Top 20 món dưa chua dễ làm, chống ngán trong mỗi bữa cơm

Hương Merino 4906 0 Báo lỗi

Những món dưa chua sẽ kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng, ăn kèm với những món ăn chứa dầu mỡ sẽ không thấy ngán.... xem thêm...

  1. Dưa cải bẹ muối là món ăn truyền thống từ lâu đời của Việt Nam. Biến tấu với dưa cải muối cay ngon không kém kim chi củ hàn Quốc, cách làm lại không hề khó chút nào. Những vại dưa muối ngoài hàng đôi khi không đảm bảo an toàn về vệ sinh, chế biến cẩu thả, trong dưa đôi khi lẫn dị vật mất ngon, khiến người ăn có thể bị đau bụng đi ngoài, vì vậy hãy tự tay muối dưa cải bẹ an toàn, ngon miệng cho cả nhà thưởng thức. Nguyên liệu muối dưa bao gồm: dưa cải bẹ, giềng, muối, đường nếu muốn dưa chua nhanh hãy cho thêm dấm. Hãy sơ chế rau thật sạch để không bị sạn, phơi nắng một ngày để dưa không bị khú, đóng váng.
    Dưa cái bẹ muối giòn
    Dưa cái bẹ muối giòn

  2. Món dưa góp cà rốt và củ cải trắng hay đu đủ thật giòn với vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp giảm bớt cảm giác nhanh ngán của các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Những thanh cà rốt, củ cải thái vuông dài màu sắc nhã nhặn, các loại gia vị ngấm vào trong từng nguyên liệu cộng với mùi thơm của rau tạo nên mùi thơm tổng thể rất hấp dẫn. Cần chuẩn bị những nguyên liệu như: cà rốt củ to, củ cải trắng, tỏi, muối, đường, giấm, nước mắm thái thanh hoặc tỉa hoa tùy ý. Dùng dấm đường, nước mắm, nước lọc theo tỉ lệ 1:1:1:1 vào nồi đun sôi. Tắt bếp, thả tỏi thái lát mỏng vào hỗn hợp rồi đợi nguội, hỗn hợp nước để muối dưa. Cho củ cải trắng, cà rốt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước ngâm và để trong 1 ngày là bạn đã có thêm món ăn hấp dẫn cho bữa cơm nhà mình rồi đấy.
    Dưa góp chua ngọt
    Dưa góp chua ngọt
  3. Dưa bao tử muối cả trái, ăn giòn giòn chua chua rất lạ miệng. Món dưa chuột muối giúp đào thải độc tố trong cơ thể, ổn định huyết áp, các chất magie, kali và chất xơ rất tốt cho những người có huyết áp không ổn định, bất kể là huyết áp cao hay huyết áp thấp. Với hàm lượng chất xơ hết sức dồi dào kết hợp với vị ngọt, tính mát vượt trội rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món dưa bao tử này gồm có: dấm gạo, đường, tỏi, muối hạt, dưa chuột trái đều nhau, vài nhánh thì là, cà rốt tỉa hoa thái miếng. Pha chế nước dùng để muối dưa chuột chua ngọt gồm: đường, muối, dấm theo tỉ lệ vừa đủ cùng nước ấm khuấy lên cho đều. Sau đó là ta cho tỏi + ớt tươi + thì là đã sơ chế vào hỗn hợp này và khuấy cho đều tay. Xếp dưa vào lọ thủy tinh và đổ hỗn hợp nước muối, để ở nhiệt độ phòng từ 3 đến 5 ngày là có thể dùng, loại dưa này cũng bảo quản được trong thời gian khá lâu nếu bạn đóng chặt nắp và để tủ lạnh.
    Dưa bao tử muối
    Dưa bao tử muối
  4. Giá đỗ là thực phẩm thường có trong bữa ăn hằng ngày của gia đình, giúp nhuận tràng, tiêu hóa hấp thu tốt, giúp người ăn không bị đầy bụng khi ăn nhiều. Trong giá chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều vitamin, giàu protein (ngang với sữa) nhưng lượng calo lại rất thấp, thích hợp với những có chế độ ăn giảm cân. Món dưa giá này làm rất nhanh được ăn, dù nguyên liệu có vẻ nhiều hơn món dưa cải và khi ăn ngoài vì chua còn thấy vị thơm của gừng, hẹ, và vị ngọt của giá và cà rốt, hơn nữa màu sắc cũng khá bắt mắt. Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: giá đỗ mập, hành hẹ tươi cắt khúc, cà rốt thái sợi, muối, đường, giấm, ớt, tỏi. Trộn đều giá đỗ, cà rốt, hẹ với nhau, sau đó bỏ dưa giá vào lọ sạch và đổ phần nước vừa pha vào ngập mặt giá đỗ, sau một ngày là có thể dùng được.


    Dưa giá đỗ
    Dưa giá đỗ
  5. Món ăn truyền thống vào những ngày lễ Tết ở Việt Nam nhất định phải có. Chất sắt trong hành giúp giảm cholesterol trong máu, giảm ngán trong những món ăn thịt mỡ. Fructo - oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết, giảm chứng đầy hơi, táo bón. Phải làm đúng cách để làm sao có món dưa hành ngon đúng điệu, không bị hăng là cả một bí quyết. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: củ kiệu, muối, đường, nước, phèn chua. Một bí quyết để món dưa hành ngâm lâu không bị mặn: hòa tan tro bếp với nước, thả kiệu vào và ngâm qua đêm.
    Củ kiệu muối
    Củ kiệu muối
  6. Dưa bắp cải muối có ưu điểm là dưa lên men nhanh, dễ làm không quá cầu kỳ. Tuy nhiên món ăn này chỉ hợp muối xổi ăn trong ngày vì dễ chua gắt nhanh. Món dưa chua này có lượng axit lactic kích thích hệ tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn, hấp thụ tốt các muối khoáng, canxi và sắt. Nguyên liệu cho món dưa bắp cải gồm: bắp cải non, cà rốt thái sợi, rau răm, muối, dấm. Nên chọn bắp cải nhỏ, cuộn chặt để món dưa giòn ngon hơn, thái nhỏ sợi miến để chua nhanh, ngấm gia vị hơn. Nên nén chặt bằng một bịch nước, sau 4 - 5 tiếng là có thể dùng được.
    Dưa bắp cải
    Dưa bắp cải
  7. Măng muối chua được các đấng mày râu rất ưa thích, nhất là những người thích ăn cay. Măng muối cho ăn kèm với mì tôm thôi cũng đã xua đi cái ngán ngẩm của mì tôm hay xào với các loại lòng lợn, gà và xào với thịt mỡ ăn đỡ ngấy. Vị măng chua cay giòn giòn, kích thích vị giác chắc chắn sẽ khiến bạn "ngất ngây", giúp bữa cơm thêm phần thú vị. Măng vị ngọt hơi đắng, sau khi được lên men thì vị đặc trưng này sẽ biến mất nhưng tác dụng của nó vãn còn lưu giữ. Công dụng của món ăn này là hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông... Nguyên liệu bao gồm: củ măng tươi, dấm, muối, đường, tỏi, ớt. Lưu ý thái lát mỏng để măng nhanh chua, chần qua bằng nước sôi pha chút muối để măng bớt vị đắng.
    Măng muối chua
    Măng muối chua
  8. Hành tây làm giảm cholesterol xấu trong máu, tăng cholesterol tốt (HDL), giúp máu lưu thông tốt, giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Đây là loại thực phẩm tuyệt vời nếu bạn đang có ý định giảm cân. Ngoài ra chúng còn có công dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hoá, chống táo bón, đầy hơi và trào ngược axit dạ dày. Một đĩa hành tây muối chua ngọt không chỉ kích thích ngon miệng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Muối dưa hành tây nhanh chua hơn những loại hành khác, bởi nó xốp rất dễ ngấm gia vị, dễ chua. Khâu quan trọng nhất là chuẩn bị nước sốt ngâm hành tây, hòa tan đường với tương ớt, chút muối, chút giấm trộn đều với hành tây thái mỏng, dỡ từng miếng để gia vị ngấm hơn. Để trong tủ lạnh khoảng 2 giờ là có thể thưởng thức cùng món mì hay thịt luộc rất ngon nhé.
    Hành tây muối chua ngọt
    Hành tây muối chua ngọt
  9. Dưa rau muống khi muối chua không quá ngót, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với các loại rau khác. Chỉ cần một mớ rau muống là có thể ăn tới mấy bữa dưa muối rồi. Rau muống có tác dụng nhuận tràng rất tốt, vì hàm lượng chất xơ cao điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa. Chất chống oxy hóa trong rau tăng khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư thường gặp, hơn nữa khi muối dưa bằng rau muống hàm lượng vitamin C cao tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch, có tác dụng giảm cân đốt cháy lượng mỡ thừa. Nguyên liệu chế biến gồm có: 1 bó rau muống, ớt, tỏi, cà rốt, giấm, muối hạt. Bạn có thể muối cả lá để tiết kiệm, ngoài ra hàm lượng chất khoáng trong lá cũng rất nhiều tốt cho cơ thể. Nhưng nếu muốn món ăn hoàn hảo hơn hãy nhặt sạch lá, chỉ dùng thân để món dưa giòn, xanh. Chần sơ khoảng từ 3-5 phút và nhúng vào nước lạnh có đá để rau giòn và giữ màu xanh. Sau đó muối cùng cà rốt trong bình thủy tinh sạch có hỗn hợp nước muối, đường, giấm và tỏi, ớt. Với món dư này thời gian lên men chỉ cần một ngày là có thể sử dụng được.
    Dưa rau muống
    Dưa rau muống
  10. Quả sung có vị chát nếu ăn riêng rất khó ăn, có thể gây cảm giác nghẹn ở cổ tuy nhiên đây lại là một món ăn ngon nếu bạn biết cách sáng tạo. Quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... và một số vitamin như C, B1... có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón, hạ huyết áp, giảm cân và phòng chống ung thư. Sung muối cả quả ăn kèm trong các bữa cơm chống ngấy, sung thái lát muối ăn với ốc luộc ngon tuyệt đỉnh. Để muối sung ngon như ngoài hàng ta cần các nguyên liệu sau: sung, ớt, muối, đường, tỏi, giềng, nước sôi để nguội. Hòa tan muối, đường, lát giềng với nước sôi để nguội sau đó đổ sung vào, có thể để cả quả hay cắt lát tùy ý. Dùng bịch nước để nén chặt lại, sung muối sẽ không bị đóng váng.
    Sung muối chua
    Sung muối chua
  11. Là một trong những món ăn được nhiều người Việt lựa chọn vào dịp Tết, dưa món đơn giản dễ làm với các nguyên liệu như củ cải, cà rốt, tỏi, hành... ngâm chung với củ kiệu. Với vị chua, ngọt thanh mát, dưa món là món ăn tuyệt vời giúp chống ngán hiệu quả ngày Tết. Đặc biệt, những hũ dưa món nhỏ tự tay làm cũng là món quà Tết ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân.

    Dưa món mặn
    Dưa món mặn
  12. Cà muối là món ăn dân dã, xuất hiện trong bữa cơm của nhiều gia đình. Cà pháo muối chua ngọt vẫn giữ được độ giòn thơm ngon. Miếng cà trắng có vị hơi chua, mặn dịu, thơm mùi riềng, tỏi, thích hợp ăn kèm với thịt luộc, canh cua.

    Cà pháo muối xổi
    Cà pháo muối xổi
  13. Không chỉ là món truyền thống của Hàn Quốc, kim chi cải thảo cũng rất thông dụng tại Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tìm mua kim chi tại các cửa hàng, siêu thị lớn. Với món kim chi cải thảo nếu thích vị chua bạn có thể đặt ở nhiệt độ phòng 1 ngày, bạn cũng có thể ăn ngay nếu thích cải thảo còn vị hăng nhẹ. Với kim chi cải thảo bạn có thể dùng nấu canh, ăn kèm các món thịt nướng, hay cơm trắng đều ngon.


    Dưa muối hay kim chi đều có chút vị chua, cay, mặn, ngọt dễ chịu, kích thích vị giác, chống ngán khi ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ. Mong rằng với những thông tin trên bạn có thể chọn cho gia đình món dưa muối hay kim chi cho dịp tết. Và đừng quên một điều đừng ăn quá nhiều dưa muối vì sẽ ảnh hưởng sức khỏe đấy nhé.

    Kim chi cải thảo
    Kim chi cải thảo
  14. Hành tím ngâm chua ngọt đúng vị sẽ cần có độ giòn rụm, ngọt từ củ hành, vị chua nhẹ từ giấm đường, cay của ớt, mặn của muối, ăn một lần là ghiền. Tùy khẩu vị gia đình mà bạn có thể ngâm hành tím lâu hay mau, trung bình bạn sẽ cần 3 – 7 ngày chế biến. Hành tím chua ngọt thường được dùng ăn kèm bánh chưng, bánh tét, thịt chân giò hầm hay thịt đông, chả lụa, giò thủ giúp chống ngán lại kích thích vị giác.

    Hành tím chua ngọt
    Hành tím chua ngọt
  15. Nguyên liệu để làm món này gồm có rau cần, đường, muối, dấm, cà rốt, rau răm, tỏi. Rau cần chọn rau cần cạn, thân ngắn, mập map màu xanh nhạt thì sẽ thơm, giòn và đậm đà hơn rau cần nước. Sau khi nhặt bỏ rễ, lá sâu, úa, rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc 4-5cm. Rau răm rửa sạch, thái nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi, có thể chừa lại một ít tỉa hỏa và cắt mỏng 1-2mm để trang trí. Tỏi bóc vỏ, thái lát. Cho rau cần, tỏi, cà rốt vào rau răm vào trộn thật đều. Đun sôi khoảng 800 ml nước, cho muối, dấm, đường vào quấy tan, gạn bỏ cặn và để nguội.


    Chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch, lau thật khô, cho rau, đổ hỗn hợp trên vào, dùng đĩa sứ hoặc vật nặng đè lên cho củ cải nén xuống. Sau 1 ngày là có thể ăn được. Món rau cần muối vẫn giữ được màu xanh mát mắt, vị chua dịu, giòn tan. Khi ăn cảm nhận được vị chua ngọt hài hòa xen chút thơm nồng mùi rau răm rất hấp dẫn. Đây chắc chắn là một gợi ý thú vị bổ sung vào thực đơn các món dưa góp ngon miệng trong ngày Tết cho bạn đấy.

    Rau cần muối chua
    Rau cần muối chua
  16. Nguyên liệu gồm có sấu bánh tẻ, nước mắm, nước lọc, đường, tỏi, ớt. Sấu rửa sạch, nạo vỏ ngâm vào bát nước muối cho đỡ bị thâm. Vớt sấu ra rổ để ráo, một nửa khứa chữ thập để sấu ngấm dần dần, ăn được lâu, một nửa gọt khoanh tròn để sấu nhanh ngấm, có thể ăn xổi được ngay. Tỏi bóc vỏ, một nửa để nguyên tép, một nửa cắt lát. Ớt tươi rửa sạch, cắt bỏ cuống.


    Đun một nồi nước sôi dội nhanh qua rổ sấu, bước này giúp sấu sẽ không bị nổi váng và để được lâu. Sau đó để sấu thật ráo nước. Cho nước mắm, nước lọc, đường vào nồi khuấy đều cho tan, đun vừa sôi thì tắt bếp. Để nguội. Chuẩn bị sẵn hũ thủy tinh sạch, lau khô. Xếp sấu và tỏi ớt vào lọ sao cho phần tỏi ớt đan xen nhau. Đổ phần nước mắm đã đun vào. Ước lượng sao cho nước phải ngập kín sấu. Đậy kín đợi khoảng 1 ngày là có thể dùng được. Món sấu ngâm mắm ớt có vị chua thanh, ngọt đậm đà, thơm mùi tỏi, cay vị ớt. Khi vớt ra có thể làm nước dùng chấm rau, thịt luộc, quả sấu ăn kèm như cà muối hoặc cắt mỏng ăn kèm thịt luộc rất ngon miệng.

    Sấu muối mắm (sấu ngâm mắm)
    Sấu muối mắm (sấu ngâm mắm)
  17. Nguyên liệu gồm có củ su su, cà rốt, tỏi, ớt và các loại gia vị. Su su gọt vỏ, bỏ ruột, ngâm ngay vào nước lạnh cho ra hết nhựa, vớt ra cắt miếng dày tầm 3cm. Cà rốt gọt vỏ cắt khoanh tròn dày tầm 2cm. Có thể tỉa hoa cho đẹp. Tỏi, ớt thái lát

    Cho su su và cà rốt vào một cái âu, rắc 2 thìa canh muối hạt lên trên, xóc đều cho ngấm. Để khoảng 1-2 tiếng cho hỗn hợp ngót lại và tiết ra bớt nước. Sau đó vớt su su và cà rốt ra, xả lại thật kỹ cho hết vị mặn, vắt sơ cho ráo nước. Bước này sẽ giúp thành phẩm giòn và bớt hăng.


    Pha hỗn hợp đường, giấm, muối theo tỉ lệ: 2 dấm, 1 đường, 1 muối, 2 nước lọc. Có thể nêm nếm điều chỉnh lại theo khẩu vị. Cho lên bếp đun sôi sau đó để thật nguội và cho tỏi ớt vào. Chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch, lau thật khô, xếp su su và và rốt, đổ hỗn hợp trên vào, dùng đĩa sứ hoặc vật nặng đè lên cho su su và cà rốt nén xuống. Sau 1-2 ngày là có thể ăn được. Món dưa góp thật giòn với vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp giảm bớt cảm giác ngán của các món ăn nhiều dầu mỡ đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người.

    Su su muối chua
    Su su muối chua
  18. Đây là một món ăn dân dã của người miền Trung, dùng để nấu canh cá, bóp gỏi hoặc xào tỏi đều ngon vô cùng. Miếng bầu ngâm chua chua, giòn giòn, lạ miệng đảm bảo chỉ dùng một lần sẽ khiến ta nhớ mãi luôn ấy. Nguyên liệu gồm có quả bầu, nước, muối trắng và hũ thủy tinh.


    Bầu mua về để nguyên vỏ, rửa sạch, cắt đôi theo chiều dọc rồi cắt lát mỏng khoảng 0,5 cm. Trải bầu ra khay, phơi nắng to 1 ngày cho thật héo. Nấu sôi (nước + muối) cho muối tan đều. Tắt bếp, để nước muối thật nguội. Cho bầu đã phơi vào hũ, đổ nước muối vào ngập bầu. Lấy miếng nhựa gài lên miệng hũ, cho bầu luôn ngập dưới mặt nước. Để nơi thoáng mát. Khoảng 4 - 5 ngày bầu sẽ nở ra và chuyển sang màu vàng đậm là có thể dùng được. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn.

    Bầu muối chua
    Bầu muối chua
  19. Các món dưa muối chua chua này vừa tốt cho sức khoẻ vì nó là men vi sinh tốt cho tiêu hoá. Lại vừa đưa cơm, nhất là trong những ngày se lạnh như này. Nguyên liệu gồm có súp lơ, đường, muối, dấm, nước sôi để nguội.


    Súp lơ trắng thái miếng vừa ăn, rửa sạch ngâm nước muối trong vòng 30’. Cà rốt thái chỉ hoặc đuôi dài, ngâm chung với súp lơ. Nước đun sôi để nguội, rồi cho vào lọ thuỷ tinh hoặc âu, cho các nguyên liệu vào, khoắng cho tan rồi cho súp lơ và cà rốt vào. Lấy vật nặng đè lên trên cho súp lơ không nổi lên mặt nước là được. Để chỗ ấm trong 4-5 ngày là ăn được. Ngon tuyệt vời chua chua giòn rụm.

    Súp lơ muối chua
    Súp lơ muối chua
  20. Nguyên liệu gồm có củ cải, cà rốt, dấm, ớt và các loại gia vị. Củ cải, cà rốt thái miếng vuông khoảng 3cm. Chẻ củ cải cà rốt từng lát mỏng, chỉ chẻ khoảng 2/3 và giữ lại một chút để làm đế hoa. Tiếp tục chẻ lát sau cách lát trước khoảng 1mm cứ thế cho tới hết. Xoay ngang (90 độ) và tiếp tục chẻ như trên sẽ được bông hoa cúc. Cho gia vị, đường, dấm, nước, ớt vào đun sôi để âm ấm và cho tỏi vào. Xếp củ cải, cà rốt vào hũ (bát) thuỷ tinh đậy kín, ngày hôm sau sẽ dùng được ạ.

    Hoa cúc củ cải muối chua ngọt
    Hoa cúc củ cải muối chua ngọt




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy