Kĩ thuật in

Vào thời Tống (cách đây khoảng 900 năm) tại Hồ Bắc Phát Minh Gia Tất Thăng (một người bình dân sống và làm việc tại một xưởng điêu bản) thông qua nhiều lần thực tiễn đã phát minh ra loại kĩ thuật ấn loát hoạt tự, ông dùng chữ khắc lên bùn (loại bùn dùng để đóng gạch), mỗi chữ một miếng, đem nung cho khô. Sau đó chuẩn bị một khay sắt, trên khay sắt đó có rắc hương tùng, sáp nến, tro giấy,... 4 cạnh của khay sắt được nẹp bởi một khung sắt, trong khay sắt đó xếp cho kín chữ đã được khắc, đem nung trên lửa, dùng một tấm kim loại bằng phẳng để nén các chữ trong khay xuống. Như vậy sáp đã lấy chữ và có thể mang ra in.


Phát minh của Tất Thăng tuy là một tiến bộ nhảy vọt nhưng vẫn còn một số nhược điểm là chữ hay mòn, khó tô mực, chữ không được sắc nét. Để khắc phục điều đó, vào thời nhà Nguyên, Nguyên Vương Trinh mới cải tiến bằng việc dùng con chữ rời bằng gỗ. Sau đó, người ta còn dùng chữ rời bằng thiếc, đồng, chì.


Từ đời Đường, kĩ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Việt Nam, Arập rồi truyền sang châu Âu, châu Phi. Năm 1448, người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh. Việc đó đã tạo cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.

Bảng chữ được in theo lối kĩ thuật cổ
Bảng chữ được in theo lối kĩ thuật cổ

Top 10 Phát minh vĩ đại nhất của người Trung Quốc cổ đại

  1. top 1 Thuốc súng
  2. top 2 La bàn
  3. top 3 Kĩ thuật làm giấy
  4. top 4 Kĩ thuật in
  5. top 5 Máy địa chấn
  6. top 6 Rượu
  7. top 7 Tơ Lụa
  8. top 8 Diều
  9. top 9 Đồng hồ cơ khí
  10. top 10 Sản xuất trà

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy