Top 9 Điều cần biết về ngành học xuất nhập khẩu

Thu Hoai 14 0 Báo lỗi

Xuất – nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng về mặt hàng. Nhu cầu việc làm từ các doanh nghiệp tăng nhanh. Bởi vậy, ngành ... xem thêm...

  1. Xuất nhập khẩu là gì?

    Ngành xuất nhập khẩu bao gồm tất cả hoạt động của quá trình mua bán hàng hóa giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài. Đây là nền tảng cơ bản của hoạt động ngoại thương. Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong quá trình thương mại của quốc gia. Nó có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác nhau và là cầu nối giữa các nền kinh tế của các nước trên thế giới.


    Ngành xuất nhập khẩu học gì?

    Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành xuất nhập khẩu là cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng về kinh tế, thương mại quốc tế nói chung và nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói riêng. Cử nhân ngành xuất nhập khẩu sẽ được trang bị khả năng làm việc toàn diện tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài, có các công ty tư nhân, cũng như các doanh nghiệp Nhà nước về lĩnh vực liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu.

    Ngành xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu học gì?
    Ngành xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu học gì?
    Ngành xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu học gì?
    Ngành xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu học gì?

  2. Lộ trình thăng tiến của ngành xuất nhập khẩu được chia thành 3 giai đoạn phổ biến như sau:

    • Giai đoạn 1: Thực tập hoặc fresher – họ là người chưa có kinh nghiệm trong ngành
    • Giai đoạn 2: Chuyên viên – họ là người đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực
    • Giai đoạn 3: Quản lý – họ không chỉ dày dặn về kinh nghiệm làm việc còn sở hữu các kiến thức và kỹ năng quản lý, lãnh đạo tốt.
    Lộ trình phát triển của ngành xuất nhập khẩu như thế nào?
    Lộ trình phát triển của ngành xuất nhập khẩu như thế nào?
    Lộ trình phát triển của ngành xuất nhập khẩu như thế nào?
    Lộ trình phát triển của ngành xuất nhập khẩu như thế nào?
  3. Mục tiêu ngắn hạn

    Mục tiêu ngắn hạn khi theo học ngành xuất nhập khẩu có thể liên quan đến mong muốn:

    • Học hỏi và trau dồi kinh nghiệm làm việc với khách hàng, nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển;
    • Có cơ hội rèn luyện để thành thạo các kỹ năng làm chứng từ xuất nhập khẩu như PO, packing list, Invoice, DO, v.v.

    Mục tiêu dài hạn

    Bên cạnh mục tiêu ngắn hạn trong từ 2 -3 năm, bạn cần thiết lập cho bản thân những mục tiêu mang tính dài hạn hơn. Điều này giúp con đường sự nghiệp của bạn trở nên vững vàng hơn, hạn chế việc mất định hướng hay bỏ dở giữa chừng.


    Mục tiêu ngắn dài hạn có thể liên quan đến các mong muốn như:

    • Phát triển thêm nhiều kỹ năng và mở rộng kiến thức nghiệp vụ của một chuyên viên chứng từ xuất nhập khẩu
    • Trong 5 – 10 năm tới trở thành một nhà quản lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.
    Mục tiêu học ngành xuất nhập khẩu là gì?
    Mục tiêu học ngành xuất nhập khẩu là gì?
    Mục tiêu học ngành xuất nhập khẩu là gì?
    Mục tiêu học ngành xuất nhập khẩu là gì?
  4. Muốn theo đuổi ngành xuất nhập khẩu cần trang bị những kiến thức và kỹ năng gì cũng là điều mà bạn cần nắm rõ trước khi đăng ký khóa học xuất nhập khẩu.


    Kiến thức nền tảng: Khối lượng kiến thức ngành xuất nhập khẩu tương đối lớn, được cập nhật và bổ sung liên tục. Điều này đòi hỏi người học phải tích cực trau dồi và update kiến thức mới nhất về ngành.

    • Một chuyên viên xuất nhập khẩu cần nắm vững một số mản kiến thức cơ bản sau:
      • Quy trình và chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa.
      • Các loại phương tiện, cách tính giá cước giao nhận vận tải nội địa và quốc tế.
      • Các phương thức thanh toán quốc tế.
      • Các yêu cầu và chi phí từng loại chứng từ trong khi xuất trình làm thủ tục thông quan hải quan đối với mỗi loại hàng hóa
      • Nắm rõ quy trình hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu thanh toán.

    Kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu
    Về phần kỹ năng, người theo học ngành này cần trang bị một số kỹ năng nền tảng như:

    • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
    • Kỹ năng thương lượng và đàm phán
    • Kỹ năng ngoại ngữ
    • Kỹ năng tin học văn phòng
    • Kỹ năng giải quyết vấn đề
    Cần trang bị kiến thức và kỹ năng gì về ngành xuất nhập khẩu?
    Cần trang bị kiến thức và kỹ năng gì về ngành xuất nhập khẩu?
    Cần trang bị kiến thức và kỹ năng gì về ngành xuất nhập khẩu?
    Cần trang bị kiến thức và kỹ năng gì về ngành xuất nhập khẩu?
  5. Trong bối cảnh các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng sôi động thì xuất nhập khẩu là nghiệp vụ cực quan trọng, ngày càng phổ biến. Học xuất nhập khẩu bạn sẽ có những giá trị sau:

    • Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ về xuất nhập khẩu: Đến với ngành xuất nhập khẩu, sinh viên được cung cấp toàn diện các kiến thức liên quan đến thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu. Cùng với kỹ năng cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu sau khi tốt nghiệp.
    • Khả năng học hỏi, thích nghi nhanh với sự chuyển biến của nền kinh tế: Nền kinh tế phát triển không ngừng, kéo theo sự thay đổi liên tục trong hoạt động giao thương giữa các quốc gia. Ngành xuất nhập khẩu trang bị cho sinh viên đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để thích nghi kịp thời với sự biến động đó.
    • Cơ hội việc làm rộng mở: Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động ngoại thương cũng như thương mại quốc tế đang mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp tiềm năng cho các nhân viên chuyên ngành xuất nhập khẩu. Theo báo cáo của Viện chiến lược phát triển, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, đến 2020 tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với 2011, chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo các ngành: Cơ khí, điện tử, xuất nhập khẩu – logistics, kinh tế, quản trị,…. Tính riêng tại Hồ Chí Minh, giai đoạn 2015-2020 nhu cầu nhân lực các nhóm ngành xuất nhập khẩu – logistics vẫn thiếu hụt 8-% nhu cầu lao động đã qua đào tạo, khoảng 25000 việc làm/ năm.
    Vì sao nên học ngành xuất nhập khẩu?
    Vì sao nên học ngành xuất nhập khẩu?
    Vì sao nên học ngành xuất nhập khẩu?
    Vì sao nên học ngành xuất nhập khẩu?
  6. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi ngành xuất nhập khẩu là ngành nghề khá mới mẻ với nhiều người Việt. Các trường như đại học Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân, học viện Tài Chính, học viện Ngân Hàng,… cũng có đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu nhưng tên ngành học lại là Kinh tế đối ngoại khiến nhiều bạn không biết ngành đó chủ yếu đào tạo để làm xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu được đánh giá là ngành sẽ lên ngôi trong những năm tới bởi cơ hội nghề nghiệp, khả năng thăng tiến và chế độ đãi ngộ tốt.


    Tùy thuộc vào vị trí cũng như lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà công việc của nhân viên xuất nhập khẩu sẽ khác nhau. Vậy mô tả công việc của nhân viên xuất nhập khẩu sẽ làm những gì?

    • Lên kế hoạch tìm kiếm và đề xuất với ban giám đốc thông tin hàng hóa, nhập hàng, tìm kiếm nhà cung cấp trong và ngoài nước.
    • Soạn thảo, ký kết hợp đồng giao dịch.
    • Đàm phán với đối tác, các nhà cung cấp hoặc khách hàng.
    • Theo dõi, quản lý hành trình, tiến độ của hàng hóa, sản phẩm. Kiểm soát chất lượng, số lượng hàng hóa.
    • Giải quyết những mâu thuẫn, vấn đề phát sinh có liên quan đến hàng hóa, sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
    • Thực hiện tiếp nhận, đối chiếu các hồ sơ liên quan đến hàng hóa. Thực hiện nhận, kiểm tra các chứng từ từ nhà cung cấp.
    • Xác định HS code của các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
    • Quản lý, lưu trữ các chứng từ có liên quan, các chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu.
    • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.
    Công việc xuất nhập khẩu làm gì?
    Công việc xuất nhập khẩu làm gì?
    Công việc xuất nhập khẩu làm gì?
    Công việc xuất nhập khẩu làm gì?
  7. Cơ hội nghề nghiệp cho cử nhân các ngành xuất nhập khẩu vô cùng rộng mở, đặc biệt khi logistics và xuất khẩu có liên quan mật thiết với nhau. Một số công việc tiêu biểu mà sinh viên ngành xuất nhập khẩu có thể đảm nhiệm khi ra trường:

    • Nhân viên mua hàng (Purchasing Official): Làm việc với các nhà cung cấp qua Internet và các nguồn thông tin khác. Phân tích báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu ( phí vận tải, thuế nhập khẩu,…), soạn thảo hợp đồng ngoại thương ( Purchasing Order), chuẩn bị các chứng từ thanh toán ( Mở L/C, chuyển tiền,…), thực hiện các công việc cần thiết về vận tải (Liên hệ Forwarder,…)…
    • Nhân viên nhập khẩu ( Import Executive): Công việc tương tự như một Purchasing Official nhưng đa số nhân viên nhập khẩu đơn thuần không phải tìm kiếm nhà cung cấp, thường làm việc trong các công ty kinh doanh ít mặt hàng và có nhà cung cấp ổn định, các công ty phân phối độc quyền 1 nhãn hàng nào đó.
    • Nhân viên Sales – Xuất nhập khẩu: Công việc của nhân viên Sales tương tự như sales nội địa nhưng cần tìm kiếm và giao dịch với khách hàng nước ngoài. Cần phải thực hiện các công việc để xuất khẩu hàng hóa như: thuê vận tải, mở TK xuất khẩu, xin C / O )….
    • Nhân viên chứng từ: Các nhân viên chứng từ có thể làm việc trong bộ phận chứng từ thuộc phòng xuất nhập khẩu của 1 công ty lớn. Đa số nhân viên chứng từ làm việc trong các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo hải quan ( chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi chứng từ liên quan tới việc thông quan để nhân việc khác làm việc với hải quan).
    • Nhân viên xuất nhập khẩu hiện trường: Đây là những người trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm thủ tục thông quan và nhận hàng từ những công ty vận tải. Nhân viên hiện trường thường làm việc chủ yếu cho các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo hải quan.
    • Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng: Vị trí nhân viên này thường có kiến thức chủ yếu trong mảng thanh toán quốc tế, tìm hiểu các quy định, các chuẩn mực trong thanh toán quốc tế, giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng.
    • Nhân viên văn phòng đại diện của các công ty đa quốc gia.
    Sinh viên ngành xuất nhập khẩu ra trường làm gì?
    Sinh viên ngành xuất nhập khẩu ra trường làm gì?
    Sinh viên ngành xuất nhập khẩu ra trường làm gì?
    Sinh viên ngành xuất nhập khẩu ra trường làm gì?
  8. Học xuất nhập khẩu ở đâu? Bạn có thể tham khảo một số khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn dưới đây:

    • Khóa học xuất nhập khẩu tại VinaTrain.
    • Khóa học xuất nhập khẩu và logistics dành cho người mới bắt đầu tại Nguyễn Ánh.
    • Khóa học xuất nhập khẩu thực tế Trường Đại học Ngoại Thương.
    • Khóa học xuất nhập khẩu thực tế Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
    Một số khóa học xuất nhập khẩu
    Một số khóa học xuất nhập khẩu
    Một số khóa học xuất nhập khẩu
    Một số khóa học xuất nhập khẩu
  9. Một vài lưu ý dành cho bạn khi theo học các khóa học về xuất nhập khẩu:

    • Nếu bạn đang theo đuổi sự nghiệp xuất nhập khẩu, đừng chần chừ, hãy bắt đầu xin việc ngay cả khi bạn chưa tốt nghiệp. Sự thực tế là chỉ thông qua việc thực hành trong môi trường làm việc thực tế, bạn mới có thể nhanh chóng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.
    • Dù có học ở bất kỳ trung tâm đào tạo nào, nhưng nếu thiếu đi tinh thần nghiêm túc và cam kết trong công việc, bạn khó có thể trở thành nhân viên xuất nhập khẩu xuất sắc. Thái độ tích cực, sự chủ động, và lòng say mê với ngành nghề sẽ là những yếu tố quyết định đến sự thành công của bạn trong lĩnh vực này.
    • Hãy tránh tham gia vào các khóa học quá đông học viên trong 1 lớp. Tiêu chuẩn đào tạo hiệu quả nhất là khi số lượng học viên một lớp tối đa là 20 người, và trung bình khoảng 10-15 người là lựa chọn hợp lý. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi học viên đều nhận được sự chú ý và hỗ trợ cần thiết từ giáo viên, đồng thời tạo ra môi trường học tập tích cực và tương tác.
    Lưu ý khi theo học các khóa học xuất nhập khẩu
    Lưu ý khi theo học các khóa học xuất nhập khẩu
    Lưu ý khi theo học các khóa học xuất nhập khẩu
    Lưu ý khi theo học các khóa học xuất nhập khẩu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy