Top 10 Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất nước Pháp
Pháp là nước lớn nhất Tây Âu, lớn thứ ba ở châu Âu và có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Pháp là một nước theo chế độ Cộng Hòa. Là một quốc ... xem thêm...gia Công giáo truyền thống, Pháp từng được mệnh danh là "Trưởng nữ của Giáo hội Công giáo". Qua đó có thể thấy nền văn hóa Pháp đậm nét công giáo từ những công trình kiến trúc, đồng thời cũng có sự cách tân hiện đại trên từng nét Pháp. Nước Pháp đã trải qua hơn một ngàn năm xây dựng và phát triển, nhưng những công trình đó vẫn được giữ nguyên vẹn và bảo tồn đến tận bây giờ. Trong bài viết này, toplist sẽ giới thiệu cho bạn những công trình nổi tiếng mang biểu tượng của nước Pháp.
-
Tháp Eiffel
Tháp Eiffel chính là biểu tượng của nước Pháp, niềm tự hào của nước Pháp. Tháp là một công trình kiến trúc bằng thép nằm trên công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine, thành phố Paris. Vốn có tên nguyên thủy là Tháp 300 mét, công trình do Gustave Eiffel cùng các đồng nghiệp xây dựng nhân Triển lãm thế giới năm 1889, cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Đây là công trình cao nhất thế giới và giữ vị trí này hơn 40 năm. Tháp Eiffel không chỉ dành mục đích du lịch mà còn là để nghiên cứu khoa học. Trở thành biểu tượng kinh đô ánh sáng và nổi tiếng khắp toàn cầu. Tháp được xây dựng với mục đích cho triển lãm thế giới và để phô trương thanh thế của Pháp lúc bấy giờ. Tuy gây ra nhiều tranh cãi nhưng vẫn thành công vang dội nhờ lượng khách du lịch ngày một đông.
Với chi phí trên 800 ngàn francs, tháp Eiffel được nhận xét là có thiết kế vô cùng chính xác, chặt chẽ, tỉ mỉ. Trong thi công công trình hơn hai năm, không hề xảy ra bất cứ sự cố thương vong nào. Tổ hợp điều chỉnh các chi tiết, lỗ khoan đều rất khớp. Đây được xem là một kỳ tích vĩ đại trong lịch sử kiến trúc. Có thể bạn không biết, rằng tháp Eiffel không phải là tác phẩm của Gustave Eiffeil, mà là của hai kỹ sư cao cấp Maurice Koechlin và Emile Nouguier. Sau khi Kiến trúc sư trưởng Stephen Sauvestre sửa chữa nhiều điểm trong bản vẽ, Gustave Eiffel hài lòng. Quyền xây dựng ngọn tháp được đăng kí với tên Eiffel cùng Koechlin và Nouguier. Rất nhanh sau đó, Gustave Eiffel mua lại quyền của hai kĩ sư này để nắm độc quyền về ngọn tháp tương lai.
-
Nhà thờ Đức Bà Paris
Nhà thờ Đức Bà Paris là nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris. Năm 1163, viên đá đầu tiên được đặt với sự có mặt của Giáo hoàng Alexanđê III và vua Louis VII. Nhà thờ có chiều dài 130m, chiều ngang 48m và chiều cao 35m có thể chứa hơn 6.500 người. Hàng năm tín đồ công giáo từ khắp nơi trên nước pháp đổ về đây. Không chỉ để hành hương, cầu nguyện mà còn để tìm hiểu nét thiêng liêng huyền bí ẩn sâu nơi nhà thờ. Nhà thờ Đức Bà là một tuyệt tác nghệ thuật mà thời gian và chiến tranh không làm ảnh hưởng đến nó được. Đến nay nó vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc độc đáo đó. Nhà thờ Đức Bà đã bị cháy hôm 15/4, hiện taị đang được đóng cửa để trùng tu. Tuy nhiên nó vẫn được coi là linh hồn, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Pháp nhưng cần bổ sung thông tin này vào bài viết để độc giả có cái nhìn chính xác nhất và bài viết hoàn thiện hơn.
Lối kiến trúc đậm nét nhất của Nhà thờ Đức bà Paris là theo phong cách Gothic độc đáo và mang vẻ đẹp đặc trưng Châu Âu - một trong những điều bạn nhất định phải chiêm ngưỡng trong hành trình du lịch các nước Châu Âu. Đây là nhà thờ đầu tiên được xây dựng theo quy mô hoành tráng và trở thành kiểu mẫu cho các nhà thờ sau này ở Pháp như nhà thờ Amiens, Chartres or Rheims. Nhà thờ Đức bà Paris nổi bật với chiều dài 128 m và chiều cao 69m. Ngoài ra có một số cửa sổ hình hoa hồng rất to, gây ấn tượng mạnh cho bất kỳ du khách nào đặt chân tại đây. Mặt tiền chính của Nhà thờ Đức bà Paris ở hướng tây và có 3 cổng lớn. Phía trên cổng là 28 bức tượng của các vua xứ Judah và lên cao nữa là các miệng máng xối thoát nước hình thú. Không chỉ khiến du khách tò mò muốn tìm hiểu về lối kiến trúc Gothic độc đáo, bởi không gian gợi nhớ về sự xưa cũ của thời gian, bởi những câu chuyện thú vị gắn liền, Nhà thờ Đức bà Paris còn là nơi phù hợp để bạn dành chút thời gian đi dạo quanh, ghé vào những sạp hàng nhỏ bên đường - nơi bán nhiều bức tranh, bức ảnh về Nhà thờ, về những nhân vật nổi tiếng ngày xưa…
-
Bảo tàng nghệ thuật Louvre
Vào khoảng năm 1190, Vua Phillip II đã quyết định xây dựng pháo đài Louvre - một giải pháp đề phòng khu vực phía nam thành phố của Paris có nguy cơ sẽ bị xâm chiếm bởi cướp biển Vikings. Sau rất nhiều sự kiện lịch sử - xã hội thì đến thế kỉ thứ 16, pháo đài này được trùng tu làm cung điện hoàng gia. Đến 1793, Louvre chính thức trở thành bảo tàng nghệ thuật danh tiếng nhất nước Pháp. Mặc dù vậy, tổng thể công trình kiến trúc Louvre mà du khách nhìn thấy hiện nay thì phải đến giữa thế kỉ XIX với sự hoàn thành của hai khu vực bên trái và phải. Sau rất nhiều lần mở rộng và tu sửa, đến năm 1989, bảo tàng mới đi vào hoạt động, mở cửa đón tiếp công chúng vào tham quan. Tên gọi của bảo tàng hiện nay là Musee du Louvre (Bảo tàng Louvre). Tuy nhiên đây không phải là tên gọi đầu tiên, ban đầu bảo tàng này được đặt tên là Trung tâm Musee des Arts. Ngoài ra, bảo tàng này cũng đã có một khoảng thời gian mang tên Musee Napoleon nhưng cuối cùng bảo tàng này được đổi thành Musee du Louvre (danh hiệu chính thức của Musee du Louvre) - tên gọi chính thức cho đến ngày nay.
Louvre là một bảo tàng lớn nhất và danh tiếng nhất của cả thế giới với tổng diện tích là 210.000 m2, trong đó diện tích để trưng bày tác phẩm nghệ thuật là 60.600 m2. Một điều độc đáo nằm trong tổng thể kiến trúc của bảo tàng này đó là cấu trúc gồm 3 cánh: Cánh Devon (phía Nam), Cánh Sully (phía Đông) và Cánh Richelieu (phía Bắc). Để vào tham quan bảo tàng, du khách có thể đi vào từ cả ba cánh. Nhưng khi nói đến bảo tàng Louvre, chúng ta không thể không nhắc đến mô hình Kim Tự Tháp bằng kính (Pyramid) nằm ở chính giữa sân Napoléon. Qua mô hình Kim Tự Tháp bằng kính này, bảo tàng Louvre vốn đã nổi bật với những họa tiết điêu khắc nay sự nổi bật đó càng được nhân lên với sự chiếu rọi của những tia nắng qua lăng kính. Hiện nay bảo tàng Louvre đang trưng bày, giới thiệu khoảng 35,000 tác phẩm chia thành 8 bộ sưu tập tương ứng với 8 phần trưng bày. Tuy nhiên, đây chưa phải là tất cả, con số đó mới chỉ gần bằng 1/10 số lượng thực tế của những hiện vật được lưu giữ ở đây.
-
Lâu đài Versailles
Lâu đài Versailles thường được gọi là cung điện Versailles hay đơn giản là Versailles là nơi ở của các vua (và hoàng hậu) Pháp Louis XIII, Louis XIV, Louis XV và Louis XVI. Nằm ở phía tây của Paris lâu đài là biểu tượng cho uy quyền, lộng lẫy và đồ sộ. Với một cung điện rộng 67.000 mét vuông gồm trên 2000 phòng, một công viên có diện tích 815 héc ta, Versailles là một trong các lâu đài đẹp nhất và lớn nhất châu Âu cũng như trên thế giới. Năm 1979, lâu đài Versailles đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới. Lâu đài Versailles nằm ở phía Tây Paris, được coi là biểu tượng cho quyền lực của triều đại phong kiến nước Pháp. Lâu đài tập hợp rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, đồ sộ và lộng lẫy của nước Pháp.
Thế kỉ X, các tu sĩ cho xây dựng công trình đầu tiên trên vùng đất này, đó là nhà thờ - tu viện Saint-Julien. Từ đó thị trấn nhỏ Versailles bắt đầu xuất hiện. Một lâu đài nhỏ của chúa đất Versailles bắt đầu thay thế nhà thờ cũ, 3 năm sau đó được nhượng quyền lại cho giám mục vùng Saint - Germain. Trên vùng đất này, vua Louis XI đã cho xây dựng thành lâu đài nhỏ để làm nơi nghỉ ngơi.Sau nhiều năm qua tay hết chủ sở hữu này đến chủ sở hữu khác, năm 1623, vua Louis tiếp nhận và cho xây dựng tại khu rừng Versailles một khu nhà nhỏ làm bằng gạch với đá để làm điểm dừng chân. Sau đó, nhà vua mua thêm đất và xây dựng cung điện bằng đá cẩm thạch đầu tiên trong lâu đài này. Năm 1632, vua ra lệnh khởi công mở rộng lâu đài. Năm 1634, vua Louis XIII qua đời, lâu đài được truyền lại quyền thừa kế cho vua Louis XIV.
-
Khải Hoàn Môn
Khải Hoàn Môn được khởi công xây dựng vào năm 1806 trên quảng trường Étoile, theo quyết định của hoàng đế Napoléon Bonaparte, sau chiến thắng Austerlitz, như là một công trình vinh danh quân đội, kỉ niệm chiến thắng lẫy lừng của các đạo quân Pháp. Nhưng Đệ nhất đế chế của hoàng đế Napoléon khiến sụp đổ việc thi công Khải Hoàn Môn bị đình lại. Tới năm 1825, công trình mới được tiếp tục. Năm 1836, Khải Hoàn Môn được vua Louis-Philippe khánh thành.Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất Paris và cùng với đại lộ Champs-Elysées đây là địa điểm tổ chức các lễ hội, sự kiện quan trọng của thành phố. Khải Hoàn Môn có kích thước mặt đứng gần hình vuông, chiều rộng 45 mét, cao 50 mét, nằm trên quảng trường có đường kính 240 mét.
Các mặt của công trình được trang trí nhiều bức phù điêu, tượng đài và khắc tên các nhân vật nổi tiếng trong giai đoạn Cách mạng và Đế chế. Bốn tác phẩm điêu khắc lớn nhất là: Xuất quân 1792 và Khải hoàn 1810 phía Champs-Elysées, Kháng chiến 1814 và Hòa bình 1815 phía Grande-Armée. Mặt phía trong bốn chân của Khải Hoàn Môn được trang trí bởi các bức phù điêu miêu tả những trận đánh nổi tiếng thời Cách mạng và Đế chế. Bên dưới khắc tên tuổi các nhân vật nổi tiếng trong giai đoạn lịch sử đó. Sáu bức phù điêu, bốn phía trên các tượng đài và hai ở các cạnh bên, mô tả những giai đoạn, sự kiện của Cách mạng Pháp và Đế chế. Ngoài ra bề mặt Khải Hoàn Môn còn có các phù điêu nhỏ khác.
-
Quảng trường Concorde
Quảng trường Concorde là một trong những quảng trường nổi tiếng của Paris, nằm tại đầu phía đông của đại lộ Champs-Élysées, ngay bên bờ sông Seine, một cạnh tiếp giáp với vườn Tuileries và thuộc Quận 8. Là công trình kiến trúc để chúc mừng sự hồi phục sau bạo bệnh của vua Louis XV, nơi đâu có tên là quảng trường Louis XV. Concorde là quảng trường rộng nhất Paris, thứ 2 nước Pháp và đứng thứ 11 trên thế giới. Quảng trường này hoàn toàn đối lập với những kiểu quảng trường cổ không gian khép kín. Tại đây, không gian mở là tối đa cùng với cảnh quan và cây xanh. Thời kỳ trước cách mạng Pháp nhất là những năm 1948 thành phố Paris có cho xây dựng một quảng trường với bức tượng của vua Louis XV cưỡi ngựa chào mừng sự hồi phục của nhà vua sau dơn bao bệnh ở Metz. Thời điểm này quảng trường được đặt tên theo nhà vua là Louis XV.
Đến những năm 1772 - 1176 quảng trường dần được hoàn thành và bên trong được chia ra làm 4 ô trồng cỏ. Lúc diễn ra cách mạng Pháp quảng trường Concorde có những câu chuyện buồn khi máy chém được đặt ở đây. Hoàng hậu Marie Antoinette và vua Louis XVI bị mang ra xử tử. Vào năm 1973 bức tượng của vua Louis XV bị tháo dỡ và thay vào đó là một bức tượng bằng thạch cao, đầu đội mũ trùm đỏ, tay có mã tấu tượng trưng cho sự tự do. Thế nhưng sau này bức tượng cũng bị xóa đi. Trải qua một thời kỳ đẫm máu cả trước và trong cách mạng cùng với sự hình thành của gia đình hoàng gia sau cách mạng Pháp quảng trường Concorde trở thành một đề tài chính trí của chính phủ trong suốt thế kỷ 19. Cho đến năm 1830 sau nhiều tranh chấp quảng trường có được tên mới là Concorde. Có một khoảng thời gian năm 1993 tổ chức Act Up trùm lên cột đa một chiếc bao cao su khổng lồ dài đến 30m nhân ngày quốc tế phòng chống sida. Vì thế quảng trường còn có tên gọi khác là quảng trường của các nạn nhân sida. -
Cầu tình yêu Pont des Arts
Pont des Arts trong tiếng Pháp có nghĩa là cầu nghệ thuật. Đây là cây cầu đi bộ bắc qua sông Seine tại Paris, Pháp, nối liền Institut de France và sân vuông của Bảo tàng Louvre. Các cặp đôi cùng nhau đi dạo trên cầu, trao nhau nụ hôn và cùng nhau móc ổ khóa tình nhân lại trên cầu. Sau khi móc ổ khóa xong thì ném chìa khóa xuống sông Seine. Tương truyền rằng ổ khóa là vật liên kết hai người, một khi đã khóa lại và ném chìa đi thì sẽ không thể nào mở ra được, không thể nào xa cách. Pont des Arts hay còn được biết đến với tên gọi thân quen là cầu khóa, nơi được ví như một biểu tượng gắn kết tình cảm của đôi lứa. Cây cầu được xây dựng vào năm 1801 dưới thời Napoléon Bonapart là cây cầu bằng kim loại đầu tiên ở Paris. Cầu có tất cả 9 nhịp phục vụ nhu cầu dạo bộ ngắm cảnh của người dân. Sau gần tám thập kỷ trải qua bao thăng trầm lịch sử, bị tàn phá bởi bom đạn và thậm chí có lần bị đổ sập do tai nạn tàu thuyền, năm 1981 Pont des Arts chính thức được khôi phục như thiết kế hiện nay.
Ngoài ra cây cầu này còn là nơi thưởng thức nghệ thuật lý tưởng ở thủ đô Paris. Bởi các nhiếp ảnh gia, họa sĩ, nghệ sĩ đường phố… thường chọn đây là nơi tổ chức các buổi triển lãm nghệ thuật. Bắt đầu từ năm 2008, Pont des Arts bắt đầu được biết đến với tên gọi là Cầu khoá tình yêu. Bởi khi dạo bước qua đây bạn dễ dàng cảm nhận hơi thở tình yêu muôn màu muôn vẻ qua từng ổ khoá được các cặp đôi móc vào thành cầu rồi ném chìa khoá xuống lòng sông mang trong đó niềm hy vọng về một tình yêu trường tồn vĩnh cửu. Chủ đề tình yêu luôn cuốn hút mọi tâm hồn của mọi lứa tuổi. Đây được xem như nơi minh chứng cho tình yêu vĩnh cửu, cho những lời hẹn ước thiêng liêng. Nhưng đến khoảng giữa năm 2015, chính phủ thành phố đã cho dỡ bỏ những chiếc ổ khóa rực rỡ 2 bên thành cầu nhằm đảm bảo an toàn cho cây cầu khỏi sức nặng của những ổ khoá. Tuy nhiên chiếc cầu huyền thoại này đã đi sâu vào lòng và vẫn không làm lượng du khách đến đây giảm đi. Giờ đây khi đến Pont des Arts bạn sẽ đucợ chứng kiến một quang cảnh hoàn toàn khác những cũng không mất đi vẻ lãng mạn và quyến rũ vốn có. -
Cầu Alexandre III
Mặc dù cầu Alexandre III được khởi công xây dựng vào tháng 5/1897 nhưng trên thực tế viên đá đầu tiên đã được Nga hoàng Nicholas Đệ nhị đặt xuống vào tháng 10/1896. Cây cầu là biểu tượng cho tình hữu nghị Nga- Pháp, được đặt theo tên cha của Nga hoàng, Alexander III. Cây cầu Alexandre III được khánh thành đúng vào dịp tổ chức Triển lãm quốc tế 1900 cùng với một số kiến trúc khác vẫn còn tồn tại đến ngày nay như Gare d'Orsay (giờ là Bảo tàng Orsay), Cung điện Lớn và Cùng điện Nhỏ. Triển lãm đã thu hút tới 50 triệu du khách, một con số rất ấn tượng, cầu Alexandre III đóng góp không nhỏ trong thành công này. Cầu chỉ cao 6m, rộng 40m với một nhịp duy nhất dài 107,5m. Cầu được xây rất thấp do yêu cầu đặt ra khi xây dựng là nó không được làm cản tầm nhìn ra Điện Invalides và Đại lộ Champs-Elysées.
Cầu Alexandre III được xây vào cuối thể kỷ 19 như một phần trong chuỗi các dự án được thực hiện nhằm phục vụ cho Triển lãm quốc tế 1900. Triển lãm diễn ra ở cả hai bên bờ sông Sein, cây cầu chính là công cụ kết nối, giúp hàng triệu du khách có thể qua sông dễ dàng hơn. Cây cầu do hai kiến trúc sư Résal và Alby thiết kế, việc xây dựng cầu kéo dài gần 3 năm. Đầu tiên kết cấu cầu được đúc sẵn trong nhà máy, sau đó nó được vận chuyển và lắp đặt bởi một cần trục lớn. Cây cầu được trang trí bằng rất nhiều cột đèn và các tác phẩm điêu khắc hình tiểu thiên sứ và nữ thần. Ở mỗi đầu cầu là những bức tượng mạ vàng to được đặt trên những cột đá granite cao 17m. Mỗi một vật trang trí trên cây cầu được thiết kế bởi một nghệ sỹ khác nhau.Từ bao năm qua, cầu Alexandre III luôn là một trong những điểm tham quan ở Paris được nhiều du khách tìm đến để chiêm ngưỡng và khám phá. Mời quý khách đặt tour du lịch Pháp để có cơ hội thưởng ngoạn các địa danh nổi tiếng của kinh đô ánh sáng cũng như của các thành phố xinh đẹp khác. -
Bảo tàng Orsay
Viện Bảo tàng Orsay là một viện bảo tàng nghệ thuật nằm ở Quận 7, thành phố Paris. Đây cũng là công trình kiến trúc nhà ga cũ được xây vào năm 1900 để chuẩn bị cho triển lãm thế giới. Đến năm 1970 thì được tu sửa lại và năm 1986 thì chính thức mở cửa cho khách tham quan. Orsay là một trong những viện bảo tàng quan trọng nhất của Paris. Tại đây những bộ sưu tập giá trị nhất của hai trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng, tác phẩm của những nghệ sĩ danh tiếng như Claude Monet, Édouard Manet, Edgar Degas, Paul Cézanne, Auguste Rodin, Pierre-Auguste Renoir, Vincent van Gogh... Nơi đây còn thu hút hơn 3 triệu khách du lịch và trở thành bảo tàng đông khách nhất trên thế giới. Bảo tàng Orsay vốn là nhà ga Gare d'Orsay, một ga đường sắt kiến trúc Beaux-Arts được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1900. Đến năm 1970, người ta cho phép phá hủy nhà ga, nhưng Jacques Duhamel - Bộ trưởng Văn hoá, đã phủ quyết kế hoạch xây dựng một khách sạn mới thay thế cho nhà ga đó. Nhà ga được đưa vào danh sách các di tích lịch sử bổ sung và cuối cùng đã được liệt kê trong danh sách này vào năm 1978. Đề xuất biến nhà ga này thành viện bảo tàng do Tổng cục Du lịch Pháp đưa ra, với ý tưởng xây dựng một viện bảo tàng có thể thu hẹp khoảng cách giữa Louvre và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia tại Trung tâm Georges Pompidou.
Công trình xây dựng bốn tầng này đã được thực hiện bởi công ty Bouygues. Năm 1981, kiến trúc sư người Ý Gae Aulenti được giao nhiệm vụ thiết kế nội thất bao gồm quy hoạch bên trong, trang trí, đồ đạc và phụ kiện của bảo tàng. Cuối cùng vào tháng 7 năm 1986, bảo tàng đã sẵn sàng để mở các cuộc triển lãm. Phải mất 6 tháng để lắp đặt 2000 bức tranh, 600 tác phẩm điêu khắc và các tác phẩm khác. Bảo tàng được Tổng thống François Mitterrand cắt băng khánh thành vào tháng 12 năm 1986. Bảo tàng Orsay là một bảo tàng quốc gia, là nơi lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật thuộc trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng trên thế giới, bao gồm Monet, Manet, Degas, Renoir, Cézanne, Seurat, Sisley, Gauguin và Van Gogh. Những tác phẩm nổi bật ở bảo tàng Orsay bao gồm bức họa “The Lion Hunt” của Eugène Delacroix, tranh sơn dầu “Studio của họa sĩ” của Gustave Courbet, “The Source” của Jean Auguste Dominique Ingres, “Người gặt hái” của Jean-François Millet, “Olympia” của Édouard Manet, “Người tắm trên bãi biển tại Trouville” của Eugène Boudin, “Nhà thờ ở Auvers” của Vincent van Gogh, bức điêu khắc “L'Existence” của Georges Lacombe…Viện bảo tàng đã trải qua bốn đời giám đốc điều hành, Françoise Cachin từ 1986-1994, Henri Loyrette từ 1994-2001, Serge Lemoine từ 2001-2008, Guy Cogeval từ tháng 3 năm 2008 cho đến nay.
-
Nhà hát Palais Garnier
Palais Garnier thường được gọi là Paris Opéra, là một nhà hát opera 2200 chỗ tại Paris, Pháp. Là đứa con nổi bật của kiến trúc sư Charles Garnier thiết kế theo phong cách Tân Baroque. Nhà hát này được xem là một kiệt tác thời bấy giờ. Khánh thành năm 1875, trải qua nhiều biến cố và nhiều lần đổi tên song nhà hát Palais Garnier vẫn giữ nguyên được giá trị của nó đến tận ngày nay. Nhà hát được công nhận di tích lịch sử vào tháng 10 năm 1923. Ban đầu, nhà hát được gọi là Salle des Capucines, do vị trí của tòa nhà là nằm tại đại lộ des Capucines ở quận 9 của thủ đô Paris Pháp, nhưng sau đó nó được đổi tên thành nhà hát Opera Palais Garnier, nhằm công nhận sự sang trọng và tôn vinh vị kiến trúc sư thiết kế tòa nhà, Charles Garnier.
Với tổng chi phí là 33 triệu franc, đây là tòa nhà tốn kém nhất được xây dựng dưới Đệ Nhị Đế chế. Một yếu tố khác góp danh tiếng cho nhà hát Opera Palais Garnier là một trong số các tòa nhà được xây dựng ở Paris dưới thời Đệ nhị Đế chế, nhà hát này là tòa nhà duy nhất được thừa nhận là "một kiệt tác đỉnh cao". Khi mới bắt đầu khởi công, do nhà hát được xây dựng trên nền đất sình lầy, không thể xây móng như bình thường nên kiến trúc sư Charles Garnier đã xây một lớp tường kép dưới đất cùng với một hồ chứa nước ngầm ở dưới tầng hầm nhằm chống thấm cũng như giữ cho nền đất được ổn định. Chính vì vậy, những câu chuyện truyền thuyết, bí ẩn về cái hồ ngầm và tầng hầm của nhà hát được ra đời và đây cũng chính là nguồn cảm hứng cho nhà văn Gaston Leroux viết lên một trong những kiệt tác hay nhất mọi thời đại: “Bóng ma trong nhà hát” (Phantom of the Opera).