Top 10 Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Malaysia

Green Apple 3344 0 Báo lỗi

Malaysia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 329.847 km2. Đây cũng là một quốc gia đa dân tộc, văn hóa và ngôn ngữ. Bởi vậy mà kiến ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tháp đôi Petronas

    Tháp đôi Petronas - biểu tượng và cũng là niềm kiêu hãnh của Malaysia. Nhắc đến Malaysia, chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua được công trình kiến trúc nổi tiếng này. Đây là tòa tháp đôi cao nhất thế giới tính đến năm 2004 với chiều cao 452 m, gồm 88 tầng do tập đoàn dầu khí hùng mạnh nhất Malaysia hoàn thành vào năm 1998. Tháp đôi Petronas cao vút là biểu tượng vững chắc cho một Malaysia hiện đại. Ta có thể so sánh ý nghĩa của nó đối với Kuala Lumpur như Tháp Eiffel với Paris và tượng Nữ thần Tự do đối với New York. Tháp đôi Malaysia - Petronas Twin Towers có tầm quan trọng không nhỏ đối với sự phát triển không ngừng để vươn tầm thế giới của Kuala Lumpur.


    Lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà thờ Hồi giáo cộng với nét hiện đại đã khiến cho Petronas mang một phong cách độc nhất vô nhị trên thế giới. Điểm ấn tượng của tòa tháp đôi này chính là chiếc cầu trên không nối giữa hai tòa tháp có chiều cao 170 m và chiều dài 158 m, nằm ở tầng thứ 41 và 42 - nơi lý tưởng để du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Kuala Lumpur, giúp cho các nhân viên của các công ty có văn phòng đại diện tại đây dễ dàng di chuyển qua lại giữa hai tòa nhà mà không cần phải xuống mặt đất và đặc biệt có chức năng như một con đường thoát hiểm.

    Tháp đôi Petronas
    Tháp đôi Petronas
    Tháp đôi Petronas - niềm kiêu hãnh của Malaysia
    Tháp đôi Petronas - niềm kiêu hãnh của Malaysia

  2. Top 2

    Cầu treo Langkawi Sky

    Langkawi Sky là một cầu dây văng dành cho người đi bộ, cầu có chiều dài 125 mét và chiều rộng 1,8 mét, độ cao của cầu là 660 mét so với mực nước biển. Cầu xây trên trên đỉnh Gunung Mat và Chinchang ở Pulau Langkawi, một hòn đảo thuộc quần đảo Langkawi, bang Kedah ở Malaysia. Cầu được khánh thành năm 2005, vào tháng 7/2012 người ta đóng cửa tham quan để bảo dưỡng cầu. Vào tháng 2/2015, mở cửa trở lại hoạt động và đón nhiều du khách đến tham quan.


    Với chiều rộng 1,8 m của cầu vừa đủ cho 2 người cùng tản bộ song song, do nằm lơ lửng trên không trung nên gió thổi cũng khá mạnh nên bạn hãy chậm chậm bước đi nhé. Đặc biệt, ở giữa cầu người ta thiết kế các ô kính cường lực trong suốt ngay dưới lối đi của bạn, mang lại cảm giác chóng mặt cho những ai sợ độ cao khi nhìn xuống phía dưới. Có hai khu vực nghỉ chân hình tam giác là điểm dừng để bạn ngắm cảnh núi rừng và biển cả xung quanh nơi đây. Tại đây, bạn sẽ được thỏa sức phóng tầm mắt ngắm ra xa, nhìn ngắm vịnh du thuyền của Langkawi đầy quyến rũ. Nếu đi đúng vào ngày thời tiết trong lành, quang mây bạn có thể nhìn thấy đất liền của Thái Lan ở bên kia bờ biển.

    Cầu treo Langkawi Sky
    Cầu treo Langkawi Sky
    Langkawi Sky - Cây cầu cao 660 mét so với mực nước biển
    Langkawi Sky - Cây cầu cao 660 mét so với mực nước biển
  3. Top 3

    Tháp Kompleks Dayabumi

    Được xây dựng vào năm 1984, tháp Kompleks Dayanumi nằm ngay vị trí ban đầu của tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur. Tháp này được xây bằng đá cẩm thạch cao 152 mét và có thiết kế của phong cách nghệ thuật Hồi giáo hiện đại. Du khách sẽ nhìn thấy mặt phía trước xây theo hình dạng ngôi sao 8 cánh và có mái vòm cong nằm phía trên đỉnh toà tháp. Kompleks Dayabumi được coi là bước ngoặt lớn trong kiến trúc của Kuala Lumpur. Ngoài ra, đây cũng chính là một trong những tòa nhà chọc trời đầu tiên ở Kuala Lumpur. Nơi đây thực sự là điểm đến tuyệt vời, bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá Malaysia.


    Kompleks Dayabumi là tòa tháp được được thiết kế bởi Nik Mohammed. Đây là toà tháp cao 35 tầng bằng đá cẩm thạch được chạm khắc tinh tế, mặt tiền được trang trí với họa tiết ngôi sao tám cánh và những mái vòm Hồi giáo đặc sắc ở phía trên và dưới tháp, biểu tượng tuần hoàn trong nghệ thuật Hồi giáo. Để đến được đây, du khách phải đi qua cầu đi bộ phía sau chợ trung tâm.

    Tòa tháp Kompleks Dayabumi
    Tòa tháp Kompleks Dayabumi
    Cận cảnh tháp Kompleks Dayabumi
    Cận cảnh tháp Kompleks Dayabumi
  4. Top 4

    Batu Caves

    Động Batu nằm bên trong một núi đá vôi cao gần 100 mét so với mặt đất. Địa điểm tôn giáo Hindu quan trọng này bao gồm những bức tượng và miếu thờ tuyệt đẹp, và cũng là nơi tổ chức nghi lễ thường xuyên. Có ba hang động chính với nhiều hang động nhỏ hơn ở xung quanh. Một số hang động có đền trong khi một số khác lại có những bức vẽ và tượng. Động Batu là nơi để du khách tìm hiểu về những câu chuyện và hành động của các vị thần và văn hóa Hindu. Khi đi bộ đến các hang động, du khách sẽ thấy bức tượng Thần Murugan lấp lánh cao 42,7 m, là vị thần mà các hang động thờ phụng. Đây là bức tượng Thần Murugan lớn nhất thế giới và được phủ một lớp sơn vàng hơn 80 ga lông (300 lít). Ghé thăm Hang Villa để chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật và miếu thờ các vị thần Hindu khác.


    Hãy hít thở sâu trước khi bước lên 272 bậc thang lên Hang Cathedral (Điện thờ lớn). Đường đi rất khó khăn với các bậc dốc và không đều nhau, nhưng cũng đáng nỗ lực. Dọc đường đi, du khách có thể gặp những chú khỉ tinh nghịch. Tốt nhất nên ngắm nhìn những cư dân địa phương này từ xa vì chúng thường đến lục lọi túi và có thể trở nên hung dữ. Ở đầu bậc thang có một hang động rất lớn chứa một trong những ngôi đền Hindu nổi tiếng nhất của Malaysia. Nếu du khách đến Kuala Lumpur vào tháng Một hoặc tháng Hai, hãy tham dự lễ hội Thaipusam. Trong sự kiện đầy màu sắc kéo dài ba ngày này, hơn một triệu tín đồ Hindu đổ về các hang động để tỏ lòng tôn kính với Thần Murugan. Nhiều khách hành hương mang theo những bình trang trí đựng sữa, được gọi là paal kudam, trong khi những người khác thể hiện sự sùng đạo bằng cách xuyên da của mình bằng móc gắn vào khung hoặc “kavadis”. Du khách được chào đón đến xem hoặc tham gia vào cuộc ca hát và nhảy múa khi các đoàn rước kiệu tiến đến bức tượng Thần Murugan.

    Đền Batu Caves
    Đền Batu Caves
    Bạn phải bước qua  272 bậc thang lên Hang Cathedral
    Bạn phải bước qua 272 bậc thang lên Hang Cathedral
  5. Top 5

    Nhà thờ Hồi giáo Iron

    Nhà thờ Hồi giáo Iron còn có tên là Tuanku Mizan Zainal Abidin thuộc Putrajaya, phía Nam Kuala Lumpur, Malaysia. Nhà thờ này chính thức được mở cửa vào tháng 6 năm 2010. Điều đặc biệt của công trình này chính là công trình được làm từ thép nên nhà thờ mới có tên là Iron. Bên cạnh đó, các cửa sổ của công trình cũng được làm bằng mạng lưới thép có tác dụng điều hòa không khí tự nhiên. Bạn sẽ cảm thấy thích thú khi ghé thăm điểm đến hấp dẫn này.


    Nhà thờ này gây ấn tượng bởi gần 70% cấu trúc đều được làm từ thép không gỉ đặc biệt, tạo nên vẻ đẹp giản dị, trong suốt và thông thoáng theo như ý đồ của các kiến trúc sư. Một nét độc đáo nữa là hầu hết các khung cửa của thánh đường đều được làm bằng kính trong suốt, kết hợp với bể nước nhân tạo được thiết kế ngay bên trong tòa nhà, góp phần điều tiết nắng, gió như một “máy điều hòa tự nhiên” để làm mát không gian bên trong.

    Nhà thờ Hồi giáo Iron
    Nhà thờ Hồi giáo Iron
    Nhà thờ Hồi giáo Iron gây ấn tượng bởi gần 70% cấu trúc đều được làm từ thép không gỉ
    Nhà thờ Hồi giáo Iron gây ấn tượng bởi gần 70% cấu trúc đều được làm từ thép không gỉ
  6. Top 6

    Đền Kek Lok Si

    Kek Lok Si là ngôi đền nằm trên một hòn đảo ở phía Nam George Town, bang Penang, Malaysia. Ngôi đền Phật giáo này được xây dựng vào cuối những năm 1800, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc của Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar. Đây là ngôi đền Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á được trang trí hết sức công phu, lôi cuốn du khách từ kháp nơi trên thế giới đến đây chiêm ngưỡng. Ngôi đền uy nghi, tráng lệ này còn được biết đến với tên gọi khác là Chùa Cực Lạc - điểm đến tâm linh của rất nhiều người theo đạo ở Malaysia cũng như ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt, điểm ấn tượng du khách khi mới đặt chân đến đây chính là mùi thơm nồng của mì Iaska - món ăn có mặt tại các quầy bán hàng ở lối vào chùa, đây cũng là dịp để du khách thưởng thức những món ăn truyền thống của người Malaysia.


    Nét nổi bật nhất là ngôi đền gồm bảy tầng (của 10.000 vị Phật) của vua Rama VI được hoàn thành vào năm 1930. Tự hào với 10.000 bức tượng Phật bằng đồng và thạch cao tuyết hoa. Thiết kế của nó tượng trưng cho sự hòa hợp giữa Đại thừa và Phật giáo Theravada. Sự hòa quyện với thiết kế hình bát giác của Trung Quốc và một thiết kế tầng lớp trung lưu của Thái Lan. Mái được dựng theo vương miện Miến Điện. Người ta có thể leo lên đến đỉnh của đền qua một cầu thang dốc và nhìn ngắm cảnh quan tuyệt vời của Penang.

    Kek Lok Si lung linh về đêm
    Kek Lok Si lung linh về đêm
    Đền Kek Lok Si
    Đền Kek Lok Si
  7. Top 7

    Thánh Đường Hồi Giáo Putra (Nhà thờ Hồi giáo Putra)

    Thánh Đường Hồi Giáo Putra (Putra Mosque) nằm tại thành phố Putrajaya, thủ đô hành chánh mới của Malaysia. Putrajaya nằm cách thủ đô Kuala Lampur 25 cây số về phía Nam. Thánh Đường Putra Mosque còn được biết đến với tên Thánh Đường Màu Hồng (Pink Mosque) nằm tại thành phố Putrajaya. Đây là Thánh Đường Hồi Giáo duy nhất trên thế giới do một nữ kiến trúc sư thiết kế. Ba phần tư Thánh Đường này nằm trên hồ nhân tạo Putra (Putra Lake) rất đẹp và thơ mộng. Hồ này rộng khoảng 650 héc ta, được xây cất với mục đích điều hòa không khí trong thành phố. Hiện nay hồ là nơi tổ chức nhiều giải thưởng thể thao quan trọng như cuộc đua thuyền máy F1, và giải chèo xuồng Châu Á.


    Thánh Đường Màu Hồng (Pink Mosque) rất đặc biệt. Kiến trúc của nó chịu ảnh hưởng của kiến trúc những đền thờ Hồi giáo Trung Đông ở Vùng Vịnh Ba Tư (Persian golf). Tuy nhiên nó phối hợp truyền thống Hồi giáo với những yếu tố văn hóa của Mã Lai, và sử dụng vật liệu địa phương để xây cất. Thánh Đường Màu Hồng là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách đến tham quan tại du lich Malaysia. Ở đây, du khách có thể tìm hiểu thêm về tín ngưỡng đạo Hồi và có dịp thưởng thức kiến trúc Hồi Giáo qua công trình hoành tráng này.

    Thánh Đường Hồi Giáo Putra
    Thánh Đường Hồi Giáo Putra
    Thánh Đường Hồi Giáo Putra (Thánh Đường Màu Hồng)
    Thánh Đường Hồi Giáo Putra (Thánh Đường Màu Hồng)
  8. Top 8

    Nhà thờ Hồi giáo Jamek

    Nhà thờ Hồi giáo Jamek (Masjid Jamek) nằm ở hợp lưu của hai dòng sông chính của Kuala Lumpur, Sungai Klang và Sungai Gombak. Đây là nhà thờ Hồi giáo cổ nhất của thành phố, được xây dựng vào đầu những năm 1900 và chính thức được Quốc vương Selangor khai trương vào năm 1909. Thiết kế của tòa nhà lấy cảm hứng từ kiến trúc Mughal của Bắc Ấn Độ. Nhà thờ Hồi giáo này là nơi thờ cúng chính của thành phố cho đến khi Thánh đường Hồi giáo Quốc gia mở cửa vào năm 1965. Ngày nay, với các cây cọ xung quanh và vị trí ven sông, quần thể Nhà thờ Hồi giáo Jamek hiện ra như một ốc đảo thanh bình và yên tĩnh trong khu vực trung tâm thành phố đông đúc. Ngoại trừ vào thứ Sáu, khi người Hồi giáo đến cầu nguyện và tập trung tại khu vực này.


    Ngắm nhìn bộ ba mái vòm trắng bên trên các điện thờ chính khi du khách đi quanh khu phức hợp rộng lớn này. Du khách sẽ nhận thấy hai tháp giáo đường cao 26,8 mét màu đỏ trắng, tháp cao mỏng, từ đó vang lên lời triệu tập cầu nguyện được rao bởi thầy tu báo giờ. Chiêm ngưỡng lối đi dưới mái vòm tinh xảo, ấn tượng mở ra các khu vực cầu nguyện. Nhà thờ Hồi giáo Jamek nằm ở trung tâm của trung tâm thành phố Kuala Lumpur. Chỉ cần đi dọc các con sông đến hợp lưu của chúng hoặc hỏi đường từ người dân địa phương. Du khách có thể dễ dàng đi bộ từ các điểm đến khác trong khu vực, nhưng cũng có ga đường sắt đô thị nhẹ (LRT) tại nhà thờ, mở cửa hàng ngày. Tuy nhiên, du khách không nên đến vào ngày thứ Sáu cầu nguyện và vào các ngày lễ tôn giáo lớn.

    Nhà thờ Hồi giáo Jamek
    Nhà thờ Hồi giáo Jamek
    Nhà thờ Hồi giáo Jamek nằm ở trung tâm của trung tâm thành phố Kuala Lumpur
    Nhà thờ Hồi giáo Jamek nằm ở trung tâm của trung tâm thành phố Kuala Lumpur
  9. Top 9

    Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil

    Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil ở Bukit Jalil, trong khu liên hợp thể thao quốc gia của Malaysia tại miền nam Kuala Lumpur, là một sân vận động đa năng và là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Malaysia. Với sức chứa 87.411 chỗ ngồi, nó là sân vận động lớn nhất ở Đông Nam Á và là sân vận động lớn thứ tám trên thế giới. Sân vận động được chính thức khai trương bởi Thủ tướng thứ 4 của Malaysia, Mahathir Mohamad vào ngày 11 tháng 7 năm 1998 trước Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung 1998 và tổ chức lễ khai mạc. Kể từ đó, nó cũng trở thành địa điểm chính cho các sự kiện đa thể thao quốc tế khác như Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2001 và Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 và hiện nay tổ chức hầu hết các trận đấu bóng đá quốc tế của Malaysia, trận chung kết bóng đá cấp quốc gia như Cúp FA Malaysia, Malaysia Cup, các sự kiện thể thao và các buổi hòa nhạc.


    Sân vận động, cùng với Khu liên hợp thể thao quốc gia, hiện đang được cải tạo lớn với chi phí kết hợp là 1,34 tỷ RM như một phần của dự án KL Sports City trong 2 giai đoạn. Dự án 1 (Giai đoạn 1) đã được hoàn thành trước và cho SEA Games 2017 tại Kuala Lumpur, với mặt tiền được thiết kế theo kiểu Popantic mới bao phủ bên ngoài sân vận động với các cửa sổ dọc xoắn cũng được chiếu sáng bằng đèn LED,[9] như sắp xếp lại chỗ ngồi cho một thiết kế màu vàng-đen và các cơ sở nâng cấp. Sau ASEAN Para Games 2017, Dự án 2 (Giai đoạn 2) sẽ bắt đầu và sẽ thêm một mái nhà có thể thu vào, ghế có thể thu vào, thông gió thoải mái và các cơ sở thể thao và lối sống mới.

    Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil
    Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil
    Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil nơi diễn ra các sự kiện thể thao quan trọng
    Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil nơi diễn ra các sự kiện thể thao quan trọng
  10. Top 10

    Tòa nhà Tư pháp Place of Justice

    Palace of Justice hay còn gọi là Tòa nhà Tư pháp hoặc Dinh thự Tư pháp từ lâu đã là một trong những điểm tham quan rất nổi tiếng của Malaysia. Đây là một trong những công trình kiến trúc nổi bật nhất của Putrajaya nói riêng và của đất nước Malaysia nói chung. Tòa nhà Tư pháp được di dời từ Kuala Lumpur về Putrajaya từ năm 2000 và đặt tại đường Presint với mặt tiền rộng lớn, nổi bật với khối 5 hình cầu theo kiến trúc Hồi giáo cổ. Công trình này có kiến trúc nguy nga, tráng lệ, được tô điểm bằng gam màu trắng xám uy nghi, phù hợp với chức năng thi hành và bảo vệ nền công lý cho người dân trong nước.


    Công trình này chính là đứa con tinh thần của kiến trúc sư nổi tiếng người Malaysia - AR Ahmad Rozi A Wahab. Ông là người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế và bố trí toàn bộ tòa nhà, thổi hồn vào công trình kiến trúc độc đáo và rộng lớn này. Công trình được thiết kế kết hợp nhiều lối kiến trúc, trong đó có nền văn hoá Hồi giáo cổ điển Taj Mahal tại Ấn Độ, văn hoá Moorish và văn hoá cổ điển phương Tây. Du khách đến đây sẽ cảm thấy bị choáng ngợp bởi sự nguy nga, tráng lệ của công trình này.

    Tòa nhà Tư pháp Place of Justice
    Tòa nhà Tư pháp Place of Justice
    Toàn cảnh tòa nhà Tư pháp Place of Justice
    Toàn cảnh tòa nhà Tư pháp Place of Justice




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy