Top 14 nguyên nhân khiến cho thị lực giảm sút

Lee Jue 1376 0 Báo lỗi

Đôi mắt được coi là cửa sổ của tâm hồn, là một bộ phận giúp cho chúng ta nhận biết được thế giới tự nhiên, nhận biết được bao vẻ đẹp của cuộc sống. Có không ít ... xem thêm...

  1. Các nước trên thế giới đều đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nền kinh tế được cải thiện đáng kể, những nhà máy, xí nghiệp không ngừng được xây dựng, nhưng cũng chính vì thế mà môi trường đang ngày càng ô nhiễm. Khói, bụi từ các công trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, đến cả sức khỏe của những người sống xung quanh khu vực ô nhiễm.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Ngày nay, Trái Đất đang nóng dần lên, hiện tượng hiệu ứng nhà kính ngày càng gia tăng, khiến cho lượng tia cực tím trong ánh sáng Mặt Trời cũng tăng lên. Khi ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt, các tế bào bao bọc mắt sẽ bị hủy hoại, nhất là những ánh nắng hắt lên từ bề mặt xi- măng, cát, nước, mặt băng… Nếu tiếp xúc với ánh nắng quá lâu, mắt chúng ta sẽ có hiện tượng rối loạn thị giác và giảm thị lực. Tiếp xúc với ánh nắng trong một thời gian dài, mắt còn có thể bị mù lòa. Vì vậy, bạn hãy hạn chế tối đa những tác hại của ánh sáng Mặt Trời đến mắt. Không nên để mắt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu, khi đi ra ngoài bạn nên đeo kính râm để mắt luôn khỏe đẹp nhé.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  3. Cũng do liên quan đến công nghê mà ra, càng ngày con người chúng ta càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Ngồi máy tính, dùng điện thoại hàng giờ không chỉ khiến cho mắt mỏi mệt mà nó còn gây tác hại cho mắt về lâu dài. Bởi màn hình máy tính, điện thoại phát ra ánh sáng xanh, ánh sáng này khi chiếu vào mắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến võng mạc, đến các thần kinh thị giác, khiến thị lực bị giảm sút một cách nhanh chóng và trầm trọng. Nếu ngồi trước máy tính và dùng điện thoại quá lâu, chúng ta sẽ dễ mắc các bệnh về mắt như: khô mắt, đau mắt, cận thị, loạn thị… Vì vậy, bạn hãy hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh như máy tính, điện thoại, sau khi làm việc 1-2 giờ thì hãy giải lao để cho mắt nghỉ ngơi rồi hãy tiếp tục.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Khi nhìn chữ hoặc các đồ vật ở gần liên tục, mắt bạn phải điều tiết nhiều hơn để có thể nhìn rõ mọi vật. Các tế bào thần kinh thị giác sẽ mệt mỏi hơn bao giờ hết. Nếu như không giữ một khoảng cách thích hợp khi đọc sách, bạn có thể mắc phải một số bệnh liên quan đến mắt, và bệnh phổ biến nhất là bệnh cận thị. Vì vậy, hãy tập cho mình thói quen đọc sách một cách đúng đắn, đúng vị trí, tư thế; không nên đọc sách cự ly quá gần và trong thời gian quá dài, nên đọc trong khoảng thời gian hợp lý để mắt có thể nghỉ ngơi.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Các tế bào thần kinh thị giác cần được cung cấp đầy đủ vitamin A, đây là một loiaj vitamin không thể thiếu để “nuôi dưỡng” đôi mắt. Nếu thiếu vitamin này, chúng ta dễ bị khô mắt, hoa mắt, mỏi mắt… Ngoài ra, thiếu vitamin C và E cũng là nguyên nhân khiến cho thị lực của bạn bị giảm xuống. Hãy ăn uống một cách điều độ, đúng cách, ăn nhiều các loại trái cây chứa vitamin A, C, E như gấc, cam, chanh… và bổ sung thêm dầu cá để có một đôi mắt sáng khỏe bạn nhé.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  6. Đôi mắt cũng như bao bộ phận khác trên cơ thể, nó cũng cần được nghỉ ngơi. Nếu chúng ta thức khuya, đồng nghĩa với việc mắt cũng vẫn phải hoạt động. Mắt bị mỏi mệt, các tế bào thần kinh ở mắt cũng vì thế mà yếu dần đi, và suy giảm thị lực là điều không thể tránh khỏi. Hãy tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm, nghỉ ngơi một cách hợp lý để không gây gánh nặng cho đôi mắt nhé.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Hằng ngày, sau khi tiếp xúc với bụi bẩn, thì đôi mắt cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Nguốn nước quá bẩn, để xà phòng dây vào mắt hoặc có thể do chính chiếc khăn mặt của bạn là “thủ phạm” khiến cho mắt bạn bị nhiễm bệnh. Bạn nên rửa mắt bằng nước sạch, khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt cũng nên chú ý, không để xà phòng dây vào mắt, khăn mặt bạn cũng nên giặt sạch sau đó phơi ngoài ánh nắng để vi khuẩn không thể tích tụ trên khăn mặt gây tổn hại đến mắt.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  8. Các bệnh về mắt rất đa dạng, các bệnh như cận thị, viễn thị, loạn thị… hay các bệnh khác như đau mắt đỏ, khô mắt, đau mắt do dị ứng… đều ảnh hưởng đến thị lực của bạn sau này. Hãy cố gắng giữ gìn đôi mắt để không mắc phải những bệnh trên bạn nhé.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  9. Yếu tố di truyền cũng được coi là một nguyên nhân khiến cho mắt bị ảnh hưởng. Có người sinh ra đã bị cận thị, đó là do cả bố và mẹ của họ đều bị cận nặng. Vì vậy, các nhà khoa học còn đưa ra lời khuyên là những người bị cận nặng không nên kết hôn với nhau, bởi khả năng con cái của họ bị di truyền là rất lớn.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  10. Căng thẳng, mệt mỏi trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến cho đôi mắt bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ không thể nghỉ ngơi, đôi mắt cũng vì thế mà bị chịu áp lực. Hãy cố gắng giải tỏa tâm lý, thư giãn để cho mắt không cảm thấy mệt mỏi nhé.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  11. Ngoài những nguyên nhân kể trên thì những yếu tố bên ngoài khác cũng vô cùng quan trọng, ví dụ như trong một cuộc ẩu đả, nếu mắt bị tổn thương, thì sau này khả năng mắt có thể hồi phục hoàn toàn là rất ít, mắt sẽ bị tổn thương phần nào, thị lực giảm sút là điều không thể tránh khỏi. Hãy cố để cho mắt không bị tổn thương từ các yếu tố bên ngoài bạn nhé.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  12. Kính áp tròng là giải pháp tiện lợi cho những người mắc chứng cận thị mà lại không muốn đeo các loại kính gọng thông thường. Tuy nhiên, nếu không sử dụng kính áp tròng đúng cách mắt của chúng ta có thể bị nhiễm trùng và ảnh hưởng lớn đến thị lực.


    Kính áp tròng sẽ di chuyển theo từng chuyển động của mắt, vì vậy chúng có thể tạo ra các vết xước trên bề mặt mắt từ đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào những vết thương hở đó. Đặc biệt là trong trường hợp ngủ mà quên không tháo kính áp tròng sẽ càng dễ gây các vết xước trên giác mạc từ đó xuất hiện nguy cơ nhiễm trùng cho mắt. Các chuyên gia về mắt có lời khuyên cho những người thường xuyên dùng kính áp tròng “Hãy luôn luôn tháo kính áp tròng vào ban đêm hoặc sử dụng loại kính áp tròng một ngày rồi vứt đi để giảm các nguy cơ gây hại cho mắt”.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  13. Nếu bạn chưa chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, hoặc đã được chẩn đoán tiểu đường nhưng không kiểm soát được bệnh thì rất có thể mắt bạn mờ là do bệnh võng mạc tiểu đường.

    Bệnh võng mạc tiểu đường đầu tiên biểu lộ trên nền võng mạc một cách âm thầm theo nhiều năm, được xem là giai đoạn sớm của bệnh võng mạc tiểu đường. Ở giai đoạn này, các đốm xuất huyết nhỏ hay mỡ lắng đọng xuất hiện trên võng mạc.

    Tăng sinh võng mạc phát triển trên nền võng mạc và là nguyên nhân chính gây mất thị lực ở bệnh nhân tiểu đường. Ở giai đoạn này, các mạch máu mới phát triển trên bề mặt võng mạc và dây thần kinh thị giác. Những tân mạch này có đặc điểm rất dễ vỡ. Khi vỡ thành mạch, máu có thể chảy vào võng mạc và dịch kính Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp có thể ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường, hãy nhớ khám mắt định kỳ.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  14. Chúng ta vẫn biết rằng huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ và bệnh tim, nhưng sự thật là huyết áp cao còn có thể kéo theo một căn bệnh cho mắt mang tên tắc tĩnh mạch võng mạc. Bệnh lý tắc tĩnh mạch võng mạc thường xuất hiện đột ngột ở một mắt, Triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng tùy vị trí và mức độ tắc tĩnh mạch. Thậm chí người bệnh có thể không có triệu chứng gì, hoặc chỉ cảm thấy như có một đốm đen ở một phần mắt, không ảnh hưởng thị lực. Nhưng thông thường bệnh nhân đột nhiên nhìn kém, cảm giác như nhìn qua lớp sương mù, hoặc như thấy có đám đen trước mắt, có thể dẫn đến thị lực giảm trầm trọng trong vòng vài phút hoặc sau 2 – 3 ngày.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy