Top 12 Siêu xe độc đáo nhất trên thế giới hiện nay
Nếu bạn đã quen thuộc với những siêu xe của Lamborghini, Ferrari, Porsche, Roll-Royce thì sau khi xem bài viết này, bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ. Bởi trên thế giới ... xem thêm...ngoài sự đắt đỏ truyền thống thì vẫn còn những siêu xe cực kỳ độc đáo bạn chưa bao giờ biết đến ! Hãy cùng đến với những siêu xe như thế trong bài viết này nhé.
-
Là một trong những hãng xe tiên phong trong lĩnh vực xe điện, BMW vừa vén màn những hình ảnh chính thức của mẫu Concept i4 Gold. Mẫu xe này sẽ dọn đường cho quá trình ra mắt chính thức của mẫu xe thương mại BMW i4 vào năm 2021. Trái tim của chiếc Concept i4 chính là công nghệ động cơ eDrive thế hệ thứ 5 của hãng xe Đức, vốn từng được giới thiệu trên chiếc Vision iNext và iX3. Công suất của xe đạt mức tối đa 530 mã lực, sản sinh từ khối động cơ điện vận hành song song với bộ pin điện cao thế công nghệ mới nhất. Với mức công suất trên, Concept i4 còn mạnh mẽ hơn cả những mẫu xe hiệu suất cao chạy xăng của BMW như M3 hay M4. Xe được cho có khả năng tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong khoảng 4 giây, trước khi đạt vận tốc tối đa được giới hạn ở mức 200 km/h.
Khả năng tích trữ năng lượng của bộ pin trên Concept i4 vào khoảng 80 kWh, cho phép di chuyển quãng đường tối đa khoảng 600 km sau mỗi lần sạc đầy. Ngoài ra, hệ thống này còn có thêm khả năng sạc nhanh với chỉ 35 phút cho 80% dung lượng, hoặc chỉ cần 6 phút sạc, xe sẽ có khả năng di chuyển tối đa 100 km. Ngoại thất của chiếc BMW Concept i4 sẽ mang nhiều nét tương đồng với mẫu xe BMW i4 trong tương lai. Được thiết kế với kiểu dáng Gran Coupe, BMW Concept i4 có 4 cửa cùng phần mui được vuốt đều dần xuống khoang hành lý. Hút ánh nhìn nhất vẫn là màu sơn ngoại thất Frozen Light Copper như chiếc iNext, điểm xuyết thêm một số chi tiết màu xanh dương tại viền lưới tản nhiệt, ốp hông và viền cản sau. Là một mẫu xe chạy điện hoàn toàn, BMW Concept i4 vẫn có thiết kế lưới tản nhiệt quá cỡ, mặc dù chi tiết này không có tác dụng về mặt vận hành của xe và được bọc kín.
Không gian nội thất của BMW Concept i4 mang đậm chất tương lai, cho khách hàng cái nhìn trực quan nhất về xu hướng thiết kế của các mẫu xe mới do BMW sản xuất. Nổi bật nhất là màn hình cong kỹ thuật số, kéo dài phần lớn bảng taplo với vai trò là bảng đồng hồ taplo và màn hình giải trí trung tâm. Đặc biệt, màn hình này làm từ chất liệu không phản xạ ánh sáng, giúp người lái dễ dàng quan sát cả 2 màn hình ở bất kỳ điều kiện chiếu sáng nào. Thêm vào đó, một số chi tiết khác như phím xoay chức năng iDrive và phím điều chỉnh ghế giờ đây được làm từ pha lê. Phiên bản thương mại BMW i4 sẽ được lắp ráp tại nhà máy chính của BMW tại Munich vào năm sau. Tập đoàn BMW cũng đã đầu tư hơn 222 triệu USD để nâng cấp khu phức hợp này phục vụ cho việc lắp ráp BMW i4. Gần 90% khối lượng công việc đã được hoàn thành nhằm đưa quá trình lắp ráp chiếc BMW i4 sớm đi vào kế hoạch.
-
Không chỉ sở hữu thiết kế bất đối xứng kỳ lạ, phần thân vỏ của DS X E-Tense còn có một khả năng "siêu cấp" nữa, đó là "tự hồi phục về tình trạng ban đầu sau va chạm". Trong khi đó, lưới tản nhiệt trước có khả năng làm mát và thay đổi theo ý nghĩ nảy ra trong đầu người lái. Thương hiệu DS khẳng định phần khung của X E-Tense được làm từ sợi carbon. Trong khi đó, lò xo và dầm xoắn của hệ thống treo đều mang tính "cách tân" nhưng không được DS nói rõ trong thông cáo báo chí. Bên trong DS X E-Tense, nội thất của DS X E-Tense chia đôi cho người lái và hành khách. Trong khi đó, cấu hình ghế khiến hành khách ngồi gần với đuôi xe hơn người lái. "DS X E-Tense có thể được bổ sung thêm một ghế nữa để chở theo 3 người", thương hiệu xe sang của Pháp khẳng định.
Khoang lái của mẫu xe dẫn động cầu trước này được thiết kế mở cho tài xế nhờ sàn bằng kính trong suốt có thể đổi màu, tạo sự kết nối gần gũi hơn với đường. Riêng hành khách ngồi trong khoang như kén tằm bọc da và đi kèm cửa cánh chim với phần vòm bằng kính. Theo DS, khoang hành khách này rất "ấm cúng" và sẽ "tác động lên các giác quan" của người ngồi bên trong. Ngoài ra, bên trong DS X E-Tense còn có những chi tiết ốp trang trí bằng kim loại và gỗ cùng ghế thoáng khí/mát-xa. Hiện chưa rõ thương hiệu DS có kế hoạch đưa X E-Tense lên dây chuyền sản xuất thương mại hay không. DS chỉ khẳng định chiếc xe độc đáo này có thể xuất hiện trong một bộ phim nào đó trong tương lai.
-
Về thiết kế tổng thể, EXP 100 GT là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thiết kế mang tính biểu tượng của Bentley với các tính năng của tương lai. Phần đầu xe nổi bật với lưới tản nhiệt cỡ lớn được tạo thành từ 6.000 bóng đèn LED nhỏ. Cụm đèn pha hình tròn truyền thống của Bentley được thiết kế tràn vào hai góc lưới tản nhiệt. Biểu tượng Flying B đặc trưng của hãng xe sang Anh quốc tiếp tục được gắn ở trên nắp ca pô. Bentley EXP 100 GT có chiều dài tổng thể 5,8 m, rộng 2,4 m và nặng 1,9 tấn dù thân xe được chế tạo hoàn toàn bằng nhôm và sợi carbon. Phần mái dốc mạnh về phía đuôi xe được lấy cảm hứng từ mẫu xe huyền thoại R-Type Continental.
Không chỉ sở hữu “khuôn mặt” đẹp, Bentley EXP 100 GT còn được trang bị hệ thống truyền động hoàn toàn bằng điện vô cùng mạnh mẽ. Sức mạnh của EXP 100 GT đến từ 4 motor điện cho mô-men xoắn cực đại lên đến 1.500 Nm. Mặc dù Bentley không công bố chính xác công suất tối đa mà EXP 100 GT có thể đạt được nhưng hãng tuyên bố xe chỉ mất chưa đầy 2,5 giây để tăng tốc 0-96 km/h, trước khi đạt tốc độ tối đa 300 km/h. Đặc biệt, EXP 100 GT có phạm vi hoạt động cực kỳ ấn tượng: 700 km trên một lần sạc. Ngoài ra, Bentley cho biết thêm xe chỉ mất 15 phút để sạc đầy 80% năng lượng khối pin thông qua công nghệ sạc nhanh.
Về mặt lý thuyết, EXP 100 GT không cần người lái và nếu có cũng chỉ là một "tùy chọn" bởi mẫu siêu xe điện này có thể vận hành tự động với hệ thống trợ lý AI thông minh, được tích hợp trên bảng điều khiển trung tâm với thiết kế tinh thể pha lê đẹp mắt. Đặc biệt, nội thất của xe sử dụng hàng loạt vật liệu thân thiện với môi trường như da tổng hợp, gỗ tái chế, vải sợi quang, len và nhôm nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp. Bentley gọi đây là “một sự đổi mới bền vững”. Bentley chưa có kế hoạch chế tạo phiên bản thương mại của EXP 100 GT ở thời điểm hiện tại nhưng mẫu concept này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng thiết kế và công nghệ cho các mẫu xe của Bentley trong tương lai.
-
Xuất hiện lần đầu tại tuần lễ ô tô Monterey (Mỹ), concept Silver Arrow sử dụng thiết kế tôn vinh dòng W125 1937 của Mercedes-Benz từng di chuyển giữa Frankfurt và Darmstadt với tốc độ trung bình 432,7 km/h – kỷ lục gần như không thể bị phá vỡ cho tới khi Koenigsegg Agera RS xuất hiện và chiếm lấy ngôi vị số 1 vào tháng 11 năm ngoái. Trong khi bản gốc sử dụng động cơ 12 xy-lanh thì EQ Silver Arrow sử dụng cấu hình điện hoàn toàn mới nhưng công suất không hề kém cạnh, đạt 740 mã lực. Ắc quy 80 kWh cho phép mũi tên bạc di chuyển 400 km liên tục không ngừng nghỉ theo thước đo quy chuẩn WLTP mới nhất vừa được châu Âu đưa vào áp dụng.
Concept của Mercedes EQ chỉ có 1 ghế ngồi duy nhất và sử dụng tông màu bạc khá lạnh lẽo cho ngoại thất, đối lập với tông màu vàng ấm áp bên trong cabin. Hệ thống đèn LED, la zăng nhôm... 168 chấu mạ vàng hồng siêu lớn, bộ chia gió trước làm bằng sợi carbon, lốp Pirelli độc quyền là một số điểm nổi bật trên ngoại thất concept xe đua điện của EQ. Ghế bọc da nâu vàng, sàn xe bằng gỗ óc chó, ốp nhôm bóng, màn hình chính panorama cùng màn hình cảm ứng tích hợp vào vô lăng là combo khá dị chưa từng xuất hiện trên các dòng xe Mercedes khác.
-
Audi vừa vén màn chiếc concept PB18 E-Tron với những công nghệ mới nhất như sạc không dây, công nghệ thực tế ảo... đi kèm khối 3 động cơ điện cho công suất 671 mã lực. Tổng thể, Audi PB18 E-Tron có thiết kế khá độc đáo khi lai đường nét của xe đua với chiếc hatchback. Ngoài ra, siêu xe điện này còn được các kỹ sư của Audi đặt cho nickname ''Level Zero'' vì dù sở hữu hàng tá công nghệ mới nhất của hãng xe Đức nhưng PB18 E-Tron lại không được trang bị tính năng tự lái thường thấy trên các mẫu xe định hướng tương lai.
Bên trong ca-bin, nội thất của PB18 E-Tron mang một chút cảm hứng từ việc lái xe môtô. Khi bạn lái xe 1 mình, ghế và toàn bộ hệ thống lái sẽ chuyển vào giữa ca-bin để người lái có góc nhìn bao quát nhất. Chưa hết, phần kính phía trước vô-lăng kết hợp với một hệ thống thực tế ảo để hiển thị thông tin về điều kiện đường phía trước. Khi có thêm hành khách, ghế lái sẽ dời về vị trí ban đầu để nhường chỗ cho ghế thứ 2. Nhờ áp dụng ca-bin kiểu hatchback nên PB18 E-Tron có cấu trúc ghế đặc biệt này. Hệ thống điều khiển của xe được tối giản số nút bấm cơ và thay bằng các nút cảm ứng được bố trí xung quanh người lái.
Là một chiếc siêu xe nhưng không gian nội thất của PB18 E-Tron rất rộng và thoải mái, giải quyết được tình trạng phải ''khép nép'' trên những chiếc siêu xe thường thấy. Nhờ vậy, khoang hành lý cũng được mở rộng với dung tích 470 lít, chỉ kém một chút so với con số 492 lít của chiếc Volkswagen Golf. Về hệ động lực, Audi trang bị cho PB18 E-Tron 3 động cơ điện. Trong đó, 1 động cơ điện cung cấp sức mạnh cho trục bánh trước với sức mạnh 201 mã lực và 2 động cơ còn lại chia đều cho 2 bánh sau với sức mạnh 604 mã lực. Cung cấp năng lượng cho 3 động cơ đó là khối pin trạng thái rắn có dung lượng 95 kWh, giúp xe di chuyển quãng đường liên tục lên đến 500 km với 1 lần sạc đầy. Khối pin này chỉ cần 15 phút để sạc đầy nhờ hệ thống sạc nhanh 800 volt.
-
Chiếc 103EX Concept là cách Rolls Royce định hình tương lai xe tự lái dành cho giới siêu giàu của mình. Phiên bản concept này trang bị tính năng trợ lý và tài xế ảo Voice of Eleanor. Eleanor dược kết nối với mọi khía cạnh của chiếc xe, vận chuyển hành khách đến đích một cách an toàn. Bên trong cabin được gọi là Grand Sanctuary, nội thất dùng lụa và gỗ mun macassar quý nguồn gốc Đông Nam Á, được tối giản chi tiết, mang lại bầu không khí đơn giản và thanh lịch, mang lại không gian thư giãn và tận hưởng chuyến đi của hành khách.
Phần kính cabin có thể mở cao đủ để cho phép hành khách đứng lên và cung cấp nơi trú ẩn khi thảm được chiếu ánh sáng màu đỏ. Rolls Royce gọi nó là Grand Arrival. Bốn bánh xe gần như được che kín nhìn như bốn trụ đỡ cố định hơn là bánh xe lăn. Rolls-Royce 103EX ra mắt năm 2016 ở London, Anh, thể hiện tầm nhìn của thương hiệu siêu sang về tương lai của xe hơi trong 100 năm tới. Lưới tản nhiệt vẫn là nét đặc trưng nhận ra thương hiệu. Đèn pha nổi bật với dải LED hình chữ C tạo đôi mắt cho mặt trước. Xe chạy điện với chế độ tự lái hoàn toàn và được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Gordon Murray Automotive T.50 2021 là siêu xe được thiết kế và chế tạo bởi Gordon Murray, người chủ mưu đằng sau chiếc McLaren F1 mang tính biểu tượng. Là một chiếc xe nhẹ, khí động học được trang bị động cơ V12 hút khí tự nhiên, T50 được thiết kế như một sự kế thừa tinh thần cho F1, tập trung vào trải nghiệm lái hơn là hiệu suất cực cao. T.50 có nhiều điểm tương đồng với McLaren F1 cũ, nhưng mọi khía cạnh đã được cải thiện thông qua việc sử dụng các vật liệu thế hệ mới và công nghệ hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu thêm về T.50, được mô tả là "siêu xe lấy người lái làm trung tâm nhất từng được chế tạo" trong bài đánh giá dưới đây.
Giống như McLaren F1 ngày trước, T.50 không có bộ chia lớn, cánh nhỏ ở khắp mọi nơi và cánh gió lớn phía sau. Ngoại thất của nó được sắp xếp hợp lý và gọn gàng. Bề ngoài T.50 hơi giống F1. Mặt trước dường như lấy cảm hứng từ siêu xe cũ với đèn pha lớn tích hợp vào chắn bùn phía trên và nắp trước nhỏ có hình dạng, kích thước và vị trí tương tự. Cách kính chắn gió chảy vào boong trước cũng tương tự như F1, nhưng đó có thể là do những siêu xe này có chung cách bố trí nội thất ba chỗ ngồi với vô lăng đặt ở giữa. Mũi xe trông cực kỳ đơn giản đối với các tiêu chuẩn của năm 2020, với các lỗ thông hơi hình chữ nhật ở hai bên. Không có bộ chia và không có cánh nhỏ.
Kiểu dáng của T.50 đơn giản nhưng đồng thời cũng rất đẹp. T.50 có các cửa lưỡng diện nhô lên và hướng về phía trước và một đường ký tự thú vị biến mất về phía sau cửa chỉ để xuất hiện trở lại trên chắn bùn sau. Các tính năng khí động học khá tinh tế, với các cạnh bên cong và cánh dọc được tích hợp vào thân sau bánh trước. Cabin thuộc loại có mái che, một thiết kế tiêu chuẩn trên các siêu xe hiện đại và có cửa sổ ngang nhỏ hơn được tích hợp vào cửa sổ, giống như McLaren F1. Phần mui hơi nhô cao kéo dài thành "xương sống" trên nắp động cơ là một điểm tương đồng khác với siêu xe những năm 1990.
-
DMC DeLorean là một chiếc xe thể thao hai chỗ ngồi phía sau được sản xuất và tiếp thị bởi John DeLorean 's DeLorean Motor Company (DMC) cho thị trường Mỹ từ năm 1981 đến năm 1983 cuối cùng là chiếc xe duy nhất được công ty non trẻ đưa ra thị trường. DeLorean đôi khi được gọi bằng ký hiệu tiền sản xuất DMC nội bộ của nó, DMC-12. Tuy nhiên, tên DMC-12 không bao giờ được sử dụng trong các tài liệu bán hàng hoặc tiếp thị cho mô hình sản xuất.
Được thiết kế với các tấm thân ngoài xe bằng thép không gỉ được đánh bóng, chiếc xe thể thao DMC DeLorean cũng được chú ý vì thiếu sức mạnh và hiệu suất không tương xứng với vẻ ngoài và giá cả. Mặc dù quá trình sản xuất của nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, DeLorean đã được biết đến rộng rãi sau khi nó được giới thiệu là cỗ máy thời gian trong các bộ phim Back to the Future. Ghế được bọc da màu nâu trung bình, nhưng chúng phẳng hơn nhiều và không có cảm giác thoải mái cũng như hỗ trợ như ghế sản xuất. Vô lăng màu đen với phần giữa mập mạp nhằm mục đích giữ túi khí và người lái có đầy đủ đồng hồ đo Stewart-Warner.
DeLorean tự khẳng định mình là một trong những chiếc xe đặc biệt nhất về mặt thẩm mỹ trên thị trường. Thiết kế thân xe của DeLorean là sản phẩm của Giorgetto Giugiaro của Italdesign. Một đặc điểm nổi bật khác của DeLorean là cửa kiểu cánh mòng biển. DeLorean nổi bật với những cánh cửa nặng nề được hỗ trợ bởi các thanh xoắn định sẵn bằng phương pháp đông lạnh và các thanh chống tích điện nitơ. Các thanh xoắn và thanh chống này được phát triển bởi công ty máy bay Grumman Aerospace của Mỹ.
-
Lancia Stratos Zero hay Lancia Stratos HF Zero là một mẫu xe thể thao grand tourer của các nhà sản xuất ô tô Ý Bertone và Lancia đã được giới thiệu tại Triển lãm ô tô Turin năm 1970. Chiếc xe ý tưởng được tạo ra bởi các nhà thiết kế người Ý Nuccio Bertone (người thừa kế của Bertone, được thành lập bởi cha ông là Giovanni Bertone vào năm 1912, đối thủ của Pininfarina) và Marcello Gandini (nhà thiết kế chính của Bertone). Họ gọi nó là "Stratos 0" theo tên của tầng bình lưu thời đại vũ trụ đang thịnh hành vào thời điểm đó. Nó không chỉ mang tính cách mạng trong thiết kế mà còn là một mẫu xe ý tưởng đầy đủ chức năng.
Kiểu dáng thiết kế khoa học viễn tưởng cực kỳ tương lai, Lancia Stratos Zero có hình thang góc cạnh vào thời điểm đó là mẫu siêu xe cực kỳ thấp và có hình dáng khí động học, với chiều cao chỉ 84cm. Thân xe được làm bằng sợi thủy tinh, với tông màu đồng nguyên bản , thân sau dạng fastback, vô lăng có thể thu vào để tiếp cận buồng lái dễ dàng hơn , cửa kính chắn gió phía trước mở lật và ghế xô tích hợp. Thiết bị đo đạc nằm trên màn hình điều khiển kỹ thuật số, có tầm nhìn xa trông rộng vào thời điểm đó. Ngoài , thiết kế đặc biệt còn được lấy cảm hứng từ những chiếc máy bay siêu thanh thời bấy giờ và những mẫu xe ý tưởng cạnh tranh như General Motors Firebird III (1959), Chevrolet Testudo (1963), Alfa Romeo Carabo,...
-
Những năm 1950 là thời điểm mà những chiếc xe hơi quyến rũ, với nước sơn sáng và mạ crôm chiếm lĩnh thị trường. Chiếc siêu xe Firebird 1 XP-21 này không giống những mẫu xe cùng thời, trông giống một tên lửa được quân đội sử dụng để tiêu diệt kẻ thù trong chiến tranh hơn. Là mẫu đầu tiên trong số bốn mẫu riêng biệt của GM từ năm 1953 đến 1964, Firebird 1 XP-21 được thiết kế cho một mục đích duy nhất là thử nghiệm một loại động cơ mới.
Động cơ trong Firebird 1 XP-21 là động cơ tua bin khí Wildfire Turbo Power với hộp số hai cấp. Động cơ này có thể tạo ra công suất khổng lồ (vào thời điểm đó) 370 mã lực với tốc độ 13.000 vòng / phút. Tốc độ tối đa ước tính của cả bốn thế hệ của những chiếc xe ý tưởng này là 200 dặm một giờ. Động cơ cũng trục xuất nhiên liệu phản lực ở mức đáng kinh ngạc 1.250 độ F. Chiếc xe không thực tế đến mức trong một thời gian dài, chỉ có một người lái xe đủ tiêu chuẩn để vận hành nó là Emmett Conklin, người đứng đầu dự án.
Người chịu trách nhiệm về kiểu dáng cực chất của Firebird 1 XP-21 là Phó chủ tịch phong cách GM huyền thoại Harley J. Earl, người đã giúp thiết kế Buick Y-Job và Chevrolet Corvette 1953. Do thân xe bằng sợi thủy tinh nhẹ nặng 2.500 pound, các vây trên chiếc xe mang lại vẻ ngoài giống cá mập đã có mặt để giúp nó giảm tốc độ từ tốc độ tối đa dự kiến đáng kinh ngạc. Các mẫu xe năm 1953, 56 và 59 đều ra mắt tại triển lãm ô tô Motorama, và các phiên bản 56 và 59 của chiếc xe có kiểu dáng bình thường hơn. Đây là chiếc xe chạy bằng khí đốt đầu tiên được thử nghiệm ở Hoa Kỳ.
-
Tesla Roadster là một khái niệm xe thể thao dẫn động bốn bánh chạy bằng pin hoàn toàn chạy bằng pin được tuyên bố là đang được phát triển bởi Tesla, Inc. Tesla đã tuyên bố rằng nó sẽ có khả năng tăng tốc từ 0 đến 60 dặm/giờ (0 đến 97km/h) trong 1,9 giây, sẽ nhanh hơn bất kỳ chiếc xe từng sản xuất được sử dụng hợp pháp trên đường phố kể từ thông báo vào năm 2017. Roadster là sản phẩm kế thừa chiếc xe sản xuất đầu tiên của Tesla, Roadster 2008. Roadster cũng được xác nhận là có tính năng mui trần, nhờ mui kính có thể tháo rời, trọng lượng nhẹ để có thể dễ dàng cất vào cốp.
Roadster là chiếc xe đầu tiên của Tesla và những chiếc Roadster thế hệ đầu tiên vẫn có giá trị cao ở thời điểm hiện tại. Roadster 2021 lấy ý tưởng từ những người tiền nhiệm để đối đầu với đối thủ chạy bằng xăng là chiếc siêu xe McLaren 570S. Nội thất của Tesla Roadster đề cao cả sự thoải mái và an toàn, có nhiều tính năng an toàn đồng thời cực kỳ thoải mái khi lái xe. Một số tính năng an toàn tiêu chuẩn được quảng cáo bao gồm kiểm soát hành trình thích ứng cũng có tích hợp chế độ lái bán tự động, cảnh báo chệch làn đường với hỗ trợ giữ làn đường và phanh khẩn cấp tự động với tính năng phát hiện người đi bộ đều được tích hợp trên Tesla Roadster.
-
Porsche đã giới thiệu tới công chúng chiếc xe thể thao chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của mình bằng một buổi ra mắt thế giới ngoạn mục được tổ chức đồng thời trên ba lục địa. Chiếc siêu xe thể thao bốn cửa là một chiếc siêu xe độc đáo, mang đến hiệu suất và khả năng kết nối điển hình của Porsche với khả năng sử dụng hàng ngày. Porsche hứa hẹn Porsche Taycan Turbo S 2020 là chiếc siêu xe đích thực cho kỷ nguyên xe điện - một chiếc xe thể thao hấp dẫn không chỉ gây phấn khích về mặt công nghệ và cảm giác lái năng động, mà còn khơi dậy niềm đam mê của mọi người trên toàn thế giới.
Porsche Taycan Turbo S nằm ở đỉnh cao của Porsche E-Performance và là một trong những mẫu xe sản xuất mạnh mẽ nhất mà nhà sản xuất xe thể thao hiện có trong danh sách các sản phẩm hàng đầu của mình. Phiên bản Turbo S hàng đầu của Porsche Taycan có thể tạo ra công suất vượt mức lên tới 560 kW (761 PS) khi kết hợp với Kiểm soát khởi động và Taycan Turbo lên tới 500 kW (680 PS). Porsche Taycan Turbo S tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 2,8 giây. Với thiết kế thuần khiết, sạch sẽ, Porsche Taycan báo hiệu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, đồng thời vẫn giữ được đặc trưng thiết kế không thể nhầm lẫn của Porsche.
Nhìn từ phía trước, Porsche Taycan Turbo S 2020 trông đặc biệt rộng và phẳng với các cánh có đường viền cao. Hình bóng được định hình bởi đường mái thể thao dốc xuống phía sau. Các phần bên được điêu khắc cao cũng là đặc trưng. Cabin kiểu dáng đẹp, cột C phía sau được kéo vào trong và vai cánh rõ rệt tạo nên phần đuôi xe được nhấn mạnh, đặc trưng của thương hiệu. Ngoài ra còn có các yếu tố sáng tạo như logo Porsche hiệu ứng thủy tinh, được tích hợp vào thanh đèn ở phía sau. Với dòng Taycan, lần đầu tiên Porsche cung cấp nội thất hoàn toàn không sử dụng chất liệu da. Nội thất làm từ vật liệu tái chế sáng tạo nhấn mạnh khái niệm bền vững của xe thể thao điện.