Top 10 Loài côn trùng lớn nhất thế giới hiện nay có thể bạn muốn biết
Trong thế giới tự nhiên, côn trùng rất đa dạng các loài cũng như hình dáng và kích thước. Xung quanh cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp những loài côn ... xem thêm...trùng nhỏ bé nhưng cũng có những loài có kích thước lớn hơn. Bạn đã bao giờ được chiêm ngưỡng những loài côn trùng lớn nhất thế giới hay chưa? Hãy cùng Toplist tìm hiểu về những loài côn trùng có kích thước khủng này nhé.
-
Titanus Giganteus
Titanus giganteus là một loài bọ cánh cứng xén tóc. Đây là một trong các loài bọ cánh cứng có thân dài thứ nhì nhưng nếu không tính chiều dài sừng thì nó là loài bọ cánh cứng dài nhất. Con trưởng thành có thể dài đến 16,7 cm.
Trong số các loài bọ cánh cứng được biết, chỉ có con đực Dynastes hercules dài 17,7 cm là dài hơn loài này nhưng nếu không tính độ dài sừng thì loài này dài hơn Dynastes hercules. Nó có cặp càng ngắn, cong và sắc có thể cắn bút chì làm đôi và cắn đứt thịt người.
-
Bọ ngựa Trung Quốc
Bọ ngựa Trung Quốc (tên khoa học Tenodera sinensis) là một loài bọ ngựa, chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được du nhập vào Bắc Mỹ khoảng năm 1895 như một nguồn kiểm soát côn trùng dịch hại. Kể từ đó, chúng đã lan rộng khắp nhiều miền nam New England, và Đông Bắc Hoa Kỳ. Con trưởng thành có chiều dài đến 10 cm, là loài bọ ngựa lớn nhất ở Bắc Mỹ, loài này thường bị đặt tên nhầm thành Tenodera aridifolia sinensis.
Chế độ ăn uống của bọ ngựa Trung Quốc bao gồm chủ yếu là các loài côn trùng khác, mặc dù con cái trưởng thành đôi khi có thể ăn cả con mồi là động vật có xương sống nhỏ như loài bò sát và loài lưỡng cư. Giống như một số bọ ngựa khác, chúng là loài ăn thịt đồng loại. Những con cái có thể sản xuất một cái tổ cứng có kích thước của một quả bóng bàn, số lượng chứa có thể lên đến 200 trứng. Tổ này thường gắn vào cây như cây bụi và cây gỗ nhỏ. Màu sắc của chúng phong phú từ xanh tổng thể màu nâu với sọc ngang màu xanh lá cây trên các cạnh của cánh phía trước.
-
Bướm nữ hoàng Alexandra
Bướm nữ hoàng Alexandra phân bố chủ yếu ở miền đông Papua New Guinea, là loài bướm lớn nhất trên thế giới. Cánh bướm đực cũng màu nâu nhưng có các vết màu xanh dương và xanh lá cây óng ánh, bụng có màu vàng sáng. Điểm đặc biệt để nhận ra bướm đực là những đốm vàng kim ở sau cánh.
Loài bướm Alexandra Birdwing con cái thường lớn hơn con đực với đôi cánh rộng và tròn hơn. Những con bướm cái có thể đạt sải cánh tới 31 cm, chiều dài cơ thể khoảng 8 cm và khối lượng lên đến 12 gram, những số đo của một loài bướm rất lớn. Bướm cái có đôi cánh màu nâu với những mảng màu trắng, cơ thể màu kem và có một phần nhỏ trên ngực có lông màu đỏ. Bướm đực nhỏ hơn, cánh thường cũng màu nâu nhưng cũng có những dấu hiệu của màu xanh lá cây hay màu vàng nhạt. Sải cánh của bướm đực vào khoảng 16 - 20 cm. Một điểm đặc biệt về hình thái của bướm đực là có đốm vàng trên cánh sau.
Những con bướm Alexandra Birdwing cái đẻ khoảng 27 trứng trong suốt cuộc đời của mình (điều này được thống kê dựa trên kết quả giải phẫu cơ thể bướm mẹ thực hiện bởi Ray Straatman). Ấu trùng mới nở sẽ ăn chính vỏ trứng của chúng trước khi tiếp tục phát triển bằng nguồn lá tươi. Ấu trùng bướm có màu đen với những nốt đỏ và có một dải nhỏ màu kem ở giữa cơ thể.
-
Giant Long-Legged Katydids
Loài này có tên khoa học là Arachnacris corporalis, là một loài châu chấu có nguồn gốc ở Malaysia. Chiều dài trung bình của chúng khi trưởng thành dao động trong khoảng 15 - 25 cm. Chúng thường có màu xanh lá với 1 đôi cánh màng cùng cặp cánh trên có màu xanh nhìn giống như chiếc lá, đỉnh đầu có 1 đôi râu mảnh dài và 6 cặp chân dài.
Giant Long - Legged Katydids có kích thước từ nhỏ đến 5 mm đến lớn tới 250 mm. Các loài nhỏ hơn thường sống trong môi trường khô hơn hoặc căng thẳng hơn có thể dẫn đến kích thước nhỏ của chúng. Kích thước nhỏ có liên quan đến sự nhanh nhẹn hơn, phát triển nhanh hơn và nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn. Giant Long - Legged Katydids là loài côn trùng sống trên cây thường được nghe thấy nhất vào ban đêm trong suốt mùa hè và đầu mùa thu. Chúng có thể được phân biệt với châu chấu bằng chiều dài của râu của chúng, có thể vượt quá chiều dài cơ thể của chúng, trong khi râu của châu chấu luôn tương đối ngắn và dày.
-
Megasoma Elephas
Loài bọ cánh cứng này thuộc phân họ Dynastinae và thường sinh sống tại những khu rừng mưa ở Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ. chiều dài của một con đực trưởng thành từ 7 - 12 cm và chúng thường lớn gấp đôi con cái. Chúng thường có màu đen và được phủ một lớp lông mềm. Lông mọc rất dày trên cặp cánh cứng của chúng, lớp lông này còn khiến chúng có bề ngoài hơi vàng. Con đực có hai sừng mọc trên đầu và có một sừng trên đốt ngực trước dùng để tự vệ và cạnh tranh lẫn nhau, con cái không có sừng.
Megasoma elephas thường có màu đen và được phủ một lớp lông mềm. Lông mọc đặc biệt dày trên cặp cánh cứng của chúng. Lớp lông này còn khiến chúng có bề ngoài hơi vàng. Con đực có hai sừng mọc trên đầu và một sừng trên đốt ngực trước, con cái không sừng. Sừng dùng để tự vệ, hoặc để cạnh tranh lẫn nhau trong vấn đề thức ăn và giao phối.
-
Goliathus
Loại bọ này có tên khoa học là Goliathus goliatus, là chi bọ cánh cứng trong họ Scarabaeidae. Chúng là một trong những loài lớn nhất thuộc chi Goliathus với chiều dài cơ thể khoảng 60 - 110 mm đối với con đực, từ 50 - 80 mm đối với con cái và có thể đạt trọng lượng lên đến 80 - 100g. Đốt ngực trước của chúng chủ yếu là màu đen, với các sọc dọc màu trắng, trong khi cánh cứng thường có màu nâu tối.
Loài này có một cặp cánh màng tương đối lớn được sử dụng để bay. Khi không sử dụng, chúng được xếp dưới cánh cứng. Đầu chúng có màu trắng, với một sừng hình chữ Y đen ở con đực được sử dụng trong những trận chiến tranh giành thức ăn hoặc bạn tình với những con đực khác. Bọ cánh cứng Goliathus chủ yếu ăn nhựa cây và hoa quả.
-
Gián đào hang khổng lồ
Loài gián khổng lồ đào hang còn được gọi là gián tê giác, gián khổng lồ Queensland và bọ xít. Những con gián này có nguồn gốc từ Úc và chủ yếu được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới của Queensland. Chúng là loài gián nặng nhất thế giới và có thể nặng tới 35 g và có chiều dài lên tới 8 cm. Không giống như hầu hết các loài côn trùng đẻ trứng, con gián cái khổng lồ sinh ra con non và bảo vệ con cái của mình trong hẻm dưới lòng đất, cung cấp cho chúng những chiếc lá mà cô bé tập hợp qua đêm. Chúng có thể sống tới 10 năm, không giống như một số loài gián khác, chúng không có cánh và không được coi là loài gây hại. Con gián đóng một phần quan trọng trong hệ sinh thái bằng cách tiêu thụ lá chết, đặc biệt là bạch đàn và tái chế các vấn đề khác.
Đúng như tên gọi của chúng, chúng có thể đào xuống đất ở độ sâu khoảng 1 m, nơi nó làm nhà vĩnh viễn. Con đực và con cái trưởng thành có thể được phân biệt bằng kích thước của "muỗng" trên đại từ, bao trùm đầu, con đực có một cái muỗng rõ rệt hơn nhiều. Chúng phát triển bằng cách lột lớp vỏ bên ngoài 12 hoặc 13 lần trước khi đạt kích thước đầy đủ. Khi một con gián lột xác, nó sẽ xuất hiện màu trắng tinh khiết trừ đôi mắt.
-
Nhện lạc đà khổng lồ
Nhện lạc đà có tên khoa học là Arachnid Solifugae, hay còn được gọi là Bọ cạp gió. Chúng thuộc họ nhện lông và sinh sống chủ yếu trên sa mạc. Chúng sở hữu 6 cặp chân với đủ mọi hình dạng và kích thước. Chiều dài cơ thể chúng có thể lên tới 15 cm với trọng lượng khoảng 56g nên mọi người thường gọi chúng là nhện khổng lồ. Đặc biệt loài nhện này có khả năng di chuyển rất nhanh với tốc độ tới 50 km/h và có thể nhảy cao tới 2m. Chính vì vậy mà nhện lạc đà là nỗi khiếp sợ đối với mọi loài động vật trên sa mạc. Chúng thường săn mồi đơn độc theo mùa và vào ban đêm.
Nhện lạc đà tuy nhỏ bé so với nhiều loài khác nhưng là sinh vật săn mồi khá hung dữ. Do có tốc độ trao đổi chất cao, chúng phải ăn rất nhiều và tích cực săn mồi. Nhện lạc đà không có nọc độc nhưng rất nhanh và khỏe với những răng hàm sắc như kéo. Hành động đào hang là hành vi điển hình của loài này khi cảm thấy bị đe dọa.
-
Dế Weta khổng lồ
Loài dế Weta khổng lồ này có tên khoa học là Deinacrida, xuất xứ từ New Zealand và được xem là loài sinh vật đặc hữu của quốc gia này. Dế Weta cũng là một trong những loài côn trùng có kích thước “khổng lồ”. Không tính chiều dài của chân và râu, thân hình của mỗi con dế Weta đã dài 10 cm. Trọng lượng của chúng có thể lên tới 70 - 80 gam, lớn hơn ruồi nhặng từ 100 - 150 lần và nặng gấp ba lần một con chuột. Cái tên Weta vốn có nguồn gốc từ cách những người thuộc bộ tộc Maori gọi loài côn trùng này - Wetapunga, có nghĩa là God of ugly things, dịch vui là Thánh Xấu.
Điều đặc biệt của loài dế này là suốt 200 trăm triệu năm chúng gần như không có chút tiến hóa nào. Hình dáng của chúng gần như được giữ nguyên vẹn cho đến hiện tại. Loài dế Weta cũng được các nhà sinh vật học xếp vào những loài hung hãn nhất thế giới. Chúng có thể đánh đuổi cả chuột và cắn cả người. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi chúng cảm thấy bị uy hiếp.
Dế weta đã được công nhận là loài côn trùng nặng nhất từng được tìm thấy. Dế Weta chỉ còn ở Đảo Little Barrier của New Zealand, dù có tới 70 loài dế weta khác trên khắp đất nước. Dế Weta khổng lồ bị mất nơi sinh sống trong đất liền vì kẻ thù của chúng là loài chuột tình cờ được người châu Âu mang tới đây. Hài hước ở chỗ, mặc dù là một loài côn trùng như dế Weta không thể bay thậm chí là chúng cũng không thể nhảy như những loài khác. -
Bướm khế (bướm đêm Atlas)
Bướm đêm là một loài côn trùng có mối quan hệ chặt chẽ đến loài bướm, chúng thuộc Bộ Cánh vẩy. Bướm đêm chiếm phần lớn số chủng loại loài trong bộ này, người ta cho rằng có khoảng 150.000 đến 250.000 loài bướm đêm khác nhau (khoảng gấp mười lần so với số lượng các loài bướm ngày), với hàng ngàn loài chưa được mô tả hết.
Bướm khế hay còn gọi là bướm đêm Atlas có tên khoa học là Attacus atlas. Chúng là loài bướm đêm thuộc họ Ngài hoàng đế, thường được tìm thấy ở rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á, phổ biến ở quần đảo Mã Lai. Bướm đêm Atlas được xem là loài bướm đêm lớn nhất trên thế giới và tổng diện tích bề mặt cánh lên tới khoảng 400 cm2. Sải cánh của chúng cũng thuộc loại lớn nhất, từ 25 - 30 cm. Con cái lớn và nặng hơn. Bướm khế là một trong 3 loài bướm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (bướm khế, bướm đuôi dài, bướm phượng).