Top 8 Ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc để hành hương cầu may đầu năm mới
Hành hương không chỉ là nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt Nam mà còn là sự trải nghiệm đời sống tâm linh, tìm về sự thanh tịnh trong tâm hồn để ... xem thêm...khởi đầu một năm mới đầy niềm vui và sự an lạc. Do đó, đi chùa lễ Phật là một truyền thống tốt đẹp của tất cả những người con Phật. Toplist sẽ cùng bạn hành hương đầu năm đến những ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc.
-
Chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa lớn ở Việt Nam, chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng. Trên đỉnh núi thiêng Yên Tử còn có một khu di tích lịch sử với những ngôi chùa và tháp cổ cùng rừng cây cổ thụ lâu đời. Đỉnh Yên Tử cũng trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Lịch sự ghi chép lại rằng, sau khi truyền ngôi, vua Trần Nhân Tông đã khoác áo cà sa tu hành để có thể tìm đến sự thanh tịnh, quên hết những ganh đua, đố kị của cuộc sống. Từ đó, ông thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.
Chùa Đồng Yên Tử Quảng Ninh đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước ta. Hơn nữa ngôi chùa linh thiêng này lại được được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng đỉnh Yên Tử. Theo dân gian ta lưu truyền thì chùa Đồng linh thiêng chính là một nơi có thể cầu được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của đời sống.
Ngôi chùa cũng chính là nơi mà các tín đồ, phật tử có một niềm tin vào sự linh ứng khó lý giải này. Sự linh thiêng, vẻ thẩm mỹ về kiến trúc đã giúp cho ngôi chùa thu hút được quảng đại quần chúng hành hương đến đây. Bởi vậy, hành hương Yên Tử đã trở thành tâm nguyện của nhiều du khách hành hương hướng về cõi Phật mỗi độ xuân về. Lễ hội Yên Tử mở hội vào mồng 9 tháng Giêng hàng năm.
Địa chỉ: Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
-
Chùa Hương
Chùa Hương hay còn có tên gọi khác là Hương Sơn, nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một trong số những quần thể văn hóa - tôn giáo nổi tiếng tại Việt Nam với nhiều đền chùa, đình thờ cúng tín ngưỡng. Chùa Hương là một trong những địa danh nổi tiếng được nhiều du khách gần xa tới hành hương, lễ phật và vãn cảnh chùa.
Nơi đây có thiên nhiên hữu tình, là sự kết hợp hài hòa giữa núi cao và nước xanh khiến thời tiết quanh năm mát mẻ. Bạn có thể tới Chùa Hương vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vào những tháng mùa xuân từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch thì nơi đây thường đông đúc hơn hẳn. Đặc biệt, khoảng thời gian từ rằm tháng giêng cho tới khoảng giữa tháng 2 âm lịch là giai đoạn cao điểm của mùa hành hương đầu năm.
Ngày mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương, lễ hội Chùa Hương được tổ chức từ ngày mùng 6 đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm rất nhiều phật tử gần xa trở về hành hương, lễ phật để cầu mong một năm thuận lợi cho bản thân và gia đình. Tới Chùa Hương dịp lễ hội, du khách sẽ có dịp thưởng thức các chương trình văn nghệ như hát văn, hát chèo hay các cuộc thi chèo thuyền, leo núi... Ý nghĩa lễ hội Chùa Hương trước đây là khai sơn, mở rừng. Tuy nhiên ngày nay còn có ý nghĩa là khai chùa, mở chùa.
Khi đi lễ chùa hay tham quan thắng cảnh, bạn cần lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, kín đáo. Tránh ăn mặc phản cảm khi lên chùa dâng hương. Nên chọn quần áo tối màu, có cổ, mặc quần thay vì mặc váy. Ngoài ra, khi đi du lịch Chùa Hương sẽ phải đi bộ và leo bậc khá nhiều các bạn nên lựa chọn cho mình những đôi giày thể thao hoặc giày bệt để cảm thấy thật thoải mái khi di chuyển.
Địa chỉ: Xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội
-
Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây hàng năm vinh dự chào đón hàng vạn phật tử về hành hương. Nhìn tổng thể kiến trúc Bái Đính như một nét quy chuẩn cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam, đặc biệt khu chùa mời xây dựng có những công trình đồ sộ.
Mái chùa chính điện vô cùng đẹp gồm 3 tầng 12 mái cong hình đầu đao, lợp mái ngói hình mũi hài truyền thống. Bậc thêm trang trí rồng đá kiểu dáng thời Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống giếng ngọc. Kiến trúc tổng thể ngôi đền theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần phía trước được thiết kế theo theo kiểu chữ Nhất, còn phần phía sau thiết kế theo kiểu chữ Công, “Tiền Nhất hậu Công” vững chãi tạo dáng kiến trúc hài hòa truyền thống. Bên trong có nhiều mảng kiến trúc cổ được chạm khắc sinh động, hình hoa tươi tắn, hình rồng, lân khỏe khoắn mạnh mẽ.
Xung quanh hành lang tượng la hán chạy dài bao lấy khuôn viên ngôi chùa, trong chùa còn có các khu vườn nhỏ trồng cây xanh, loại cây được chùa trồng nhiều nhất là cây bồ đề được triết từ các ngôi chùa bên Ấn Độ. Không gian chùa Bái Đính vô cùng thanh tịnh thoáng mát, nơi lý tưởng cho những chư tôn tăng ni phật tử đến chiêm bái và tu tập.
Vượt qua 300 bậc đá lên tới cổng tam quan, chưa rẽ vào cổng vội nhìn sang bên cạnh dốc có một ngã ba là lối dẫn hang sáng và động tối. Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang sâu khoảng 25 m, rộng 15 m, cao khoảng hơn 2 m, đi hết đến cuối hang bạn sẽ sang bên đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, tỉnh Ninh Bình
-
Chùa Tây Thiên
Với diện tích khoảng 148ha, quần thể di tích Tây Thiên nằm trong một vùng đa dạng sinh học với gần 500 loài thực vật và 300 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Tại Tây Thiên có những cây thông đã sống đến ngàn năm tuổi, kiêu hãnh vươn mình và tỏa bóng xuống những lối đi quanh co trong rừng.
Một ngày ở nơi đây, người ta có thể thưởng thức được dư vị của bốn mùa trong một năm: gió xuân mơn man lúc bình minh, nắng hạ ấm áp vào buổi trưa, tiết thu dìu dịu khi chiều về và cái se lạnh của mùa đông khi bóng tối đổ xuống. Tây Thiên Tam Đảo không chỉ hấp dẫn bởi phong cảnh thiên nhiên nên thơ trữ tình, núi non trùng điệp thơ mộng mà còn là điểm tâm linh linh thiêng ở miền Bắc. Nếu bạn đang có dự định ghé thăm khu danh thắng đẹp nhất của tỉnh Vĩnh Phúc này thì không thể bỏ qua nơi này.
Chùa Tây Thiên hấp dẫn không phải chỉ là nơi linh thiêng của phật mà còn có phong cảnh sơn thủy hữu tình vấn ghi dấu vào lòng du khách thập phương. Cảnh núi rừng nguyên sơ với những ngôi Cổ tự, những Thảo am Tịnh thất cheo leo trên độ cao ngút ngàn nước suối trong vắt chảy róc rách…
Ngoài thiên nhiên non nước hữu tình, ở đây còn mang ý nghĩa nhân văn với bề dày lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng được thế hệ cha ông truyền lại. Chùa có đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu - người kết hôn cùng Hùng Chiêu Vương sau khi giúp nhà vua đánh giặc giữ nước cùng với các ngôi chùa thờ Phật, thu hút hàng trăm người đến đây mỗi năm. Danh thắng Tây Thiên không chỉ nổi tiếng với thờ quốc mẫu Tây Thiên mà còn có rất nhiều ngôi chùa thờ Phật như chùa Thiên Ân, Đồng Cổ, Phù nghi… Bởi lẽ đó mà khi đến đây dân gian hay nói rằng, đến chùa Tây Thiên là “đến với Phật, về với Mẫu”.
Địa chỉ: Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
-
Chùa Keo
Chùa Keo có tên là “Thần Quang Tự”, tọa lạc trên bờ sông Thái Bình tại làng Keo nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Dân gian còn gọi ngôi chùa ở Thái Bình là Keo trên, phân biệt với chùa Keo dưới ở Nam Định, theo dòng chảy của con sông. Ngôi chùa Keo ngày nay được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng năm 1632 theo lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” đặc trưng của kiến trúc chùa Việt Nam (có nghĩa là kiến trúc bên trong theo hình chữ Công, bên ngoài theo hình chữ Quốc).
Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có qui mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam, bên cạnh đó là nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh kiến trúc “Nội công, ngoại quốc” thì việc chùa được xây dựng quay mặt ra hướng nam với điểm đầu là Tam quan ngoại và điểm cuối Gác chuông nằm trên một trục bắc - nam được xem là đường “thần đạo” trong phong thủy kiến trúc.
Hội chùa keo thường được tổ chức làm 2 đợt, mùng 4 tháng giêng Âm lịch và 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch. Hội đầu năm mới là dịp để nhân dân địa phương cùng nhân dân khắp các tỉnh thành cả nước về dâng hương khấn Phật. Còn hội tháng 9 là hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 1000 năm ngày Thiền sư Không Lộ (1016 - 1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 Âm lịch). Du lịch chùa Keo trong dịp lễ hội hàng năm là điểm đến hấp dẫn nhất. Hãy dành chút thời gian cho bản thân để một lần về thăm quê lúa, thăm chùa và trải nghiệm một không gian hoàn toàn khác lạ vào dịp đầu xuân năm mới bạn nhé!
Địa chỉ: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
-
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc nằm tại Xã Ba Sao, Huyện Kim Bảng, Tình Hà Nam cách thành phố Hà Nội chỉ khoảng 70km. Chùa Tam Chúc là một quần khu quần thể du lịch tâm lịch Tam Chúc với tổng diện tích hơn 500ha. Chùa Tam Chúc hay Tam Chúc Tự hay có người gọi là Chùa Tam Trúc có một vị thế khá đặc biệt. Thế “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai, trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in bóng nước mênh mang.
Chùa Tam Chúc gồm có Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Chùa Ngọc và Vườn Cột Kinh. Đã đến đây các bạn nên cố gắng tham quan hết nhé, một số công trình vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Mình ấn tượng nhất là những bức tường phù điêu đặc biệt được tạc bằng đá núi lửa, nhìn y như gỗ thật trong Điện Quan Âm vô cùng tỉ mỉ, kỳ công bởi bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề. Ngay sau khi bước chân vào cổng du lịch chùa Tam Chúc thì điện Tam Bảo sẽ là công trình đầu tiên mà bạn nhìn thấy. Điện Tam Bảo có diện tích rất lớn lên đến 5100m2 và có thể chứa được cùng một lúc khoảng 5000 người.
Bên trong điện có 3 bức tượng Phật được làm bằng đồng. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng. Chùa Tam Chúc còn gây ấn tượng mạnh bởi vườn cột kinh chứa tới 1000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn cùng với đó là ba bức tượng Phật Tổ được đúc bằng đồng đen được bao bọc bởi những chiếc lá bồ đề khổng lồ.
Địa chỉ: Xã Ba Sao, Huyện Kim Bảng, Tình Hà Nam
-
Chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng tọa lạc ở núi Ba Vàng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở độ cao 340m, với địa thế đẹp hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, phía trước là sông, phía sau là núi hai bên là rừng thông, chùa Ba Vàng đã trở thành một mỹ cảnh làm say lòng biết bao du khách.
Chùa Ba Vàng được xây dựng cách đây hơn 300 năm, từ triều vua Lê Dụ Tông 1706. Trải qua hàng trăm năm ngôi chùa đã được tu sửa tôn tạo lại nhiều lần. Ngày nay, ngôi chùa đã được khoác lên mình một vẻ đẹp tráng lệ nguy nga, ẩn chứa nhiều điều chờ con người khám phá. Mang vẻ đẹp đặc trưng của những ngôi chùa Bắc Bộ, chùa Ba Vàng được chia thành ba gian bái đường, một gian hậu cung với các ban thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông. Không những thế chùa Ba Vàng nổi tiếng với chính điện lớn nhất Việt Nam.
Trước khi bước chân vào trong chùa bạn sẽ bị bất ngờ với hệ thống tượng pháp được thiết kế vô cùng độc đáo và lạ mắt với chiều cao đều trên 2m. Trong số những bức tượng đó bạn sẽ bị ấn tượng nhất với Phật A Di Đà được làm bằng gỗ lớn nhất miền Bắc. Một điểm tham quan nữa mà bạn không thể bỏ qua đó là giếng nước khổng lồ không bao giờ cạn.
Giếng nước gắn với một câu chuyện mà người xưa kể lại rằng, nếu ai uống được nước ở giếng này thì mọi bệnh tật sẽ tiêu tan con người sẽ luôn khỏe mạnh. Vì thế rất nhiều du khách đến đây chỉ mong có cơ hội được uống một ngụm nước thiêng. Khu du lịch chùa Ba Vàng còn nổi tiếng với hòn non bộ nhân tạo được xây dựng một cách rất tự nhiên. Tới đây bạn sẽ được hưởng không khí bình yên thanh tịnh, nơi làm cho tâm hồn bạn được rũ sạch bụi trần.
Địa chỉ: Phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
-
Chùa Một cột
Chùa Một Cột Hà Nội được Tổ chức xác lập Kỷ lục châu Á bình chọn là một trong những ngôi chùa có có kiến trúc độc đáo nhất châu Á. Cùng với “Khuê Văn Các” thì đây cũng là di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Với nét đặc biệt trong cấu trúc cùng với những giá trị nhân văn, lịch sử, ngôi chùa trở thành điểm đến không thể thểu thiếu trong sổ tay du lịch của các tín đồ Phật giáo khi tới du lịch Hà Nội.
Đến đây, bạn sẽ không chỉ trầm trồ trước kiệt tác đầy ấn tượng này mà còn được thư giãn trong khung cảnh yên bình dưới tán lá xanh và khám phá nhiều địa danh hấp dẫn xung quanh. Chùa Một Cột Hà Nội được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Chùa Mật, Diên Hựu Tự, Liên Hoa Đài (do hình dáng của nó nhìn giống như một bông hoa sen vươn mình nở rộ giữa hồ nước). Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Vua Lý Thái Tông, từ đó trở thành biểu tượng đặc sắc mỗi lần nhắc tới cái tên Thủ đô Hà Nội.
Không phải chỉ là một ngôi chùa thông thường, Chùa Một Cột mang ý nghĩa đại diện cho đóa sen mà vua Thái Tôn trong một lần nằm mộng được Phật Bà Quan Thế Âm ban tặng. Đây cũng là nơi được nhà vua lựa chọn để đến tế lễ mỗi dịp rằm và mồng một hàng tháng, cầu quốc thái dân an. Chùa Một Cột Hà Nội không giống với bất cứ một tháp phật nào, và tuy không lớn nhưng lại mang đậm triết lý nhân văn.
Vẻ đẹp của nó vừa là vẻ đẹp uy nghi cổ kính vừa mang phong thái thanh thoát, nhẹ nhàng của Phật giáo. Chùa có hình vuông, được làm hoàn toàn bằng gỗ, lợp ngói, mỗi cạnh 3m, trên trụ đá đường kính 1,2m, cao 4m (chưa tính phần chìm dưới nước) - nét độc đáo nhất của ngôi chùa. Phần trên thân trụ có tám cánh gỗ nhìn tựa như bông sen nở. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu mặt nguyệt.
Địa chỉ: Quận Ba Đình, Hà Nội