Top 9 Đứa con của Rồng trong truyền thuyết Long sinh cửu tử

  1. Top 1 Bị Hí
  2. Top 2 Li Vẫn
  3. Top 3 Bồ Lao
  4. Top 4 Bệ Ngạn
  5. Top 5 Thao Thiết
  6. Top 6 Công Phúc
  7. Top 7 Nhai Xế
  8. Top 8 Toan Nghê
  9. Top 9 Tiêu Đồ

Top 9 Đứa con của Rồng trong truyền thuyết Long sinh cửu tử

Triệu Triệu Thành 1665 0 Báo lỗi

Người Trung Hoa xưa cho rằng loài Rồng là giống đa tình và có thể cũng bởi lẽ đó Long vương giao hợp với rất nhiều chủng loại thần thú hay yêu thú mà sinh ra ... xem thêm...

  1. Bị Hí, hay còn gọi là Bá Hạ, Bát Phúc, Thạch Long Quy, là con trưởng của Rồng, linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, là sự giao hợp giữa Rồng và Quy Thần. Bị Hí có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc, trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá.


    Truyền thuyết kể rằng khi xưa Bị Hí đã từng thích cõng cả “Tam Sơn Ngũ Nhạc” (“Tam Sơn” ở đây chỉ Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu; “Ngũ Nhạc” chỉ Thái Sơn, Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn). Bị Hí vốn thích làm việc nặng nên cõng núi đi khắp nơi gây ra địa chấn, tạo nên những cơn sóng lớn, lụt lội. Vị vua đầu tiên của nhà Hạ là Hạ Vũ đã đứng ra hàng phục Bị Hí, dùng nó giúp cho việc trị thủy. Xong xuôi ông sai người làm ra một cái bia đá vừa lớn vừa nặng ghi công trạng của Bị Hí rồi đặt lên lưng nó, từ đó Bị Hí không còn tự do đi lại khắp nơi gây lụt được nữa.


    Ở Việt Nam hình tượng Bị Hí đội vật nặng thường được xây bên dưới cột trụ nhà. Ngoài ra hình tượng Rùa đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng được cho là từ Bí Hí. Nhưng khác với Bí Hí, Rùa ở Văn Miếu không bao chứa trong nó ý nghĩa “gắng sức làm” mà chỉ là chở văn chương tri thức…

    Bị Hí
    Bị Hí
    Bị Hí
    Bị Hí

  2. Li Vẫn, hay còn gọi là Si Vẫn là con thứ hai của Rồng, được sinh ra dưới sự kết hợp của bố Rồng và mẹ là Cá Chép Tinh. Si Vẫn có đầu rồng, thân cá, đuôi cong dài, miệng hay há to, đạp sóng thì mưa xuống, đập đuôi thì ngập của vùng. Vốn là loài động vật biển, Li Vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài, ngụ ý cầu trấn hỏa hoạn, bảo vệ bình yên cho công trình.


    Biểu tượng Li Vẫn có những chuyển biến khác nhau ở từng thời kỳ. Thời Lý - Trần, Li Vẫn được đặc tả ở râu, bờm, lưỡi và không có thân hay đuôi; miệng không há to dữ dằn như ở Trung Hoa mà luôn ngậm một viên hỏa châu. Phong cách mỹ thuật duyên dáng, tinh tế ấy phần nào thể hiện tài hoa của con người Đại Việt vào thời kỳ đó. Li Vẫn thời Lê chịu ảnh hưởng của phong cách nhà Minh. Đến Nguyễn, Li Vẫn đã được “long hóa”, hoặc “thú hóa” để trở thành hình tượng con vật đầu rồng, có bốn chân với móng vuốt sắc nhọn, đôi khi có những vầng mây tỏa ra từ thân và đuôi.

    Li Vẫn trên mái đình
    Li Vẫn trên mái đình
    Li Vẫn
    Li Vẫn
  3. Bồ Lao là con thứ ba của Rồng, được sinh ra với sự kết hợp của bố Rồng và mẹ là Hống. Bồ Lao có hình dạng giống Rồng thích gầm, rống nên thường được đúc làm quai chuông, với mong muốn tiếng chuông ngân vang, kêu to. Do đó, Bồ Lao cũng được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.


    Con vật này cũng từng được một học giả nhà Đường tên Lý Thiện (630-689) nhắc đến như sau :” Giữa biển có cá lớn gọi là cá kình, trên bờ biển lại có loài thú gọi là Bồ Lao. Bồ Lao vốn rất sợ cá kình. Khi cá kình tấn công Bồ Lao thì nó kêu rất to. Vì thế muốn làm chuông kêu to thì người ta đặt Bồ Lao ở trên đỉnh chuông và chày đánh chuông được chạm hình cá kình”


    Trong cuộc sống, Bồ Lao thường được bắt gặp ở những ngôi đền, chùa cổ xưa. Tượng một con Bồ Lao (1 con Bồ Lao có 2 đầu quay ra 2 bên tạo thành cái quai chuông) ở bên trên cái chuông (thường những chuông lớn, chuông chính mới có) bám chắc lấy quả chuông đó. Gõ bằng cái chày chạm khắc hình cá Kình, người thiết kế cho rằng họ đang dọa Bồ Lao, khiến nó kêu thay cho chuông những tiếng kêu vang vọng nhất mà họ muốn.

    Bồ Lao
    Bồ Lao
    Bồ Lao trên quai chuông Chùa Vân Bản (Hài Phòng)
    Bồ Lao trên quai chuông Chùa Vân Bản (Hài Phòng)
  4. Đứa con thứ tư là Bệ Ngạn, là sự kết của của bố Rồng và mẹ là Bạch Hổ thần. Bệ Ngạn là linh vật đầu Rồng thân Hổ, răng nanh dài, sắc, có sức thị uy lớn, thích kiện tụng lý lẽ nên thường được trang trí trên cổng các nhà tù.


    Bản chất ghét cái xấu - thù cái ác, Bệ Ngạn thích tham gia vào những việc phân bua, xét xử. Bởi vậy hễ thấy kẻ xấu là muốn trừng phạt, hễ thấy người đúng mà thiệt thì sẽ cố giúp cãi lí đến cùng. Với ánh sáng soi xét từ đôi mắt hổ sắc sảo, chỉ kể việc nhìn vào mắt Bệ Ngạn thôi kẻ xấu cũng dường như nắm chắc phần thua.

    Để mượn sức mạnh từ Bệ Ngạn, người ta cho khắc hình khuôn mặt Bệ Ngạn lên trước cửa công đường, thậm chí là cả bên trong nơi xét xử, bên trên cửa ngục nhà tù… ngụ ý một khi đã đến công đường, thì đã coi như không còn đường thoát

    Bệ Ngạn
    Bệ Ngạn
    Bệ Ngạn Hiếu Kỷ Cương
    Bệ Ngạn Hiếu Kỷ Cương
  5. Thao Thiết - người con thứ năm của Rồng, có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao Thiết tham ăn, vô độ nên được trang trí trên các đồ dùng trong ăn uống (bát ăn, cốc uống) với ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háu ăn mà trở nên bất lịch sự.


    Có một số ý kiến cho rằng Thao Thiết thân dê, dưới nách có mắt dài, răng nanh vuốt hổ, đầu to miệng lớn. Thao Thiết có thể sống tới 10.000 năm. Sự háu ăn của Thao Thiết đôi khi mô tả rằng sau khi Thao Thiết nuốt chửng mọi thứ, Thao Thiết nuốt chửng chính mình và biến thành hư vô, điều này thể hiện lòng tham vô độ.


    Trong thần thoại Trung Quốc, Thao Thiết được liệt vào một trong Tứ đại yêu thú - sinh vật độc ác nhất thế giới (Cũng theo truyền thuyết Trung Quốc cổ đại, còn có 3 yêu thú khác chưa xuất hiện, đó là Hỗn Độn, Đào Ngột, Cùng Kỳ).


    Tới thời nhà Minh, lần đầu tiên Thao Thiết mới được liệt kê vào một trong chín đứa con của Rồng.

    Thao Thiết
    Thao Thiết
    Vẻ dữ tợn của Thao Thiết
    Vẻ dữ tợn của Thao Thiết
  6. Công Phúc còn gọi là Bát Phúc, Bát Hạ, là con thứ 6 của Rồng, sự kết hợp của bố Rồng và mẹ là cá chép tinh. Công Phúc thích nước, nên được khắc làm vật trang trí trên cầu cống, các công trình và phương tiện đường thủy, ới mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ dân chúng. Công Phúc mang hình dáng đầu Rồng, trên thân mình có bốn chân và đuôi đều có vảy Rồng, miệng rộng.


    Theo truyền thuyết, nó vi phạm đạo trời nên bị giam cầm trong mai rùa rất nặng để canh giữ giao thông đường sông cả nghìn năm mới được thả ra.

    Người ta tưởng nhớ công ơn chăm sóc non sông của nó nên đã tạc hình ảnh nó trên các công trình kiến trúc hoặc đường nước như thành cầu, đầu cầu, bến tàu, thuyền bè, kênh mương, đập nước,... mong Công Phúc tiếp tục quản lý, điều tiết nước, chống ngập. Vì vậy, ngoài ý nghĩa trang trí, nó còn mang hàm ý bình an.

    Công Phúc
    Công Phúc
    Công Phúc làm vật trang trí trên sông
    Công Phúc làm vật trang trí trên sông
  7. Nhai Xế - con thứ 7 của Rồng, là sự giao hợp giữa bố Rồng và mẹ là Cửu Vĩ Thiên Hồ (hay còn gọi là sói mẫu tinh). Sách Thăng Am Ngoại Tập mô tả Nhai Xế trông giống con sói có sừng rồng, trên lưng mọc hai sừng, mắt hung dữ, tính tình hung hãn, thường giận dữ, có tính khí hung hãn, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh. Vì vậy, người ta thường khắc hình nó trên cán đao, cườm kiếm, đầu búa, đầu côn… vừa để trang trí, làm đẹp mắt, vừa có ý nghĩa trang trọng, vừa biểu thị bản tính hung hãn, sát sinh của loài , ngụ ý sự gia tăng sát thương của vũ khí.


    Trong phong thủy, có tính hóa sát, rất hữu ích cho việc đánh bạc. Do đó, các tay cờ bạc hoặc những người muốn kiếm nhiều tiền rất thích hợp để mang theo Nhai Xế bên mình hoặc để trang trí nhà cửa. Vì Nhai Xế ó tính hóa sát, tốt hơn nên đặt bên cạnh những con dao, vì thế mà những vật may mắn đặt trên những con dao nếu không phải vật thường gặp như Long phong thì ắt sẽ là Nhai Xế.

    Nhai Xế được trang trí trên cườm kiếm
    Nhai Xế được trang trí trên cườm kiếm
    Nhai Xế
    Nhai Xế
  8. Toan Nghê là con thứ 8 của bố Rồng và mẹ là Kim Sư Sơn Vương. Toan Nghê có đầu rồng, thân sư tử, thích ngồi yên, ngắm hương khói, nên thường được trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.


    Có một số ý kiến cho rằng Toan Nghê có hình dáng thân chó, đầu kỳ lân và móng vuốt sắc nhọn. Toan Nghê thường được đặt ở cổng đình chùa, đền, miếu, cổng làng và đôi khi là cả cổng nhà của các hộ gia đình khá giả với ý nghĩa bảo vệ dân làng, gia chủ khỏi những kẻ gian, tà ma, ác quỷ.


    Theo truyền thuyết, Toan Nghê xuất hiện từ rất lâu khoảng TNK I TCN. Niên đại này tương đương với giai đoạn cuối của văn hóa Văn Lang đến đầu thời Âu Lạc. Tương truyền, Rồng sinh con đẻ cái nhưng con thứ tám có hình thù đặc biệt. Đầu của nó không có sừng, chân giống như chân sư tử, đuôi dài, cả người toát lên vẻ dữ tợn hung tợn, có năng lực chống lại các loại yêu ma. Con vật có tên là Kim Nghê.

    Từ đó, hình tượng ông Nghê được đúc tượng và đặt ở cổng nhà, đền chùa, công quán, miếu mạo để xua đuổi tà ma. Trong một số ngữ cảnh, Nghệ tượng trưng cho uy quyền, đẳng cấp và địa vị của gia đình trong xã hội. Có lẽ vì vậy mà xưa kia, nghê thường được đặt trước các dinh thự hay các đình, chùa, nhà công, miếu…

    Toan Nghê
    Toan Nghê
    Toan Nghê được trang trí trên lò đốt trầm hương
    Toan Nghê được trang trí trên lò đốt trầm hương
  9. Tiêu Đồ là đứa con thứ 9 của Rồng, đây là linh vật sống rất kín đáo, lười biếng, thích cuộn tròn và ngủ như một cái vỏ ốc. Nó thích sự riêng tư, có hình dạng giống một con ốc sên và không thích người khác xâm nhập vào lãnh thổ của nó.

    Có lẽ Tiêu Đồ là hình ảnh này xuất phát từ ý nghĩ rằng con ốc sên khi đã thụt vào trong vỏ sẽ đóng chặt nắp lại và không tiếp xúc với thế giới bên ngoài nữa. Do đó, người ta thường khắc nó trên cửa hoặc trang trí trên tay nắm cửa, ngụ ý rằng cửa nên được che giấu, ngăn chặn người ngoài và bảo vệ sự an toàn của chủ nhân.

    Tiêu Đồ
    Tiêu Đồ
    Ảnh sưu tầm (nguồn internet)
    Ảnh sưu tầm (nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy