Top 10 Đặc sản Hà Tĩnh không thể không thử

Pé Ruby 1567 1 Báo lỗi

Bất cứ nơi đâu trên dải đất hình chữ S này cũng đều có những món ngon hay đặc sản nổi tiếng mà du khách khó lòng quên được. Hà Tĩnh - địa danh nổi tiếng với ... xem thêm...

  1. Top 1

    Kẹo cu đơ

    Nhắc đến Hà Tĩnh có lẽ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến kẹo cu đơ - loại kẹo đã trở thành đặc sản của "quê choa". Kẹo cu đơ được nấu từ đậu phộng (lạc), mật mía, gừng tươi, bánh tráng… đây đều là những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, mang đậm vị quê hương. Kẹo cu đơ có hình tròn, lớp ngoài là bánh tráng nướng có vị đặc trưng, ở giữa có thể coi là nhân của kẹo với sự hòa quyện của mật mía pha lẫn vị cay của gừng tươi và vị béo của những hạt đậu phộng. Người Hà Tĩnh coi cu đơ như linh hồn của quê hương, thường chọn làm quà biếu khách quý, hay mang theo mỗi khi đi xa.


    Để làm ra món kẹo cu đơ ngon đúng điệu thì khâu chọn nguyên liệu là kỳ công nhất. Trước hết, lạc phải chắc, đều, không sâu thối, vỏ lụa có màu ngà. Khi cắn thử, hạt lạc giòn, thơm, bùi và ngậy nơi đầu lưỡi. Khi ăn, bánh có vị ngọt dịu, béo của đậu và giòn tan của bánh tráng. Người Hà Tĩnh thường ăn kẹo cu đơ kèm với nước chè xanh để vị ngọt của kẹo hòa quyện vào vị chát của nước chè, tạo nên một hương vị vừa lạ lẫm vừa quen thuộc. Nổi tiếng nhất ở Hà Tĩnh là thương hiệu Cu đơ Cầu Phủ, Cu đơ Hương Sơn... Bạn có thể tìm mua loại kẹo này ở khắp nơi trên địa phận Hà Tĩnh vì đây là loại đặc sản rất phổ biến ở đây đấy.

    Kẹo cu đơ Hà Tĩnh
    Kẹo cu đơ Hà Tĩnh
    Kẹo cu đơ Hà Tĩnh ngon nhất
    Kẹo cu đơ Hà Tĩnh ngon nhất

  2. Top 2

    Bánh đa vừng

    Bánh đa hay còn gọi là bánh tráng được coi là một thứ quà ngon nhất nhì đất Hà Tĩnh. Bánh được làm từ những loại gạo ngon, được chọn lọc kĩ càng, hoàn toàn không pha thêm bột ngô, bột sắn như các vùng khác. Có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như bánh đa Chợ Tỉnh, Chợ Cầy, Chợ Hội... Bánh đa vừng đen có hương vị rất đặc biệt và không giống với các loại bánh đa ở các vùng miền khác. Khắp cả hai mặt chiếc bánh đa được rải đều một lớp vừng đen nhánh, khi nướng lên hương vị của hạt vừng quyện với mùi vị cay nồng của các loại gia vị khác như tỏi, tiêu… tạo nên một vị béo ngậy khó quên và luôn mang một hương vị riêng đậm đà của đặc sản Hà Tĩnh.

    Ngoài việc sử dụng như một món ăn vặt thì chiếc bánh còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Những người phải làm việc đêm khuya chỉ cần nướng một vài chiếc bánh đa là đã có một món ăn đêm không béo, đỡ buồn ngủ, đối với những người thích ăn kiêng và những người muốn bổ sung thêm vừng đen vào khẩu phần ăn hàng ngày thì đây là lựa chọn hoàn hảo. Bánh đa vừng đen ăn kèm với các món ăn khác như lươn bằm, lươn sả ớt, lươn xào chuối, lươn xào cà, hến xào… Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị giòn tan và béo ngậy của mỗi chiếc bánh. Ăn kèm với mỗi món bánh đa sẽ tạo ra các hương vị khác nhau, vừa lạ vừa ngon. Bạn có thể tìm mua bánh đa vừng ở các chợ, các cửa hàng tạp hóa...vì đây là mặt hàng rất dễ được tìm thấy nơi đây.

    Bánh đa vừng
    Bánh đa vừng
    Bánh đa vừng Hà Tĩnh
    Bánh đa vừng Hà Tĩnh
  3. Top 3

    Ram bánh mướt

    Ram theo tiếng Hà Tĩnh dùng để chỉ món nem rán, đây là món ăn khá nổi tiếng góp phần tạo nên văn hóa ẩm thực Hà Tĩnh. Khác với món ram ở các nơi khác, ram Hà Tĩnh có vị rất mới lạ mà chỉ khi ăn bạn mới có thể cảm nhận được. Bánh mướt là tên gọi khác của bánh cuốn, bánh ướt, được người dân Hà Tĩnh rất ưa chuộng. Bánh mướt có cách ăn rất đơn giản, chỉ cần chấm với nước mắm hơi cay, muốn ngon hơn thì ăn kèm với chả, thịt luộc hoặc thịt quay. Ram mướt là món ăn có sự kết hợp hài hòa giữa ram và bánh mướt theo đúng nghĩa tên gọi của nó. Người ta dùng bánh mướt cuốn ram cùng với rau sống, chấm với nước mắm tỏi ớt thì đúng là ngon không gì bằng...


    Theo tiếng của người Hà Tĩnh, “Ram” là một từ dùng để chỉ món nem rán theo tiếng phổ thông, “Bánh Mướt" là cách gọi khác của từ “bánh cuốn”, “bánh ướt”… Bánh Mướt là một món ăn ưa dùng của người Hà Tĩnh. Đối với người miền Bắc, người ta thường cuốn Bánh Mướt với nhân thịt, khi tráng sẽ cho nhiều mỡ hơn. Tuy nhiên, đối với người Hà Tĩnh, nhân Bánh Mướt là chả hoặc canh gà, đồng thời, khi rán sẽ không cho mỡ mà để nguyên. Do đó, khi ăn Bánh Mướt Hà Tĩnh sẽ cảm nhận thấy vị mát lành và hết sức thanh đạm. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này làm nên một món ăn hết sức đặc trưng vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy mà bất kỳ ai khi đến với Hà Tĩnh đều không thể bỏ qua.

    Ram bánh mướt Hà Tĩnh
    Ram bánh mướt Hà Tĩnh
    Ram bánh mướt Hà Tĩnh
    Ram bánh mướt Hà Tĩnh
  4. Top 4

    Hến sông La

    Hến sông La là loại thực phẩm quen thuộc của các gia đình Hà Tĩnh đặc biệt là ở ven sông La, Đức Thọ. Từ hến có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như hến xào giá ăn kèm với bánh đa, canh hến nấu rau tập tàng ăn kèm cà muối... Hến có vị béo, thanh mát nên khi ăn có vị rất ngon và còn tốt cho sức khỏe nữa. Vì thế khi đến Hà Tĩnh các bạn nhớ hãy thử qua món ngon này nhé.


    Hẳn chưa nhiều người biết, để làm nên món ngon dân dã ấy, người dân làng hến phải vất vả sớm hôm lặn ngụp giữa sông sâu nước biếc, mang phận mò cua bắt ốc từ bao đời nay trôi dạt cùng bến sông quê. Và cũng bên dòng sông La ấy, làng Bến Hến thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) là làng có lịch sử hơn 300 năm, nổi tiếng với nghề cào hến, nấu hến. Người dân nơi đây không chỉ sống chủ yếu bằng nghề cào hến, bán hến mà con hến đã nuôi dưỡng bao nhiêu nhiêu thế hệ học hành đỗ đạt thành tài… Hến được cào về, nhiều người trong gia đình tập trung nhặt cỏ rác lẫn vào, sau đó đưa đi đãi sơ bộ một lần trước khi nấu và tách vỏ ra rồi đưa đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh tiêu thụ.

    Hến sông La
    Hến sông La
    Hến sông La
    Hến sông La
  5. Top 5

    Bưởi Phúc Trạch

    Bưởi Phúc Trạch là đặc sản của huyện miền núi Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, ngon nức tiếng gần xa. Bưởi có vị chua thanh thanh, ăn vào sẽ thấy hơi chua rồi ngọt dần trong cổ, có mùi thơm nhẹ. Thịt bưởi có màu hồng nhạt hoặc màu trắng nhìn rất bắt mắt. Loại bưởi không chỉ ngon mà còn là giống quả quý đến mức vào năm 2002, nó công nhận là một trong 7 loại cây ăn quả quí hiếm cấm không được xuất khẩu giống. Bưởi Phúc Trạch rất dễ tìm mua giá thành cũng không quá đắt khoảng từ 50.000 - 100.000 đồng thôi nhé.


    Thời điểm sau Tết Trung thu, khi bưởi vào độ chín, chọn lúc nắng đẹp nhất, bà con ra vườn hái những quả ngon và đẹp nhất. Lúc này, bưởi được cắt tận cuống và điều quan trọng là phải cẩn thận, nhẹ nhàng giữ quả sao cho vỏ không bị xây xước. Sau đó, dùng vôi bôi đầy cuống, bảo quản nơi thoáng mát hoặc trải một lớp cát dưới nền nhà rồi nhẹ nhàng đặt bưởi lên. Theo thời gian, vỏ bưởi sẽ khô lại, ruột bưởi mềm, đậm đà. Với cách bảo quản truyền thống này, có thể giữ bưởi tới Tết, thậm chí ra cả tháng 3 năm sau. “Bí quyết” này của những người trồng bưởi Phúc Trạch vừa không độc hại lại giữ nguyên được hương vị thơm ngon, tinh khiết…

    Bưởi Phúc Trạch
    Bưởi Phúc Trạch
    Bưởi Phúc Trạch
    Bưởi Phúc Trạch
  6. Top 6

    Cam bù Hương Sơn

    Cùng với kẹo cu đơ, gỏi cá đục, bưởi Phúc Trạch, bánh bèo...Cam bù đã sánh vai để trở thành đặc sản Hà Tĩnh được nhiều người yêu mến. Trong những năm gần đây, chúng được bán phổ biến trên thị trường, tại các chợ, siêu thị nên người dân có cơ hội để thưởng thức cam bù và truyền tai nhau về trái cây gây được tiếng vang này. Cam bù là đặc sản của huyện Hương Sơn, Vũ Quang (Hà Tĩnh). Cam bù lọt top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam được công bố rộng rãi. Hiện nay, Cam bù tiếp tục được trồng và nhân giống rộng rãi trở thành giống cây cho năng suất cao, giá trị kinh tế lớn với nhiều hộ gia đình.


    Cam bù là đặc sản nổi tiếng của huyện Hương Sơn, được trồng chủ yếu ở 12 xã trong huyện. Cam bù khi chín vỏ có màu hơi đỏ, xốp nên rất dễ bóc, múi cam mọng nước. Khi ăn vị ngọt dịu, mùi thơm rất quyến rũ, giá trị dinh dưỡng cao. Khi đến Hà Tĩnh, rất nhiều du khách đã chọn mua loại quả này về để làm quà biếu người thân, bạn bè thậm chí là bán buôn nữa đấy. Xét về hương vị, bạn sẽ nhận thấy có sự khác biệt, cam có vị ngọt thanh và không chua. Mang mùi thơm thoang thoảng của đất trời, con người Hà Tĩnh. Bởi thế mà dù chiết cành, nhân giống mang đi trồng ở các vùng khác thì khó có thể cho ra được lại quả ngon nghẻ đến như vậy.

    Cam bù Hương Sơn
    Cam bù Hương Sơn
    Cam bù Hương Sơn
    Cam bù Hương Sơn
  7. Top 7

    Hồng Đông Lộ và Hồng Tiến

    Hồng Đông Lộ có dạng hình vuông, màu xanh ngả cam hoặc màu vàng, ruột có màu vàng nhạt, khi chín ăn rất ngọt và thơm. Hồng Tiến vùng Nghi Xuân khi chín có màu sẫm rất đẹp, mọng thịt, vỏ mỏng, ăn có vị mềm, thanh mát và thơm dịu. Cả hai loại hồng đều chín từ cuối hè cho đến hết thu nên du khách đến vào thời gian này có thể thoải mái thưởng thức loại đặc sản này.


    Đến với Hà tĩnh du khách mà được thưởng thức, được nếm thử hai loại hồng này thì sẽ thấy trong người sảng khoái và khỏe hẳn lên. Sẽ chẳng có gì bằng nếu được ngồi trên chõng tre ngay dưới tán cây hồng và được nhấm nháp, ăn những quả hồng ngon ngọt này và còn được nghe những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc và xuất xứ của những loại hồng này và về những cây tổ hồng và vì sao hồng được chọn làm loại quả để tiến vua và được nghe những điệu hò, hát giặm, nghe những câu hát ca trù Cổ Đạm, hát ví giận mà thương… Đến với nơi đây mà bạn không thưởng thức những quả hồng này thì sẽ rất phí, trước khi về bạn hãy nhớ mua những quả hồng này về làm quà cho người thân nhé!

    Hồng Đông Lộ
    Hồng Đông Lộ
    Đặc sản hồng Đông Lộ - Hà Tĩnh
    Đặc sản hồng Đông Lộ - Hà Tĩnh
  8. Top 8

    Bánh bèo

    Bánh bèo là món ăn dân dã mà bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể mua được nhưng ở mỗi vùng đất bánh lại mang hương vị và bản sắc riêng của nơi đó. Bánh bèo Hà Tĩnh cũng thế, nó mang một hương sắc riêng mà khi ăn vào bạn không thể nhầm lẫn với bánh nơi khác được. Bánh bèo được làm từ bột gạo, bột năng, nhân trong làm từ tôm non bóc vỏ hoặc từ thịt nạc được xào lên cùng với hành khô, sau đó ăn kèm với rau thơm. Khi ăn cho thêm một ít tương ớt, tạo nên vị vừa cay, vừa chua ngọt của chanh đường rất hấp dẫn. Bánh bèo dù ăn nóng hay nguội đều ngon và hấp dẫn. Khi ăn nóng, kèm nước mắm cay trong những ngày trời se se lạnh sẽ thấy ấm lòng. Còn khi ăn nguội, bánh hơi dai, giòn mang vị đậm đà.


    Để làm nước chấm bánh bèo, cần lấy nước luộc tôm khô hòa với nước mắm ngon, đường, tỏi và ớt băm thật nhuyễn, thêm vào một ít chanh hoặc giấm, khuấy đều. Nước chấm có đủ vị chua cay mặn và hơi ngọt một chút. Thậm chí, nếu muốn đậm đà thì cho hẳn tôm khô đã băm nhuyễn vào bát nước chấm ngọt đậm và thơm thoang thoảng. Vị bánh bèo ngọt giòn dai, trộn lẫn với vị bùi của tôm, của thịt, xen vào chút cay cay nồng nồng của ớt, vị chua ngọt của chanh đường. Thêm vào đó là vị thơm của hành tươi và rau mùi làm cho món bánh bèo hấp dẫn và ngon lạ.

    Bánh bèo
    Bánh bèo
    Bánh bèo
    Bánh bèo
  9. Top 9

    Gỏi cá đục

    Nhắc đến những món đặc sản Hà Tĩnh, ta không quên nhắc đến gỏi cá đục - một món ăn gắn liền với miền biển, sông nước - một thức quà đặc biệt riêng của vùng biển Xuân Nghi. Cá đục dài khoảng 13 - 18 cm, thân to hơn ngón tay cái, sống gần bờ biển, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có. Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non… cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Khi ăn dùng bánh đa nem cuộn rau với cá, chấm với nước lèo, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của cá, vị bùi của cùi dừa, vị cay, vị chua lẫn vị thanh thanh, ngọt ngọt rất đặc biệt mà không nơi nào có được.


    Để làm được món Gỏi cá Đục thơm ngon, trước tiên ta phải chuẩn bị cá đục - nguyên liệu chính, linh hồn của món ăn. Ngoài ra, còn phải có dừa (lấy cả nước lẫn cùi) và lạc. Muốn món ăn thêm tròn vị thì ớt tươi và tỏi là hai nguyên liệu cũng không thể bỏ qua. Cách làm món đặc sản Hà Tĩnh này cũng không hẳn là khó nhưng chắc chắn người dân ở đây có bí quyết làm gỏi riêng cho nên Gỏi cá Đục nơi đây mới hấp dẫn người ăn đến như vậy. Gỏi cá Đục được chế biến khá công phu và phải làm đúng cách ăn mới ngon. Nên khi đến Hà Tĩnh bạn hãy thưởng thức món này liền nhé!

    Gỏi cá Đục
    Gỏi cá Đục
    Gỏi cá Đục
    Gỏi cá Đục
  10. Top 10

    Bánh gai Đức Thọ

    Bánh gai - cái tên dân giã, không xa lạ gì với những người dân vùng quê miền trung. Cái thứ bánh được làm từ lá gai, hòa quyện cùng mật mía. Bánh gai bắt nguồn từ vùng quê Đức Thọ sau đó lan truyền dần sang các vùng quê khác ở miền trung. Làm bánh gai phải trải qua nhiều công đoạn. Gồm các nguyên liệu chính là gạo nếp và lá ga khô và đậu xanh. Ngoài ra mật mía cũng được cho vào trong quá trình này. Hỗn hợp cuối cùng dẻo quánh và có màu đen mượt, vị ngọt thơm. Đến công đoạn gói bánh, người thợ lấy phần vỏ bánh bọc đều quanh nhân. Lá chuối dùng để gói bánh khi mua về được rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo, lau khô.


    Người dân Đức Thọ thường trồng cây lá gai ở bãi bồi ven sông La. Có lẽ bởi phù sa ở đây màu mỡ mà cây nào cũng tươi tốt, lá to bản và xanh mơn mởn. Đến độ làm bánh, lá gai được hái về, chọn những lá lành lặn, bỏ cuống, tỉ mẩn tước hết từng cái gân lá một, rồi đem phơi cho thật khô. Khi ấy, một mặt lá đã chuyển màu đen thẫm, mặt kia hơi trắng xám là được. Sau đó đem rửa sạch và bỏ vào nồi luộc thật kỹ, lâu lâu lại đổ ra thay nước mới để luộc tiếp. Khi lá đã luộc xong, thì vớt ra, nắm lại thành từng cục để vắt cho kiệt nước, lúc đấy mới đem đi giã nhuyễn. Giã lá gai bằng cối có thể nói là công đoạn nặng nhọc nhất trong cả quy trình làm bánh. Vì lá gai phải được giã rất lâu mới trở nên mịn được, giã càng mịn thì bánh càng ngon, càng tròn vị.

    Bánh gai Đức Thọ
    Bánh gai Đức Thọ
    Bánh gai Đức Thọ
    Bánh gai Đức Thọ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy