Đồng hồ cơ khí
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy người Trung Hoa đã tạo ra những chiếc đồng hồ với cơ cấu phức tạp hàng trăm năm trước người châu Âu. Năm 727, đồng hồ cơ học đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi một nhà sư Nhất Hạnh và nhà toán học người Trung Quốc Yixing (683-727). Thiết bị này đồng thời cũng đóng vai trò là một công cụ thiên văn.
Đồng hồ vận hành bằng cách nhỏ nước làm quay các bánh răng và hoàn tất trọn vẹn một vòng quay trong 24 giờ. Bộ thoát (hay còn được gọi là hồi) là một thành phần quan trọng của đồng hồ cơ học. Nó được dùng để điều chỉnh lực chạy của đồng hồ, cho phép một bánh răng quay chậm rãi, liên tục với tốc độ không đổi.
Chiếc đồng hồ được làm theo hình ảnh của bầu trời hình tròn và trên đó có đầy đủ Nhị thập bát tú (cách gọi của 28 chòm sao nằm trên bầu trời theo cách chia trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại), đường xích đạo và thang chia độ của chu vi bầu trời.Dòng nước chảy vào muỗng khiến bánh răng tự động xoay chuyển một vòng tuần hoàn trong 1 ngày và đêm (24 giờ). Ngoài ra, có hai chiếc vòng gắn hình ảnh mặt trời và mặt trăng được bố trí bên ngoài bầu trời hình cầu, chúng được tạo ra để di chuyển trong quỹ đạo tròn… Và họ đã làm một vỏ bằng gỗ để đại diện cho đường chân trời với các thiết bị máy móc được gắn chìm một nửa trong đó. Nó cho phép xác định chính xác thời điểm bình minh và hoàng hôn, trăng tròn và trăng khuyết, chậm rãi hay nhanh chóng. Hơn nữa, có hai chiếc bệ đỡ bằng gỗ trên bề mặt đường chân trời, có một cái chuông và một cái trống ở phía trước nó, chiếc chuông được đánh trúng một cách tự động để chỉ giờ, cái trống được đánh tự động để thông báo cứ mỗi 15 phút.
Đồng hồ của Yixing cũng giống như các loại đồng hồ nước khác, chúng phụ thuộc vào những thay đổi của thời tiết. Để giữ nước trong chúng khỏi bị đóng băng, người ta thường đốt một ngọn đuốc bên cạnh chúng.
Mãi về sau, kỹ sư Tô Tụng (1020-1101) đã phát triển một chiếc đồng hồ tinh vi hơn vào năm 1092, khoảng 200 năm trước khi đồng hồ cơ khí được xuất hiện ở Châu Âu.