Rượu
Khoảng đầu thế kỷ 3 trước công nguyên, người Trung Quốc đã tìm ra cách để xử lý các sản phẩm như giấm và nước tương bằng việc sử dụng công nghệ lên men và chưng cất. Chứng cứ là cuộc khảo nghiệm của tiến sĩ Patrick McGovern (Trường đại học Pennsylvania, Mỹ) đã tìm ra dấu vết của những thức uống lên men làm từ gạo, mật ong và nho hay táo gai, trên hũ gốm lấy từ làng Giả Hồ, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Do vậy, ông khẳng định rượu đã xuất phát đầu tiên ở chính miền Bắc đất nước đông dân nhất thế giới này ít nhất từ năm 7000 TCN. Qua đó, họ đã sáng chế ra rượu bằng phương pháp này.
Hơn thế nữa, trong các sách cổ như Thuyết văn giải tự của Hứa Thận đời Hán, Bát vật chí của Trương Hoa đời Tấn, Sự vật ký nguyên của Cao Thành đời Tống... đều ghi chép Đỗ Khang là người phát minh ra cách nấu rượu. Đỗ Khang còn được gọi là Thiếu Khang, sống vào cuối thời Tây Chu, tương truyền là người phát minh ra cách nấu rượu ở Trung Quốc. Ông được những người nấu rượu, bán rượu thờ là ông tổ của nghề rượu, được nhân dân Trung Quốc tôn xưng là Tửu thần, Tửu thánh.