Top 10 Quốc gia có lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới
Quân sự, quốc phòng là một thứ không thể thiếu ở mỗi quốc gia. Vậy trong tất cả các quốc gia trên thế giới, đâu là quốc gia có quân sự mạnh nhất? Hãy cùng ... xem thêm...Toplist tìm hiểu một số quốc gia có quân sự mạnh nhất thế giới qua bài viết dưới đây nhé.
-
Mỹ
Quân đội Hoa Kỳ hay lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, tiếng Anh: United States Armed Forces là tổng hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Các lực lượng này gồm có Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không lực, Tuần duyên và lực lượng vũ trụ. Hoa Kỳ có một truyền thống dân sự kiểm soát quân sự mạnh mẽ. Trong lúc tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì bộ quốc phòng Hoa Kỳ, một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính sách quân sự được thực hiện. Tất cả năm quân chủng được đặt dưới quyền hướng dẫn của bộ quốc phòng, trừ tuần duyên Hoa Kỳ được đặt dưới quyền của bộ nội an Hoa Kỳ vào năm 2003 sau khi có việc tái tổ chức chính phủ theo sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Từ lúc lập quốc, quân sự đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử Hoa Kỳ. ý nghĩa mang tính định hình và sự thống nhất quốc gia đã được hình thành từ các chiến thắng như các cuộc chiến chống hải tặc Barbary cũng như chiến tranh 1812. Mặc dù vậy, những người sáng lập ra Hoa Kỳ vẫn nghi ngờ về một lực lượng quân sự thường trực cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì một quân đội hiện dịch lớn mạnh mới được chính thức thiết lập đạo luật an ninh quốc gia Hoa Kỳ 1947, được thông qua sau chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời gian bắt đầu xảy ra chiến tranh lạnh, đã tạo nên khung sườn cho quân đội Hoa Kỳ hiện đại.
Quân đội Hoa Kỳ là một trong các quân đội lớn nhất tính theo quân số. Nguồn nhân lực của quân đội Hoa Kỳ là từ con số lớn những người tự nguyện phục vụ mặc dù chính sách quân dịch cũng từng được sử dụng nhiều lần trong quá khứ cả thời chiến cũng như thời bình nhưng nó đã không được dùng kể từ năm 1972. Tính đến năm 2010, Hoa Kỳ chi tiêu khoảng 692 tỉ đô la Mỹ mỗi năm để tài trợ cho các lực lượng quân sự của mình, chiếm khoảng 42 phần trăm chi tiêu quân sự thế giới. Tính chung, các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ sở hữu số lượng lớn các trang bị mạnh và tiên tiến mà giúp cho họ khả năng lớn cả về phòng thủ và tấn công.
-
Nga
Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, thường được gọi là lực lượng vũ trang Nga hay quân đội Nga, là lực lượng quân sự của Nga được thành lập sau sự tan rã của Liên Xô. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1992, Boris Yeltsin đã ký sắc lệnh thành lập bộ quốc phòng Nga thay thế cho bộ chỉ huy các lực lượng quân đội của Liên Xô trên lãnh thổ của RSFSR dưới quyền của Nga. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của Nga là tổng thống Nga, hiện nay là Vladimir Putin. Bộ quốc phòng Nga quản lý và điều hành quân đội. Từ thời Liên Xô, bộ tham mưu đóng vai trò chính trong việc chỉ huy và quản lý toàn bộ quân đội. Tuy nhiên, hiện nay vai trò của bộ tham mưu đã giảm xuống, là cơ quan lập kế hoạch chiến lược cho bộ trưởng. bộ trưởng bộ quốc phòng của Nga, hiện nay là đại tướng Sergey Shoigu, có nhiều quyền hành hơn đối với toàn bộ quân đội. Lãnh đạo của bộ tham mưu hiện nay là đại tướng Valery Gerasimov.
Quân đội Nga được chia thành các nhánh sau: Lục quân, Hải quân và Không quân Vũ trụ (hợp nhất từ 2 lực lượng là không quân và phòng không vũ trụ). Nga cũng có các lực lượng vũ trang độc lập gồm: Lực lượng tên lửa chiến lược, lực lượng đổ bộ đường không và lực lượng đặc nhiệm. Lực lượng phòng không, trước đây là phòng không Liên Xô, đã được sáp nhập và trực thuộc vào Lực lượng Không quân từ năm 1998.Tuy nhiên bộ mặt quân đội Nga đang dần thay đổi. Với việc Nga thoát khỏi suy thoái kinh tế, ngân sách quốc phòng gia tăng trở lại và nhiều kế hoạch hiện đại hóa trang bị được thực hiện. Năm 2012, viện khoa học Hoa Kỳ ước tính Nga có 1499 đầu đạn hạt nhân chiến lược đang được triển khai, 1022 đầu đạn không triển khai và khoảng 2000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Lực lượng tên lửa chiến lược điều khiển các tên lửa phóng trên mặt đất, không quân quản lý tên lửa phóng từ trên không, hải quân quản lý tên lửa phóng từ tàu ngầm.
-
Trung Quốc
Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, gọi tắt là giải phóng quân nhân dân hoặc giải phóng quân, là lực lượng vũ trang chủ yếu của cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Đây là đội quân thường trực lớn nhất thế giới và bao gồm 5 lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân, tên lửa chiến lược và chi viện chiến lược. Trong chiến tranh thì cảnh sát vũ trang sẽ là một nhánh của quân giải phóng nhân dân trung quốc.
Lục quân cũng có chừng 2.000 xe tăng hạng nhẹ, kể cả loại Type-62 hạng nhẹ và xe tăng lội nước Type-63, bắt đầu đưa vào sản xuất từ những năm 1960s. Loại Type-63 được nâng cấp đặc biệt với hỏa lực được máy tính hóa, trang bị tên lửa chống tăng (ATGM), thiết bị tác chiến đêm, hệ thống định vị bằng vệ tinh, và nâng cấp mã lực. Loại xe tăng hạng nhẹ kiểu mới là Type 15, bắt đầu sản xuất từ năm 2015. Quân đội nhân dân Trung Quốc chịu trách nhiệm đối với chương trình bay vào không gian có người lái của Trung Quốc. Đến này, tất cả các taikonautđã được tuyển chọn trong số không quân của quân đội nhân dân Trung Quốc. Theo Trung Quốc công bố chính thức thì ngân sách quốc phòng của nước này trong một số năm gần đây như sau: năm 2000 là 13 tỷ USD, năm 2007 là 52 tỷ USD, năm 2008 là 61 tỷ USD, năm 2009 là 70,27 tỷ USD, năm 2013 là hơn 100 tỷ USD, đến năm 2019 đã là hơn 200 tỷ USD.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 duy nhất đưa người vào vũ trụ bằng các trang thiết bị do mình chế tạo với chuyến bay của trung tá Dương Lợi Vĩ trên tàu vũ trụ Thần Châu 5 vào ngày 15 tháng 10 năm 2003. Sau chuyến bay thành công, Dương Lợi Vĩ được phong cấp hàm đại tá. Quân đội Nhân dân Trung Quốc chịu trách nhiệm đối với chương trình bay vào không gian có người lái của Trung Quốc. Đến này, tất cả các taikonautđã được tuyển chọn trong số không quân quân đội hân dân Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 duy nhất đưa người vào vũ trụ bằng các trang thiết bị do mình chế tạo với chuyến bay của trung tá Dương Lợi Vĩ trên tàu vũ trụ Thần Châu 5 vào ngày 15 tháng 10 năm 2003. Sau chuyến bay thành công, Dương Lợi Vĩ được phong cấp hàm đại tá. -
Ấn Độ
Lực lượng vũ trang Ấn Độ là lực lượng quân sự đáp ứng cho nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng và an ninh trên lãnh thổ Ấn Độ. Tổng thống của Ấn Độ là lãnh đạo tối cao (tổng tư lệnh) của các lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang Ấn Độ, gồm lục quân Ấn Độ, hải quân Ấn Độ và không quân Ấn Độ, được đặt dưới sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của bộ quốc phòng. lực lượng phục vụ, hỗ trợ gồm có lực lượng biên phòng Ấn Độ, lực lượng bán vũ trang Ấn Độ và bộ chỉ huy các lực lượng chiến lược.
Tất cả các quân nhân phục vụ trong quân đội của Ấn Độ là những người tình nguyện, mặc dù chính phủ được quyền thực thi chế độ tòng quân bắt buộc khi thấy cần thiết cho việc bảo vệ Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ chưa bao giờ thực thi chế độ tòng quân cưỡng bức, ngay cả trong các cuộc chiến tranh lớn trước đây. Lực lượng vũ trang của Ấn Độ vẫn duy trì hầu hết cách thức tổ chức trong quân đội đã đước thiết lập bởi quân Anh, song lực lượng vũ trang đã thể hiện được vai trò chiến lược, quan trọng của Ấn Độ, có năng lực và sức mạnh ngày càng tăng sau khi Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân công khai, hợp pháp. Tổng thống Ấn Độ là tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang Ấn Độ về mặt danh nghĩa.Trên thực tế, quyền kiểm soát quân đội nằm dưới sự chỉ đạo của thủ tướng, mà bộ quốc phòng là cơ quan điều hành. Cơ quan giúp việc trong công tác lãnh đạo chỉ huy quân đội là ủy ban tham mưu trưởng, mà thành viên là các tham mưu trưởng các quân chủng hải lục không quân. Đứng đầu ủy ban là tổng tham mưu trưởng.
Lực lượng vũ trang Ấn Độ được phân thành các nhánh quân chủng, gồm lục quân Ấn Độ, hải quân Ấn Độ và không quân Ấn Độ, thuộc bộ quốc phòng. Bên cạnh đó còn có lực lượng bán vũ trang Ấn Độ, lực lượng cảnh sát trung ương Ấn Độ, thuộc bộ nội vụ. Riêng lực lượng hạt nhân chiến lược Ấn Độ được đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của thủ tướng. Quân đội Ấn Độ đã sở hữu một số loại vũ khí hạt nhân và chủ yếu được mang bởi các tên lửa và các máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, Ấn Độ có một chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. -
Nhật Bản
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tại Nhật Bản được gọi là tự vệ đội còn được gọi là lực lượng phòng vệ (SDF) hoặc Lực lượng vũ trang Nhật Bản, là lực lượng quân sự thống nhất của Nhật Bản được thành lập bởi luật lực lượng phòng vệ ký ban hành chính thức vào năm 1954. Các lực lượng này do Bộ Quốc phòng kiểm soát, với Tổng lý là tổng tư lệnh tự vệ đội. Trong những năm gần đây, JSDF đã tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế cùng với Liên Hợp Quốc.
Tổng tham mưu trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng, đồng thời là người đứng đầu bộ tham mưu liên quân. Bộ tham mưu bao gồm cố vấn cao cấp của tổng tham mưu trưởng, phó tổng tham mưu trưởng, phó tham mưu trưởng hành chính, và nhiều phòng ban và nhân viên đặc biệt. Mỗi nhánh quân đội có tham mưu trưởng riêng đứng đầu. Ngày 30 tháng 7 năm 2018 Nhật Bản thuê Lockheed Martin chế tạo máy radar trị giá 1,2 tỷ USD cho hai trạm phòng không chống đạn đạo trên mặt đất. Cùng ngày bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết đang suy xét rút các đơn vị đánh chặn tên lửa PAC3 từ khu vực phía bắc và phía tây của nước trong bối cảnh ngớt căng thẳng với Triều Tiên. Viên chức bộ nói khả năng Triều Tiên bắn tên lửa dẫn đường giảm sau cuộc họp thượng đỉnh với Hoa Kì vào tháng trước. Tuy nhiên cũng cho biết sẽ vẫn bắn hạ bất kỳ tên lửa nào bay tới và nói thêm là sẽ sẵn sàng triển khai lại các đơn vị PAC3 nếu tình hình thay đổi. Lực lượng phòng vệ có vai trò cứu trợ thiên tai theo điều 83 của Luật tổ chức Lực lượng phòng vệ năm 1954. Các đơn vị phải giúp các thống đốc tỉnh dập lửa, tìm kiếm cứu nạn và chống lũ lụt bằng cách gia cố các bờ bao và những con đê nếu được xin.
Lực lượng Nhật Bản thường xuyên có mặt trong các đội cứu trợ thiên tai quốc tế: Rwanda (1994), Honduras (1998), Thổ Nhĩ Kỳ (1999), Tây Timor (1999–2000), Afghanistan (2001), Iraq (2003), Iran (2003–2004), Thái Lan (2004-2005), Indonesia (2005, 2006, 2009), Nga (2005), Pakistan (2005, 2010), Haiti (2010), New Zealand (2011). Sau trận động đất ở Haiti thì Nhật Bản triển khai một đội bao gồm kỹ sư, máy ủi, và máy móc hạng nặng để giúp đỡ Phái bộ Bình ổn của Liên hợp quốc tại Haiti. Nhiệm vụ của họ là gìn giữ hoà bình, dọn dẹp đống đổ nát, và xây dựng lại đường xá nhà cửa. Lực lượng phòng vệ có tiến hành các hoạt động ở nước ngoài như phái lực lượng gìn giữ hòa bình tới Campuchia. Năm 2003 Nhật Bản ban hành luật đối phó với các cuộc tấn công vũ trang và sửa đổi Luật tổ chức Lực lượng Phòng vệ. -
Hàn Quốc
Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc hay quân đội Hàn Quốc là lực lượng vũ trang của Hàn Quốc, được thành lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1948 sau sự chiếm đóng và chia cắt bán đảo Triều Tiên bởi Liên Xô và Hoa Kỳ. Quân đội Hàn Quốc duy trì lực lượng lớn với số quân nhân năm 2020 là 3,75 triệu người (650,000 thường trực và 3,100,000 dự bị), xếp thứ 8 thế giới. Không phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt do đã ký kết các hiệp ước không phổ biến, cấm thử một phần cũng như cấm thử toàn diện. Nhiệm vụ chính hiện nay ngoài bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước còn tham gia vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo và phối hợp tác chiến cùng lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Do chiến tranh Triều Tiên mới chỉ dừng lại ở tuyên bố ngừng bắn, chưa có hiệp ước hòa bình chính thức, bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh cùng những căng thẳng ngoại giao với bắc Triều Tiên nên chính phủ Hàn Quốc tuyệt đối nghiêm khắc trong việc yêu cầu công dân thực thi nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Toàn bộ nam giới mang quốc tịch Hàn Quốc bất kể là ai đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, không có ngoại lệ, trừ một số rất ít trường hợp đặc biệt được miễn hoặc đặc cách giảm thời gian tại ngũ theo quy định của hiến pháp. Theo Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Hàn (1953), quân đội Mỹ duy trì sự hiện diện, đặt căn cứ quân sự đồng thời đưa toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc vào "Ô bảo vệ Hạt Nhân" cùng với NATO, Nhật Bản, Úc, tiến hành các hoạt động tập trận chung, hỗ trợ đào tạo nhân lực và bảo đảm an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, các đơn vị vũ trang trực thuộc hải quân Hoa Kỳ đóng gần Hàn Quốc như hạm đội 7 cũng sẵn sàng tham chiến cùng lực lượng mặt đất trong trường hợp nước này bị tấn công xâm lược.
Lục quân Hàn Quốc (ROKA) là lực lượng có quy mô lớn nhất so với các chi nhánh khác với khoảng 464.000 nhân viên quân sự chuyên nghiệp và bán quân sự tính đến năm 2019, 2 phần 3 trong số đó đang đóng quân ở ngay sát tiền tuyến gần khu vực DMZ. Hải quân Hàn Quốc (ROKN) được đánh giá là lực lượng hải quân lớn thứ 8 trên thế giới và đang có mục tiêu trở thành hải quân nước xanh dương trong tương lai gần. Tổ chức này duy trì khoảng 70.000 nhân viên chính quy thường trực trong đó 29.000 là lính thủy đánh bộ, khoảng 150 tàu chiến và 70 máy bay các loại, do bộ chỉ huy hải quân phụ trách, hạm đội quốc gia là cơ quan chỉ huy cao nhất và cục trưởng cục tác chiến hải quân là sĩ quan cao cấp nhất. Thủy quân lục chiến Hàn Quốc (ROKMC) là một nhánh thuộc hải quân, được thành lập từ năm 1949 và chịu trách nhiệm về các hoạt động phản ứng nhanh, tác chiến đặc biệt hoặc tấn công đổ bộ, tư lệnh của lực lượng này là một tướng ba sao. Thủy quân lục chiến Hàn Quốc có khoảng 29.000-30.000 nhân viên, được tổ chức thành 2 sư đoàn, 1-2 lữ đoàn, 2 tiểu đoàn và 1 đại đội trinh sát, được trang bị khoảng 300 phương tiện đổ bộ tấn công, xe tăng và pháo tự hành. Biệt danh của lực lượng này hiện nay là "Những con Sói biển"
-
Pháp
Quân đội Pháp có lịch sử lâu đời, ảnh hưởng rộng lớn đến lịch sử thế giới. Quân đội Pháp gồm lục quân, hải quân, không quân và lực lượng hiến binh quốc gia. Quân đội Pháp là lực lượng bảo vệ an ninh quốc phòng lãnh thổ Pháp, bảo vệ các vùng lãnh thổ có lợi ích của Pháp, góp phần quan trọng duy trì sự ổn định toàn cầu. Tổng thống Pháp là tổng tư lệnh của quân đội. Năm 2006, quân đội Pháp có tổng cộng 779.450 người (lực lượng chính quy 259.050, lực lượng dự bị 419.000, lực lượng hiến binh 101.400), là lực lượng quân sự lớn nhất Châu Âu và đứng thứ 20 trên thế giới về quân số phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên Lực lượng vũ trang Pháp có chi phí quân sự rất lớn, lên tới 60 tỉ USD. Với quân số không lớn, chi phí quân sự khổng lồ, chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu, chế tạo và mua các trang thiết bị phục vụ quốc phòng, nên quân đội Pháp là một trong những lực lượng mạnh và có trình độ kỹ thuật phát triển nhất trên thế giới.
Pháp cũng là nước đứng thứ 3 trên thế giới về vũ khí hạt nhân. Ngoài khối NATO, Pháp cũng tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình như ở Châu Phi, Trung Đông, và Balkans, thường nắm vai trò đứng đầu trong các hoạt động này. Pháp cũng thực hiện việc tổ chức lại quân đội để phát triển thành đội quân nhà nghề, có số lượng quân ít hơn, khả năng triển khai quân nhanh hơn, thích nghi hơn cho các hoạt động ở ngoài vùng lãnh thổ đất liền của Pháp. Nhân tố then chốt của việc cơ cấu lại gồm: giảm số người, các cơ sở, các cơ quan,... Người đứng đầu lực lượng vũ trang Pháp là tổng thống cộng hòa, trong vai trò là tổng tư lệnh. Tuy nhiên, Hiến pháp đặt các lực lượng chính phủ dân sự và quân sự vào quyền xử lý nội các hành pháp gồm các bộ trưởng do thủ tướng chủ trì, những người không nhất thiết phải cùng phe chính trị với tổng thống.
Bộ trưởng bộ lực lượng vũ trang tính đến năm 2017, Florence Parly đương nhiệm giám sát việc tài trợ, mua sắm trang thiết bị và hoạt động của quân đội. Trong lịch sử, Pháp phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập ngũ để cung cấp nhân lực cho quân đội của mình, bên cạnh một số ít binh lính chuyên nghiệp. Sau Chiến tranh Algeria, việc sử dụng quân ủy viên không tình nguyện trong các hoạt động ở nước ngoài đã chấm dứt; nếu đơn vị của họ được gọi đi làm nhiệm vụ trong các vùng chiến sự, những người được ủy quyền được đưa ra lựa chọn giữa yêu cầu chuyển đến một đơn vị khác hoặc tình nguyện tham gia nhiệm vụ tích cực. Năm 1996, chính phủ của Tổng thống Jacques Chirac tuyên bố chấm dứt chế độ nhập ngũ và năm 2001, chính thức kết thúc chế độ nhập ngũ. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi vẫn phải đăng ký để có thể nhập ngũ nếu tình hình bắt buộc. Tính đến năm 2017, lực lượng vũ trang Pháp có tổng số nhân lực là 426.265 người, và có 368.962 nhân viên hoạt động với lực lượng hiến binh quốc gia.
-
Vương quốc Anh
Lực lượng vũ trang vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland còn được gọi là lực lượng vũ trang vương thất Anh hay quân lực vương thất Anh, gồm có hải quân, lục quân, không quân và thủy quân lục chiến. Lực lượng vũ trang vương thất Anh là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất ở Châu Âu và xếp thứ 8 trên thế giới. Quân đội Anh, vào năm tài chính 2016 có 260.760 người, trong đó lực lượng hiện dịch là 187.990 quân, lực lượng trừ bị là 72.770 quân. Tuy xếp thứ 8 trên thế giới về sức mạnh nhưng quân đội Anh có chi phí quốc phòng lớn thứ tư trên thế giới, có vũ khí, trang thiết bị hiện đại bậc nhất Châu Âu do đó quân lực vương thất Anh cũng được xem là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới. Tổng tư lệnh của quân đội Anh là Nữ vương Elizabeth II và quân đội được quản lý bởi hội đồng quốc phòng Anh thuộc bộ quốc phòng. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tướng Anh cũng có nắm quyền chỉ huy đối với lực lượng vũ trang khi được trao quyền từ nữ vương.
Quân đội Anh có trách nhiệm bảo vệ vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland, thúc đẩy việc mở rộng anh ninh cho các khu vực có lợi ích của chính phủ và hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Quân đội Anh là lực lượng chính hoạt động tích cực trong NATO và các liên minh khác. Quân đội Anh trong thế kỷ 21 tham gia nhiều cuộc chiến gồm các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq (năm 2001 và năm 2003), sự can thiệp vào Sierra Leone (năm 2000), các hoạt động gìn giữ hoà bình ở Balkan và Kypros. Quân đội Anh có một số căn cứ quân sự ở nhiều nước. Anh là một trong các nước có sức mạnh về quân sự trên thế giới đặc biệt là về kỹ thuật và công nghệ cao, có chi phí quân sự lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ.
Tổng lực lượng quân sự Anh tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2016 có 260.760 quân bao gồm: Lục quân vương thất Anh có 170.000 quân gồm 87.610 quân hiện dịch (trong đó có 2.850 lính đặc nhiệm Gurkhas), 30.000 quân trừ bị, 28.800 quân trừ bị tình nguyện và 23.590 quân hiến binh phòng vệ vương thất. Thủy quân lục chiến vương thất Anh có 8.510 quân gồm 7.760 TQLC và 750 TQLC trừ bị. Hải quân vương thất Anh có 43.880 quân gồm 32.880 lính Hải quân, 3.040 lính phòng vệ trừ bị trên biển và 7.960 lính Hải quân thuộc hạm đội trừ bị vương thất. Không lực vương thất Anh có 38.370 quân gồm 34.200 lính không lực, 1.950 lính không lực phòng vệ và 2.220 lính không lực trừ bị. -
Pakistan
Quân đội Pakistan là lực lượng quốc phòng, bảo vệ đất nước của Pakistan. Quân đội Pakistan gồm: Lục quân Pakistan, Hải quân Pakistan, Không quân Pakistan, Lực lượng bán vũ trang Pakistan, Lực lượng Biên phòng Pakistan, Bộ tư lệnh Chiến lược hạt nhân Pakistan. Quân đội Pakistan có khoảng 619.000 người trong lực lượng chính quy, là lực lượng vũ trang lớn thứ 7 trên thế giới về quân số. Cùng với 302.000 người trong lực lượng bán vũ trang và biên phòng, Quân đội Pakistan có tổng cộng gần 1.000.000 người. Ngân sách quốc phòng hàng năm khoảng 4,26 tỉ Mỹ kim (số liệu năm 2005, xếp thứ 39), chiếm khoảng 4,5% GDP (số liệu năm 2006).
Lực lượng vũ trang ở Pakistan có vị trí cao trong xã hội, theo thể chế. Ngày 6 tháng 9 hàng năm là Ngày Quốc phòng của Pakistan, để nhớ đến vai trò của quân đội trong việc bảo vệ đất nước. Quân đội Pakistan là lực lượng hoàn toàn tình nguyện, đã tham gia vào một số cuộc xung đột với Ấn Độ, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Quân đội Pakistan cũng tham gia tích cực vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, đưa các chuyên gia quân sự ra một số nước ở Châu phi, Nam Á và các nước Ả rập làm các cố vấn. Đại đa số binh sĩ quân đội Pakistan trong lịch sử đã được triển khai dọc theo biên giới Ấn Độ-Pakistan để đề phòng mối đe doạ xâm lược từ Ấn Độ. Tổng cộng, ước tính 80–90% quân đội được bố trí ở đây. Tuy nhiên, 15,000 quân đã được chuyển sang Thung lũng Swat để chống cuộc xâm nhập của Taliban.
Ngoài ra từ các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, các lực lượng quân đội Pakistan đã thỉnh thoảng tham gia vào cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố chống lại những kẻ cực đoan Taliban và Al Qaeda. So với các quân đội khác, quân đội Pakistan chịu nhiều thương vong nhất trong cuộc chiến này. Những binh sĩ này cùng với nhiều lực lượng bán quân sự khác đã tham gia vào một cuộc chiến kéo dài chống lại những kẻ cực đoan tại các khu vực bộ tộc của Pakistan. Sau vụ việc Mumbai, nhiều lữ đoàn đã được chuyển lại về phía đông. Quân đội Pakistan cũng tham gia cứu trợ trong các thảm hoạ thiên tai ở Pakistan như trận động đất Kashmir năm 2005 và những trận lũ lụt ở Baluchistan năm 2008. Quân đội Pakistan sở hữu các vũ khí hạt nhân và các phương tiện cần thiết khác đều do các nhà khoa học dân sự và kỹ sư Pakistan tự phát triển, với các tên lửa và máy bay có khả năng mang chúng tới những khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, không giống như Ấn Độ, Pakistan không có chính sách không sử dụng trước và duy trì việc sử dụng vũ khí hạt nhân như một phương tiện răn đe và ngăn chặn hoà bình với Ấn Độ cùng các quốc gia khác trên thế giới có ưu thế về vũ khí quy ước như Hoa Kỳ và Ấn Độ so với Pakistan.
-
Brasil
Brasil là quốc gia dẫn đầu khu vực Mỹ Latinh về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, những bất ổn về kinh tế và xã hội trong lòng Brasil đã ngăn cản nước này tiến lên và trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Trong suốt giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến thập niên 1990, các chính phủ Brasil đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của nước này ra tầm quốc tế bằng cách tập trung phát triển kinh tế và có một chính sách ngoại giao độc lập. Những năm gần đây, Brasil ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latinh láng giềng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc. Chính sách ngoại giao của Brasil là có quan điểm hòa bình trong các vấn đề tranh chấp quốc tế và không can thiệp vào tình hình nước khác.
Brasil là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur)... Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 8 tháng 5 năm 1989. Quân đội Brasil bao gồm 3 bộ phận chính là lục quân, hải quân và không quân. Lực lượng cảnh sát được coi là một nhánh của quân đội trong hiến pháp nhưng nằm dưới sự chỉ huy của mỗi bang.
Brasil là quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất Mỹ Latinhh, với tổng quân số là 318.450 quân nhân vào năm 2014. Tổng thống Brasil cũng là tổng chỉ huy quân đội của nước này. Chi phí cho quân sự của Brasil năm 2017 ước tính đạt khoảng 1,4% GDP. Brasil có chế độ nghĩa vụ quân sự dành cho nam giới tuổi từ 21-45, kéo dài trong khoảng 9 đến 12 tháng, còn tự nguyện thì tuổi từ 17-45. Tuy nhiên, với một nước có dân số lớn như Brasil thì đa phần nam giới nước này không phải gọi nhập ngũ. Brasil là nước đầu tiên tại Nam Mỹ chấp nhận phụ nữ phục vụ trong quân ngũ vào thập niên 1980. Vai trò chủ yếu của quân đội Brasil là bảo vệ chủ quyền quốc gia và tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của liên hiệp quốc tại nước ngoài.