La bàn
Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm và phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là " Tư nam ". Tư nam làm bằng đá thiên nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái đĩa hình vuông. Bốn xung quanh địa bàn có 24 hướng, tức là 8 căn Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh,Tân, Nhâm, Quý và 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thềm có 4 duy: Càn, Khôn, Tốn, Cấn. Cán thìa sẽ chỉ hướng nam. Tư nam được coi là tổ tiên của kim chỉ nam nhưng nó còn nhiều hạn chế vì khó mài, nặng, lực ma sát lớn và chỉ hướng còn chưa được chính xác.
Đến thời nhà Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài vào đá để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn. La bàn đầu tiên được thầy phong thủy sử dụng để xem hướng đất. Về sau, đến thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng để đi biển.
Khoảng nửa sau thế kỉ XII, La bàn được truyền sang Arập qua đường biển rồi truyền sang châu Âu. Người châu Âu cải tiến thành la bàn khô tức la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỉ XVI, la bàn khô lại quay trở lại Trung Quốc.