Top 8 Ngôi trường đào tạo luật hàng đầu thế giới

Nguyễn Cao Bảo Trân 1397 0 Báo lỗi

Ngành Luật là một trong những ngành có địa vị cao trong xã hội, không bao giờ mất giá trị và luôn vận động phát triển theo tiến trình phát triển của xã hội. ... xem thêm...

  1. Top 1

    Harvard

    Viện Đại học Harvard còn gọi là Đại học Harvard là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy nằm ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng và tài sản của mình, Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới. Đại học Harvard là một trường đại học tư thục nằm ở thành phố Cambridge, Hoa Kỳ và đây cũng là một trường đại học lâu đời nhất ở Mỹ.


    Nhắc đến luật chắc chắn không ai là không biết đến Harvard, ngôi trường mơ ước của biết bao nhiêu sinh viên trên toàn thế giới. Chương trình tuyển sinh viên và đào tạo ở đây vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe. Thế nên ai đã được đặt chân vào ngôi trường này thì ắt hẳn sự nghiệp cũng sẽ thăng hoa. Harvard còn được biết đến là nơi đã từng đào tạo rất nhiều những người nổi tiếng và có quyền lực trên thế giới, điển hình là Obama - cựu tổng thống Hoa Kỳ. Ông là sinh viên đầu tiên được các đồng môn khoa luật bầu làm chủ tịch tạp chí luật và sau này ông cũng là vị tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ.


    Được thành lập vào năm 1636 bởi Cơ quan Lập pháp Thuộc địa Vịnh Massachusetts và không lâu sau đó đặt theo tên của John Harvard - người đã hiến tặng của cải cho trường, Harvard là cơ sở học tập bậc cao lâu đời nhất Hoa Kỳ. Mặc dù chưa bao giờ có mối quan hệ chính thức với bất kỳ giáo phái nào, Trường Đại học Harvard (Harvard College, sau này là trường giáo dục bậc đại học của Viện Đại học Harvard) trong thời kỳ đầu chủ yếu đào tạo các mục sư Kháng Cách thuộc hệ phái Tự trị Giáo đoàn. Chương trình học và thành phần sinh viên của trường dần dần trở nên có tính chất thế tục trong thế kỷ XVIII, và đến thế kỷ XIX thì Harvard đã nổi lên như một cơ sở văn hóa chủ chốt của giới tinh hoa vùng Boston.


    Sau nội chiến Hoa Kỳ, Charles W. Eliot trong nhiệm kỳ viện trưởng kéo dài nhiều năm của mình (từ 1869 đến 1909) đã chuyển đổi trường đại học này và các trường chuyên nghiệp liên kết với nó thành một viện đại học nghiên cứu hiện đại. Harvard là thành viên sáng lập Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ vào năm 1900. James Bryant Conant lãnh đạo viện đại học này trong suốt thời kỳ Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh bắt đầu cải cách chương trình học và mở rộng việc tuyển sinh. Trường Đại học Harvard trở thành cơ sở giáo dục dành cho cả nam lẫn nữ vào năm 1977 khi nó sáp nhập với Trường Đại học Radcliffe.


    Website: https://www.harvard.edu/

    Harvard là ngôi trường đáng mơ ước của biết bao sinh viên
    Harvard là ngôi trường đáng mơ ước của biết bao sinh viên
    Đại học Harvard
    Đại học Harvard

  2. Top 2

    Oxford

    Tờ Telegraph đã bầu chọn Oxford là ngôi trường đào tạo luật đáng để học nhất. Tại đây các sinh viên sẽ dành ra mỗi tuần 45 tiếng để học tập và hầu như các sinh viên cũng rất ít khi nghỉ ngơi vì việc chính của họ là lúc nào cũng là đặt việc học lên hàng đầu. Đây là ngôi trường rất ưu ái cho sinh viên, trường đầu tư rất nhiều chi phí cho mỗi sinh viên theo học hơn bất kì ngôi trường nào ở Anh.


    Đại học Oxford có hệ thống lên tới 30 trường và khoa Luật chính là đại diện điển hình cho việc đào tạo pháp luật ở Anh. Oxford cũng là ngôi trường mà nguyên thủ tướng Anh Tony Blair đã từng theo học. Viện Đại học Oxford, còn gọi là Đại học Oxford, là một trong những viện đại học nghiên cứu liên hợp ở Oxford, Anh. Mặc dù ngày thành lập của Oxford chưa được xác định, có bằng chứng cho thấy hoạt động giảng dạy đã diễn ra từ tận năm 1096. Oxford là viện đại học lâu đời nhất trong thế giới nói tiếng Anh và là viện đại học lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới. Oxford phát triển mạnh kể từ năm 1167 khi Vua Henry II ra lệnh cấm sinh viên Anh đến học tại Viện Đại học Paris ở Pháp. Sau những cuộc tranh cãi giữa một số học giả và cư dân Oxford trong năm 1209, họ chuyển đến Cambridge, phía đông bắc của Oxford và thành lập một hội đoàn, sau này trở thành Viện Đại học Cambridge. Hai viện đại học lâu đời này của nước Anh thường được gọi chung là Oxbridge.

    Viện Đại học Oxford được tạo thành bởi nhiều cơ sở khác nhau, trong đó có 38 trường đại học thành viên và một loạt các khóa học thuật được tổ chức thành bốn phân khoa đại học. Tất cả các trường đại học này là các cơ sở tự điều hành và là một phần của viện đại học, mỗi trường đại học tự kiểm soát việc thu nhận thành viên và có thẩm quyền đối với cấu trúc tổ chức nội bộ cũng như những hoạt động của chính mình. Là một viện đại học ở nội thị, Oxford không có khuôn viên chính, những tòa nhà và cơ sở vật chất của viện đại học nằm rải rác khắp trung tâm thành phố. Phần lớn hoạt động giảng dạy ở bậc đại học được thực hiện thông qua những buổi học và thảo luận hàng tuần tại các trường thành viên, thêm vào đó là những buổi học, bài giảng, và buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa và phân khoa của viện đại học tổ chức.


    Oxford là nơi ra đời của một số học bổng danh tiếng, trong đó có Học bổng Clarendon hoạt động từ năm 2001 và Học bổng Rhodes trong hơn một thế kỷ qua đã giúp đưa sinh viên ưu tú bậc sau đại học từ các nước đến học tại Oxford. Trong số những cựu sinh viên của Oxford có 27 người được giải Nobel, 26 thủ tướng Anh, và nhiều nguyên thủ quốc gia ở các nước khác. Oxford là thành viên của Nhóm Russell các viện đại học nghiên cứu ở Anh, Nhóm Coimbra, Nhóm G5, Liên đoàn các Viện Đại học Nghiên cứu Âu châu, và Liên minh Quốc tế các Viện Đại học Nghiên cứu, cũng là thành viên cốt cán của Europaeum và thuộc Tam giác vàng (gồm ba viện đại học nghiên cứu hàng đầu ở Anh: Cambridge, London, và Oxford) của hệ thống giáo dục đại học Anh.


    Website: https://www.ox.ac.uk/

    Đại học Oxford
    Đại học Oxford
    Đại học Oxford
    Đại học Oxford
  3. Top 3

    Cambridge

    Cambridge nổi tiếng trong việc đào tạo sinh viên một cách nghiêm ngặt và theo hệ thống điểm của UCAS thì những sinh viên tốt nghiệp tại trường Cambridge là những người thành đạt nhất. Ngôi trường này là cái nôi của rất nhiều nhà khoa học có tiếng tăm như John Milton, Issac Newton, Charles Darwin, Bertrand Russell, Stephen Hawking... Cambridge cũng là học viện giàu có đứng đầu châu Âu với những khoản đóng góp có khi lên đến 4,3 tỉ bảng Anh.


    Vậy nên không khó hiểu khi Cambridge luôn là niềm khao khát đối với tất cả sinh viên trên thế giới. Viện Đại học Cambridge, còn gọi là Đại học Cambridge, là một viện đại học nghiên cứu liên hợp danh giá tại Cambridge, Vương Quốc Anh. Được thành lập vào năm 1209 và được Vua Henry III ban đặt quyền hoàng gia năm 1231. Cambridge là viện đại học lâu đời thứ hai trong thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động. Cambridge hình thành từ một nhóm học giả đã rời bỏ Viện Đại học Oxford sau khi xảy ra tranh cãi giữa những người này với cư dân địa phương. Hai viện đại học cổ xưa này có nhiều điểm tương đồng nên thường được gọi bằng tên chung Oxbridge.

    Cambridge được tạo thành bởi một loạt các cơ sở khác nhau, bao gồm 31 trường đại học thành viên và hơn 100 khoa học thuật được tổ chức thành sáu trường. Các tòa nhà của viện đại học nằm khắp thành phố, nhiều trong số đó rất có giá trị lịch sử. Các trường đại học này là những cơ sở tự điều hành, được thành lập như là những phần cấu thành viện đại học. Vào năm 2014, viện đại học có tổng thu nhập là 1,51 tỉ bảng Anh, trong đó 371 triệu bảng là từ các hợp đồng và các khoản tài trợ nghiên cứu. Viện đại học và các trường thành viên có tổng cộng 4,9 tỉ bảng Anh trong các quỹ hiến tặng, con số lớn nhất ở bất cứ viện đại học nào bên ngoài Hoa Kỳ.


    Cambridge là thành viên của nhiều hiệp hội và là một phần của Tam giác vàng - ba viện đại học hàng đầu ở Anh: Cambridge, London và Oxford. Sinh viên Cambridge học qua những bài giảng và những buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa tổ chức dưới sự giám sát của các trường đại học. Cambridge điều hành tám viện bảo tàng nghệ thuật, văn hóa và khoa học, bao gồm Viện Bảo tàng Fitzwilliam và một vườn bách thảo. Các thư viện của Cambridge có tổng cộng khoảng 15 triệu cuốn sách. Nhà xuất bản Viện Đại học Cambridge, một bộ phận của viện đại học, là nhà xuất bản lâu đời nhất thế giới và là nhà xuất bản lớn thứ hai thế giới do một viện đại học điều hành. Cambridge thường xuyên được xếp là một trong những viện đại học hàng đầu thế giới trong các bảng xếp hạng.


    Website: https://www.cam.ac.uk/
    Đại học Cambridge
    Đại học Cambridge
    Đại học Cambridge
    Đại học Cambridge
  4. Top 4

    Yale

    Lượng sinh viên được tuyển vào trường mỗi năm rất ít ỏi, chỉ khoảng 200 sinh viên. Do đó việc đào tạo sẽ tập trung chất lượng hơn đối với mỗi sinh viên. Các trường chuyên ngành và các ngành đào tạo của Đại học Yale được đánh giá rất cao, cụ thể ngành luật tại đây có chất lượng đứng thứ 4 thế giới. Trường cũng là cái nôi đào tạo rất nhiều những nhân vật bao gồm 5 tổng thống Mỹ, 19 thẩm phán tòa án tối cao, 13 tỉ phú đương đại và rất nhiều thống đốc các bang.


    Trường còn có chương trình đào tạo cao học cho những ai muốn học cao hơn nữa. Đây là ngôi trường đáng mơ ước không thể bỏ qua của các sinh viên ngành luật. Viện Đại học Yale, còn gọi là Đại học Yale, là viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut. Thành lập năm 1701 ở Khu định cư Connecticut, Yale là một trong những viện đại học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, chỉ sau Trường Đại học Harvard (1636, sau này là Viện Đại học Harvard) và Trường Đại học William & Mary (1693). Được kết hợp thành Collegiate School, học viện này truy nguyên nguồn gốc của mình đến thế kỷ 17 khi giới lãnh đạo giáo hội tìm cách thành lập một trường đại học nhằm đào tạo mục sư và chính trị gia cho khu định cư. Năm 1718, trường đổi tên thành Yale College nhằm vinh danh Elihu Yale, Thống đốc Công ty Đông Ấn Anh Quốc. Năm 1861, Trường Cao học Nghệ thuật và Khoa học là học viện đầu tiên ở Hoa Kỳ cấp bằng Tiến sĩ (PhD).


    Đại học Yale là thành viên sáng lập của Hiệp hội các Viện Đại học Mỹ vào năm 1900. Từ đầu thập niên 1930, Yale College được cải tổ thông qua việc thành lập các cơ sở đại học. Yale sử dụng hơn 1.100 nhân sự để giảng dạy và tư vấn cho khoảng 5.300 sinh viên chương trình cử nhân, và 6.100 sinh viên cao học. Tài sản của viện đại học bao gồm 19,4 tỉ USD tiền hiến tặng, đứng thứ hai trong số các học viện nhận tiền hiến tặng nhiều nhất. Có 12,5 triệu đầu sách được phân phối cho hơn hai mươi thư viện của viện đại học. Trong số những quán quân giải Nobel, 51 người có quan hệ với Yale như là sinh viên, giáo sư, hay nhân viên. Những nhân vật nổi tiếng xuất thân từ Yale có 5 tổng thống Hoa Kỳ, 19 thẩm phán tối cao Pháp viện Hoa Kỳ và vài nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Trường Luật danh giá của Yale là trường tuyển sinh gắt gao nhất nước Mỹ.


    Website: https://www.yale.edu/

    Đại học Yale
    Đại học Yale
    Đại học Yale
    Đại học Yale
  5. Top 5

    Stanford

    Đại học Stanford giữ vị trí trong số những ngôi trường đại học danh tiếng thế giới theo tờ The Higher Time Education. Trường từ khi thành lập đã luôn cố gắng tìm ra giải pháp để đào tạo sinh viên đối mặt với những thách thức và rèn luyện bản lĩnh, kĩ năng lãnh đạo trong thế giới phát triển. Các sinh viên đã từng tốt nghiệp ở đây đã rất nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như thành lập công ty Google, Nike, Sun Microsystems, Instagram và Yahoo. Stanford cũng là nơi đào tạo ra các nhà lãnh đạo của chính phủ Mỹ, thành viên Quốc hội Mỹ. Stanford được xem là ngôi trường trong mơ của nhiều học sinh và phụ huynh.


    Viện Đại học Leland Stanford Junior, thường được gọi là Viện Đại học Stanford hay chỉ Stanford, là viện đại học tư thục thuộc khu vực thống kê Stanford, California (Hoa Kỳ). Stanford được biết đến với sức mạnh học tập, sự giàu có, gần gũi với thung lũng Silicon và được xếp hạng là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới. Khuôn viên chính của viện đại học này rộng rãi và đẹp đẽ, nằm cách San Francisco 60 kilômét về phía đông nam, nó ở phần chưa được sáp nhập của Quận Santa Clara bên cạnh thị trấn Palo Alto, và nằm ở trung tâm thung lũng Silicon cả về vị trí địa lý và lịch sử. Là viện đại học có diện tích lớn thứ hai trên thế giới.


    Viện Đại học Stanford được thành lập bởi Leland Stanford, trùm tư bản về đường xe lửa và Thống đốc California, và vợ ông, Jane Stanford. Viện đại học được đặt theo tên người con duy nhất của hai vợ chồng, Leland Stanford, Jr., anh chết do bệnh thương hàn khi còn trẻ. Những người dân địa phương và các thành viên của viện đại học thường gọi trường là The Farm, vì trường nằm tại địa điểm đã từng là trại nuôi ngựa của Leland Stanford. Giấy phép thành lập Viện Đại học Stanford được viết ngày 11 tháng 11 năm 1885 và được chấp nhận bởi Ban Quản trị đầu tiên ngày 14 tháng 11. Viên đá móng được đặt xuống ngày 14 tháng 5 năm 1887 và trường mở cửa chính thức ngày 1 tháng 10 năm 1891 đón 559 sinh viên.


    Có 15 giáo sư, trong đó bảy giáo sư đến từ Đại học Cornell. Trường được thành lập với danh nghĩa cơ sở đào tạo hỗn hợp cho cả nam và nữ, nhưng trong nhiều năm, họ vẫn hạn chế số sinh viên nữ nhập học. Khẩu hiệu chính thức của Viện Đại học Stanford, do gia đình Stanford lựa chọn, là Die Luft der Freiheit weht. Dịch từ tiếng Đức, câu nói này của Ulrich von Hutten có nghĩa "Gió của tự do thổi." Vào lúc viện đại học được thành lập, tiếng Đức vừa mới thay thế tiếng Latinh trong vai trò ngôn ngữ chính của khoa học và triết học.


    Website: https://www.stanford.edu/

    Đại học Stanford
    Đại học Stanford
    Đại học Stanford
    Đại học Stanford
  6. Top 6

    California, Berkeley

    Đại học California, Berkeley là một trường đại học uy tín có mức độ cạnh tranh hàng đầu nước mỹ. Là trường đại học công lập với hơn 35.409 sinh viên, chương trình đào tạo đa dạng với nhiều ngành nghề và cấp bậc như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ... Các sinh viên từng tốt nghiệp tại trường đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị của Mỹ.


    Trường được công nhận bởi Times Higher Education World University Rankings là một trong sáu trường đại học danh giá nhất thế giới, cùng với Đại học Cambridge, Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Oxford và Đại học Stanford. Báo cáo của Academic Ranking of World Universities (ARWU) cũng xếp University of California, Berkeley ở vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng toàn cầu. Xét về các ngành học, trường đứng thứ ba về ngành Kỹ thuật, thứ tư trong lĩnh vực Khoa học xã hội và thứ nhất về Toán học và Khoa học đời sống. Trường cũng nổi tiếng trong việc đào tạo một số lượng lớn kinh tế gia.

    Được thành lập năm 1868 do sáp nhập trường tư thục Trường Đại học California và trường công lập Trường Đại học Cơ khí, Mỏ và Nông nghiệp, UC Berkeley đã có những đóng góp quan trọng về khoa học tự nhiên và các hoạt động xã hội. Các giảng viên, cựu sinh viên và nghiên cứu sinh của trường đã giành tổng cộng 107 giải Nobel, 9 giải Wolf, 14 huy chương Fields, 25 giải Turing, 45 học giả MacArthur, 20 giải Academy và 19 giải Pulitzer. Berkeley có hệ thống giáo dục bậc cử nhân rất đa dạng và được xem là trung tâm nghiên cứu của rất nhiều ngành học.


    Viện đại học đạt nhiều thành tích về vật lý, hóa học và các ngành sinh học trong thế kỷ 20, như sáng chế ra máy cyclotron, cách ly thành công vi khuẩn bại liệt ở người, phát triển khái niệm tia laser, giải thích nguyên lý của quang hợp, thiết kế thí nghiệm chứng minh định lý Bell, tạo ra hệ điều hành BSD Unix, khám phá ra mối liên quan giữa sự giãn nở của vũ trụ và vật chất tối, công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR, điều trị miễn dịch ung thư... và phát hiện ra 17 nguyên tố hóa học - nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác trên thế giới, trong đó có Plutonium và Californium, cũng như thành lập nhiều công ty hàng đầu như Apple Inc, Intel. Viện đại học cũng đạt được nhiều giải thưởng về Toán, giải Nobel Kinh tế và giải Nobel Văn học. Các nhà vật lý của Berkeley nằm trong nhóm khoa học gia phát triển Dự án Manhatttan chế tạo bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai và bom khinh khí không lâu sau đó.


    Website: https://www.berkeley.edu/

    Đại học California, Berkeley
    Đại học California, Berkeley
    Đại học California, Berkeley
    Đại học California, Berkeley
  7. Top 7

    Đại học kinh tế, chính trị Luân Đôn (LSE)

    Trường kinh tế, chính trị Luân Đôn là một cơ sở nghiên cứu và giáo dục công lập chuyên về các ngành khoa học xã hội và là một trường thành viên của liên hiệp viện đại học Luân Đôn. LSE được biết đến là một trong những trường đại học nổi tiếng bậc nhất thế giới về giảng dạy và nghiên cứu các ngành nghiêng về xã hội trong đó có ngành luật. LSE có số lượng học viên quốc tế đông hàng đầu thế giới.


    Có năm số học viên quốc tế tại trường còn cao hơn số thành viên của Liên Hiệp Quốc. Sinh viên tại đây được đào tạo rất bài bản về luật, mỗi năm trường vẫn thường tổ chức các buổi ngoại khóa để sinh viên cùng nhau tìm hiểu, học tập và thảo luận về luật pháp. Học viện kinh tế chính trị London được thành lập vào năm 1895 bởi hội Fabian với các thành viên Sydney và Beatrice Webb, Graham Wallas và George Bernard Shaw, dùng nguồn vốn đóng góp, bao gồm tài sản để lại trị giá £20.000 từ Henry Hunt Hutchinson cho hội Fabian. Quyết định thành lập trường được đưa ra trong một bữa tiệc sáng ngày 4 tháng 8 năm 1894.


    LSE được thành lập để đạt được mục đích của hội Fabian trong việc cải cách xã hội, tập trung nghiên cứu về các vấn đề đói nghèo, sự bất công cùng các vấn đề liên quan. Điều này dẫn đến việc hội Fabian và LSE trở thành một trong những ảnh hưởng chính đến Đảng Lao động Anh (Labour Party). Đầu tiên, trường được thành lập với mục đích đổi mới phương pháp giảng dạy các vấn đề doanh nghiệp và chính trị tại vương quốc Anh. Dysney và Beatrice Webb chịu ảnh hưởng từ hình ảnh của Học viện Chính trị Paris (Institut d'Etudes Politiques de Paris) trong việc định hình nên LSE. Trường được mở cửa vào tháng 10 năm 1895 ở số 9 John Street, Adelphi, với chức năng ban đầu là một cơ sở đào tạo vào ban đêm cho giai cấp lao động.


    Trường được mở rộng một cách nhanh chóng cùng với việc khánh thành thư viện mới, thư viện khoa học kinh tế và chính trị vương quốc Anh, đặt tại số 10 Adelphi Terrace, tháng 9 năm 1896. Năm 1900, LSE chính thức trở thành một khoa kinh tế của liên hiệp các trường đại học London tại Bloomsbury, bắt đầu nhận học sinh cử nhân và tiến sĩ cũng ngay trong năm đó. Cùng lúc, LSE mở rộng ra các ngành khoa học xã hội khác bao gồm địa lý, triết học, tiên phong trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, cũng như giảng dạy lịch sử, luật, tâm lý học và xã hội học. Trước năm 1902, LSE đã và sẽ tiếp tục mở rộng địa điểm tại Aldephi Terrace, đồng thời chuyển tới Clare Market, thuộc Aldwych như hiện nay từ năm 1902, giữ vai trò là trụ sở hành chính chính thức cũng như các lớp học được khánh thành tại Houghton Street vào năm 1922.


    Website: https://www.lse.ac.uk/

    Đại học kinh tế, chính trị Luân Đôn
    Đại học kinh tế, chính trị Luân Đôn
    Đại học kinh tế, chính trị Luân Đôn (LSE)
    Đại học kinh tế, chính trị Luân Đôn (LSE)
  8. Top 8

    Đại học Columbia

    Đại học Columbia là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất tại New York, lâu đời thứ 5 tại Hoa Kỳ và là một trong chín đại học được thành lập trước cách mạng Hoa Kỳ. Trường luật của Columbia được thành lập từ những năm 1800. Cựu học sinh và các thành viên liên kết nổi tiếng của Viện Đại học bao gồm 5 nhà khai quốc Hoa Kỳ, bốn tổng thống Hoa Kỳ, chín thẩm phán tòa án tối cao Hoa Kỳ... Chỉ bấy nhiêu đấy thôi cũng đủ thấy ngôi trường này đáng được mơ ước đến cỡ nào.


    Viện Đại học Columbia còn gọi là Đại học Columbia, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Một thành viên của Ivy League, Columbia là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất tại tiểu bang New York, lâu đời thứ năm tại Hoa Kỳ và là một trong chín đại học thuộc địa được thành lập trước Cách mạng Hoa Kỳ. Trường được thành lập vào năm 1754 với tên King's College dưới hiến chương hoàng gia của vua George đệ Nhị của Vương quốc Anh, và là một trong ba trường đại học duy nhất tại Hoa Kỳ được thành lập dưới đặc quyền này.

    Đại học Columbia là trường đại học tốt thứ 3 nước Mỹ và thứ 6 thế giới, theo US News & World Report. Trường cũng là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội Viện Đại học Mỹ. Columbia có số lượng sinh viên và giảng viên đạt giải Nobel nhiều hơn bất kỳ học viện nào khác trên thế giới. Columbia hàng năm điều hành giải thưởng văn học Mỹ Pulitzer. Quỹ tài trợ và tài chính dành cho nghiên cứu hàng năm của Columbia thuộc vào loại lớn nhất trong các viện đại học tại Hoa Kỳ. Viện Đại học Columbia hiện tại có bốn trung tâm toàn cầu tại Amman, Bắc Kinh, Paris và Mumbai.


    Bốn Tổng thống Hoa Kỳ, chín thẩm phán của tòa án tối cao Hoa Kỳ, 15 Nguyên thủ Quốc gia (ngoài Mỹ), 97 chủ nhân giải Nobel, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác, 101 chủ nhân giải Pulitzer, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác, 25 chủ nhân giải Oscar, với tổng số giải Oscar giành được là 30 giải, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác và hàng loạt chủ nhân của các giải thưởng danh giá trong nhiều lĩnh vực. Columbia hiện là nơi công tác và giảng dạy của chín chủ nhân giải Nobel, 30 chủ nhân giải MacArthur Genius, bốn chủ nhân của huy chương Khoa học Quốc gia Mỹ, 143 thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, 38 thành viên của Viện Y tế thuộc nhóm các Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ, 20 thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoa Kỳ và 43 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.


    Website: https://www.columbia.edu/

    Đại học Columbia
    Đại học Columbia
    Đại học Columbia
    Đại học Columbia



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy