Nó được tạo ra bởi Gerald Gardner trong những năm 1940 và chủ yếu dựa vào những nghi thức cổ. Từ Wicce bất nguồn từ Anglo-Saxon (thuật ngữ được đặt ra nhằm chỉ những bộ tộc xâm chiếm người German ở phía Nam và phía Đông Đảo Anh) nghĩa là "bẻ cong", và được pha trộn giữa từ wicche (Middle Einglish), hoặc wicca (Old English). Nó là nguồn gốc của cụm từ "witch" (phù thủy) và "wicked" (độc ác), Wicca lúc này xuất hiện giống như một kiểu spin-off (nôm na là nhánh phụ của tôn giáo phù thủy).
    Nguồn gốc của phù thủy hiện đại
    Nguồn gốc của phù thủy hiện đại
    Nguồn gốc của phù thủy hiện đại
    Nguồn gốc của phù thủy hiện đại
  4. Từ xa xưa, nhiều người cho rằng, phù thủy là có thật và sự tồn tại của họ sẽ luôn làm hại đến cuộc sống của con người. Nhưng bên cạnh đó, có khá nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến thế giới phù thủy xưa kia. Nhắc đến phù thủy, chắc hẳn, mọi người sẽ không thể quên được cảnh họ pha thuốc, điều chế thuốc kèm theo với những lời yểm bùa.


    Những cái tên như "Cat's Paw" (vuốt mèo), "Maiden hair" (tóc thiếu nữ) thường được viết như thành phần của dược. Đây là cách phổ biến trong giới phù thủy để che giấu tên của các loại thảo mộc và các loại cây khác sẽ giúp họ dấu đi những công thức nấu ăn và thành phần của thuốc. Ngoài ra còn một số tên gọi thú vị khác “Serpent’s Tongue” (lưỡi rắn), “Bird’s Foot” (chân chim), “Mouse’s Ear" (tai chuột)...

    Thành phần độc dược và tên gọi
    Thành phần độc dược và tên gọi
    Thành phần độc dược và tên gọi
    Thành phần độc dược và tên gọi
  5. Thuật ngữ "pagan" (ngoại đạo), ban đầu có nghĩa là "rustic" (mộc mạc) hoặc "country-dweller" (người nhà quê). Ngoại giáo đề cập đến tôn giáo cổ xưa (như Druidry hoặc đền thờ Pantheons của đế chế Hy Lạp và La Mã). Ngoại giáo đề cập đến sự tái tạo của các tôn giáo cũ, hoặc xây dựng một niềm tin mới (như Wicca và Theodism).


    Bốn loại tân ngoại giáo là Animism (tin rằng những gì không thuộc về thực thể con người chính là tâm linh), Polytheism (tín ngưỡng đa thần, tin rằng có nhiều hơn một vị thần), Pantheism (thuyết phiếm thần, quan điểm cho rằng vũ trụ hoặc thiên nhiên và Thiên Chúa là giống hệt nhau), và Shaman (niềm tin rằng pháp sư là người trung gian hoặc sứ giả giữa thế giới con người và thế giới thần linh).

    Thuật ngữ ngoại đạo
    Thuật ngữ ngoại đạo
    Thuật ngữ ngoại đạo
    Thuật ngữ ngoại đạo
  6. Quan điểm cho rằng phù thủy thờ Satan là sai. Hầu hết những người ngoại đạo không xây dựng niềm tin của họ dựa trên Thiên Chúa giáo, họ không có khái niệm về satan nên không thờ phượng satan. Có hai loại satan giáo là LaVeyan và Luciferan. Luciferan là chi nhánh ban đầu của satan giáo, chủ yếu tôn thờ satan. LaVeyan được giới thiệu vào năm 1966 bởi một người đàn ông tên Anton LaVey. LaVeyan Satan là một chi nhánh tương đối "mới" của Satan, trong khi Luciferan Satan đã được Thiên Chúa giáo thừa nhận là một thực thể có tồn tại.
    Phù thủy và Satan
    Phù thủy và Satan
    Phù thủy và Satan
    Phù thủy và Satan
  7. Phù thủy dùng các biểu tượng thay cho chữ viết. Do đó, tính đến nay có rất nhiều loại kí tự đến nay nhiều người cho là cổ ngữ của phù thủy. Với những biểu tượng, ký tự, ký hiệu ma thuật hay những con dấu đại diện cho một mục đích, thế lực nào đó chính là cổ ngữ của phù thuỷ.


    Tùy vào mục đích khi sử dụng biểu tượn, có thể là dựa theo ý nghĩa của từng ký tự rồi sẽ dùng để khắc, vẽ, xăm.. lên đồ vật,.. Ý nghĩa khi dùng biểu tượng thay cho chữ viết là để tăng sức mạnh - sự uy quyền. Đây là mục đích quan trọng và đầu tiên mà phù thủy nào cũng mong muốn. Bên cạnh đó việc sử dụng biểu tượng chỉ đơn giản là không muốn cho người khác xem được nội dung trong đó.

    Biểu tượng thay chữ viết
    Biểu tượng thay chữ viết
    Biểu tượng thay chữ viết
    Biểu tượng thay chữ viết
  8. Ornithomancy là cách bói toán qua việc quan sát hướng bay của chim. Margaritomancy là một hình thức yểm bùa trong đó sử dụng một viên ngọc được phủ bởi một chiếc bình, các bình được đặt gần một ngọn lửa và được người thực hành đọc to tên của đối tượng bị yểm. Bùa yêu là một loại thuốc được tạo ra để rơi vào lưới tình với người khác, phổ biến trong thời Trung cổ/


    Có rất nhiều quốc gia đã và đang ử chuộng việc bói toán hay bùa yêu. Tây Tạng là một dân tộc thiểu số sống ở vùng cao nguyên miền Tây Nam Trung Quốc. Họ có thứ văn hoá tôn giáo độc đáo. Trước khi đạo Phật du nhập vào Tây Tạng, thuật phù thủy rất thịnh hành.Thời cổ đại, dân chúng Tây Tạng đã mời các thầy phù thủy cứu giúp, chống lại bão táp, băng tuyết, thú rừng. Trải qua hàng ngàn năm, đến nay thuật phù thủy vẫn tồn tại trong sinh hoạt xã hội hiện đại như một di sản của tín ngưỡng nguyên thủy của người Tây Tạng.

    Bói toán và bùa yêu
    Bói toán và bùa yêu
    Bói toán và bùa yêu
    Bói toán và bùa yêu
  9. Chúng ta thường cho rằng, hình ảnh phổ biến của một phù thủy đó là: một người phụ nữ già xấu xí với mụn cơm trên mặt, cưỡi chổi và khoác trên mình chiếc áo choàng đen cùng chiếc nón chóp nhọn.


    Tuy nhiên, những ai đã quen thuộc với "Những phù thủy xứ Oz" đều biết, bên cạnh phù thủy "xấu" cũng có phù thủy "tốt". Trong lịch sử, phù thủy tốt (hay phù thủy trắng) là những người có lòng tốt bụng, luôn đi cứu chữa bệnh cho mọi người chứ không phải như những mụ phù thủy chuyên gây rắc rối. Nhưng trong biên niên sử Narnia, nhà văn C.S. Lewis đã đảo ngược quan điểm này khi ông tạo hình một phù thủy trắng nhưng lại có trái tim băng giá và độc ác.
    Không phải phù thủy nào cũng là người xấu
    Không phải phù thủy nào cũng là người xấu
    Không phải phù thủy nào cũng là người xấu
    Không phải phù thủy nào cũng là người xấu
  10. Bắt nguồn từ việc trọng nam khinh nữ, nhiều người tin rằng, phụ nữ nhạy cảm hơn với nghệ thuật hắc ám và sự cám dỗ của ma quỷ nên nhiều khả năng trở thành phù thủy hơn. Trong chuỗi quy luật được viết bởi vua Wessex Alfred Đại đế vào năm 893 có quy định rằng, phù thủy là một phạm trù dành riêng cho nữ giới.


    Tuy nhiên, sự thật là, không chỉ riêng nữ giới, cánh đàn ông cũng thực hiện nhiều phép thuật và họ được gọi bằng cái tên khác như là thầy pháp hoặc thuật sĩ. Đã có vô số phụ nữ và nam giới bị bức hại bừa bãi vì bị cho là phù thủy trong suốt lịch sử. Trong các phiên tòa xét xử phù thủy tại Đức kéo dài từ năm 1581 - 1593, đã có tổng cộng 368 người đã bị hành quyết và dẫn đầu số nạn nhân đó là những người đàn ông.


    Họ bao gồm rất nhiều thành phần như linh mục, thẩm phán, ủy viên hội đồng... "Những phù thủy" này bị kết án và hỏa thiêu với những lý do hết sức ngẫu nhiên chẳng hạn như đi lang thang một mình trong đêm, hay chỉ đơn giản hơn vừa đi vừa ngân nga bài hát nào đó.

    Phù thủy không nhất thiết phải là nữ
    Phù thủy không nhất thiết phải là nữ
    Phù thủy không nhất thiết phải là nữ
    Phù thủy không nhất thiết phải là nữ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy