Top 9 Giáo hoàng của thế kỷ XX

Jane TrucVy 150 0 Báo lỗi

Giáo hoàng là người đứng đầu Giáo hội Công giáo và là nguyên thủ quốc gia Thành phố Vatican, được bầu chọn bởi các Hồng y. Chức danh chính thức của họ là Giám ... xem thêm...

  1. Leo XIII (1810-1903), là Giáo hoàng từ năm 1878 đến 1903, được biết đến với những cải cách xã hội và công nhận các quyền của người lao động. Trong thời kỳ trị vì của Ngài, Giáo hội Công giáo La Mã đã đạt được một uy tín quốc tế mà nó chưa từng được hưởng kể từ thời Trung cổ.


    Vincenzo Gioacchino Pecci - người trở thành Giáo hoàng Leo XIII. Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1810, tại Carpineto, Ý. Được giáo dục bởi các tu sĩ Dòng Tên tại Viterbo và ở Rome. Sau khi trở thành linh mục vào ngày 31 tháng 12 năm 1837, Ngài được bổ nhiệm làm đại biểu tông tòa cho Benevento, rồi tiếp tục làm sứ thần Tòa thánh tại Brussels (1843) và trở thành Tổng giám mục. Ngài được phong làm Hồng y năm 1853 bởi Đức Piux IX.


    Lên làm Giáo hoàng ở tuổi 68, nên Đức Leo không được kỳ vọng sẽ giữ chức vụ này lâu hoặc thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào. Tuy nhiên, triều đại của Ngài đã kéo dài 25 năm.Đối với Ý, Ngài áp dụng một chính sách đánh dấu bằng sự bất cần, hy vọng có một giải pháp cho việc khôi phục quyền lực Giáo hoàng. Nhưng bộ ba Liên minh giữa Đức, Áo và Ý đã dập tắt những khát vọng này.


    Giáo hoàng Leo XIII cho phép người Công giáo ở Ý tham gia vào chính trị của thành phố. Tuy nhiên, Ngài vẫn duy trì lệnh cấm truyền thống đối với tất cả những người Công giáo tham gia chính trị quốc gia gần như cho đến cuối đời. Các tiêu chuẩn tối thiểu mà Ngài yêu cầu đối với người lao động, chẳng hạn như phương tiện sống thanh đạm, mức lương tối thiểu, giờ đây dường như bị đánh giá thấp một cách thô bạo.


    Ngài cũng củng cố mối quan hệ của Rome với các nhà thờ theo nghi thức phương Đông, thực hiện chính sách tập trung hóa của những người tiền nhiệm trong một thời gian dài bằng cách mở kho lưu trữ và thư viện Vatican cho các sử gia đủ điều kiện thuộc mọi tín ngưỡng. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu đánh giá triều đại giáo hoàng của Leo là một sự triệt để hoặc thậm chí là một sự khác biệt mạnh mẽ so với những người tiền nhiệm của Ngài. Mặc dù thất bại trong chính trị quốc tế, nhưng điều này đã để lại cho Giáo hoàng Leo XIII một Giáo hội thống nhất mạnh mẽ, một kho tài nguyên tinh thần. Sau khi qua đời vào năm 1903, Ngài được chôn cất tại các hang động của Vương cung thánh đường Thánh Peter trước khi hài cốt được chuyển đến Vương cung thánh đường Thánh John Lateran năm 1924.

    Giáo hoàng Leo XIII
    Giáo hoàng Leo XIII
    Giáo hoàng Leo XIII
    Giáo hoàng Leo XIII

  2. Pius X (1835-1914), là Giáo hoàng từ năm 1903 đến 1914. Ngài được nhớ đến nhiều nhất vì những cải cách phụng vụ và giáo luật hơn là bất kỳ đóng góp nào cho hòa bình thế giới hoặc sự thống nhất của Giáo hội. Giuseppe Melchiorre Sarto - người trở thành Giáo hoàng Piux X. Sinh ra tại Riese, tỉnh Trieste, Ý, ngày 2 tháng 6 năm 1835, trong một gia đình nghèo. Được đào tạo cho chức linh mục tại Padua, rồi trở thành linh mục quản xứ ở Venice - nơi Ngài ở lại cho đến năm 1875, khi trở thành Giáo sĩ tại nhà thờ Treviso và là bề trên của Chủng viện Treviso. Trở thành Giám mục Mantua năm 1884, được Đức Leo XIII phong làm Hồng y năm 1893. Ba ngày sau, được phong tiếp tục làm thượng phụ Venice. Ngài được bầu làm Giáo hoàng ngày 4 tháng 8 năm 1903.


    Trong các chính sách của mình, Giáo hoàng Piux X trở lại đường lối chính của Đức Piux IX, từ bỏ các cải cách xã hội cũng như ý định chính trị vốn đã đặc trưng cho triều đại Giáo hoàng Leo. Ngài đặt ra mục tiêu phát triển phẩm chất thiêng liêng của linh mục và mọi người, đảm bảo rằng các lý thuyết cũng như phương pháp luận khoa học hiện đại không xâm nhập vào đức tin Giáo hội.


    Ngài thiết lập một phản ứng chống lại đảng dân chủ Cơ đốc giáo, đảng Công giáo. Phản đối bất kỳ người Công giáo nào ở Ý hoặc nơi khác tiến hành đời sống xã hội, chính trị độc lập với hệ thống phẩm trật của Giáo hội. Là một nhà cải cách Giáo hội, Giáo hoàng Piux X đã thành công hơn. Ngài cải tổ việc dạy giáo lý và việc giáo dục, giảng thuyết của các linh mục. Cổ vũ lòng tôn kính Thánh Thể cũng như nhiều cải cách phụng vụ khác. Khởi xướng việc viết lại Bộ Giáo luật của Giáo hội, hiện đại hóa Giáo triều, cơ quan quản lý trung tâm của Giáo hội La Mã. Có lẽ một trong những thành tựu lớn nhất của Giáo hoàng Piux X là tình trạng quan hệ giữa Vatican với nhà nước Ý được cải thiện.


    Ngài đã đặt ra 7 điều kiện mà theo đó một người Công giáo có thể bỏ phiếu cho các ứng cử viên chính trị. Những điều này được tóm tắt trong cái gọi là Hiệp ước Gentilioni năm 1913. Thái độ đạo đức của Ngài một lần nữa thể hiện rõ ràng trong việc từ chối chấp thuận chính nghĩa của Áo và Đức khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ. Việc từ chối sử dụng bạo lực như một phương tiện giải quyết tranh chấp. Giáo hoàng Piux X qua đời ngày 20 tháng 8 năm 1914, được Đức Piux XII tuyên Thánh vào năm 1954.

    Giáo hoàng Piux X
    Giáo hoàng Piux X
    Giáo hoàng Piux X
    Giáo hoàng Piux X
  3. Giám mục người Ý Giacomo della Chiesa (1854-1922) trị vì với tư cách là Giáo hoàng Benedict XV từ năm 1914 đến 1922. Triều đại Ngài được dành để đối phó với những ảnh hưởng của Thế chiến thứ nhất.


    Sinh ra tại Pegli, ngày 21 tháng 11 năm 1854. học tại Đại học Bologna và Collegio Capranica ở Rome, rồi trở thành nhà ngoại giao của Giáo hoàng. Sau 4 năm ở Tây Ban Nha, Ngài được triệu hồi vào năm 1887 cho Bộ Ngoại giao Vatican. Năm 1907, được phong làm Tổng Giám mục Bologna, tháng 5 năm 1914 Ngài trở thành Hồng y, và ngày 3 tháng 9 năm đó Ngài được bầu làm Giáo hoàng. Đức Benedict không đóng vai trò hiệu quả nào trong cuộc khủng hoảng chiến tranh. Người tiền nhiệm là Đức Piux X, đã lui vào vị trí cô lập quốc tế. Trong khi coi cuộc tấn công của Áo vào Serbia là hợp pháp. Ngài cố gắng giữ thái độ trung lập, từ chối gia nhập sự thúc giục của các cường quốc phương Tây, rằng lên án sự hiếu chiến của người Đức.


    Chính sách này bị ảnh hưởng bởi mong muốn ngăn cản các quốc gia Công giáo chiến đấu với nhau, khiến quân đồng minh phật ý. Những người coi đó là sự thất vọng đối với nỗ lực chiến tranh của họ chống lại nước Đức. Giáo hoàng Benedict XV đã thực hiện một nỗ lực công phu để làm trung gian hòa giải giữa các cường quốc tham chiến vào tháng 8 năm 1917. Tổ chức dịch vụ cứu trợ rộng rãi cho tù nhân chiến tranh và nạn nhân của sự tàn phá chiến tranh. Nhưng vào năm 1919, Ngài bị loại khỏi các cuộc đàm phán hòa bình.


    Sau đó, Ngài đã điều chỉnh bộ máy hành chính Vatican cho phù hợp với những thay đổi về lãnh thổ quốc gia do chiến tranh cũng như hiệp ước hòa bình gây ra. Cuối cùng, Giáo hoàng Benedict XV cũng thành công trong việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Pháp và Anh. Ngài qua đời ngày 22 tháng 1 năm 1922. Mặc dù những mục tiêu chính của triều đại Giáo hoàng Benedict XV chưa được thực hiện, nhưng có thể nói rằng Ngài đã đặt nền tảng cho nhiều chính sách được thực hiện bởi người kế nhiệm mình.

    Giáo hoàng Benedict XV
    Giáo hoàng Benedict XV
    Giáo hoàng Benedict XV
    Giáo hoàng Benedict XV
  4. Pius XI (1857-1939) là Giáo hoàng từ năm 1922 đến 1939. Trong thời gian trị vì của Ngài, Hiệp ước Lateran giữa Vatican và Ý đã được ký kết. Ambrogio Damiano Achille Ratti - người trở thành Giáo hoàng Piux XI. Sinh ngày 31 tháng 5 năm 1857, tại Desio gần Milan, Ý. Thụ phong linh mục năm 1879. Được biết đến như một học giả lỗi lạc, Ngài cống hiến hầu hết trong 43 năm để làm việc như một thủ thư của Nhà thờ. Ngài cũng là một nhà cổ học tiếng Latinh và đã phát triển các hệ thống phân loại thư viện mới.

    Được biết đến như một người có phẩm chất đặc biệt, Đức Benedict chọn cho Ngài công việc ngoại giao, được cử làm sứ đồ năm 1918 đến Ba Lan. Năm sau đó, Ngài trở thành sứ thần tòa Thánh tại Ba Lan. Về lại Ý năm 1921 và trở thành Hồng y Tổng giám của Milan. Ngài lên làm Giáo hoàng ngày 6 tháng 2 năm 1922. Cuộc khủng hoảng đầu tiên mà Giáo hoàng Piux XI phải đối mặt liên quan đến phong trào Phát-xít mới ra đời do Benito Mussolini lãnh đạo. Nguyên tắc quy định rằng Giáo hội phải luôn có cũng như tìm kiếm sự bảo vệ của một cánh tay thế tục, để bảo vệ nó tránh khỏi tấn công, ban cho nó quyền miễn trừ và đặc quyền đặc biệt, cũng như truyền đạt các giáo lý của mình.


    Theo truyền thống các Giáo hoàng ngày sau, Ngài đã nhìn thấy trong nhà nước, Phát-xít mới là cánh tay thế tục mà Giáo hội luôn tìm kiếm. Ngài ủng hộ chế độ Phát xít với những tư cách nhất định. Và vào năm 1929, chính phủ Mussolini ký Hiệp ước Lateran với Vatican. Theo điều này, Vatican đã công nhận vương quốc Ý, và đổi lại được công nhận là một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn. Như vậy, Vatican được cấp một phần nhỏ, nhưng được chỉ định rõ ràng của Rome (Nhà nước Vatican) cùng với các phần sở hữu khác trên toàn thành phố, cũng như các nơi khác ở Ý.


    Trong lĩnh vực hoạt động truyền giáo, đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á, Giáo hoàng Piux XI đặt ra mục tiêu loại bỏ sứ mệnh Công giáo La Mã về sự đồng nhất rất chặt chẽ của họ với thế lực đế quốc, chủ nghĩa dân tộc khác nhau. Ngài khuyến khích những kế hoạch phát triển một giáo sĩ bản địa, để thay thế các nhà truyền giáo nước ngoài. Trong nội bộ Giáo hội, Ngài đưa ra biện pháp trừng phạt của mình đối với việc xây dựng nhóm Công giáo Hành động nhằm cung cấp cho hệ thống phẩm trật một tiếng nói gián tiếp trong các vấn đề chính trị. Những năm cuối triều đại Giáo hoàng Piux XI được đánh dấu bằng sự liên kết chặt chẽ với nền dân chủ phương Tây, vì các quốc gia này và Vatican nhận thấy rằng họ đều bị đe dọa bởi các chế độ cùng hệ tư tưởng độc tài của Hitler, Mussolini, Liên Xô.


    Vào ngày tháng cuối đời, Ngài nhìn thấy những đám mây tụ lại của Thế chiến thứ hai. Mặc dù sử dụng mọi nguồn lực của Vatican, nhưng không thể ngăn cản sự hợp nhất ý chí cuối cùng giữa Hitler và Mussolini. Giáo hoàng Piux XI qua đời ngày 10 tháng 2 năm 1939.

    Giáo hoàng Piux XI
    Giáo hoàng Piux XI
    Giáo hoàng Piux XI
    Giáo hoàng Piux XI
  5. Giáo hoàng Piux XII, tên khai sinh là Eugenio Maria Giuseppe Giovanni Pacelli, là người đứng đầu Giáo hội Công giáo và chủ quyền quốc gia thành phố Vatican. Trước khi được bầu vào vị trí Giáo hoàng, Ngài từng là thư ký của Bộ Giáo hội đặc biệt, sứ thần Giáo hoàng tại Đức. Với khả năng đó, Ngài đã làm việc để ký kết hiệp ước với các quốc gia Châu Âu và Mỹ Latinh. Khi Vatican chính thức trung lập trong Thế chiến thứ 2, sự lãnh đạo của Giáo hoàng Piux XII đối với nhà thờ Công giáo trong suốt cuộc chiến vẫn là chủ đề tranh cãi.


    Ngài sử dụng ngoại giao để hỗ trợ các nạn nhân của Đức Quốc xã trong chiến tranh, thông qua việc chỉ đạo nhà thờ cung cấp viện trợ kín đáo cho người Do Thái và những người khác, cứu sống hàng trăm nghìn người. Duy trì liên kết với kháng chiến Đức, chia sẻ thông tin tình báo với đồng minh. Tuy nhiên, sự lên án công khai mạnh mẽ nhất của Ngài đối với tội ác diệt chủng bị lực lượng đồng minh coi là không thỏa đáng. Trong khi Đức Quốc xã coi Ngài như một người đồng tình với phe đồng minh, điều này đã làm mất lòng chính sách của Ngài về sự trung lập Vatican. Ngay sau chiến tranh, Giáo hoàng Piux XII phản đối việc mở ra một đảng độc lập để thúc đẩy các lợi ích Công giáo La Mã, cũng như chống cộng sản ở Ý.


    Sự cân bằng quyền lực bấp bênh giữa đảng dân chủ Cơ đốc giáo và phe cực tả khiến Ngài khuyến khích các thành viên của Catholic Action (một phong trào giáo dân hoạt động dưới sự kiểm soát của giáo sĩ) tham gia vào chính trị quốc hội. Sự xâm nhập của giáo sĩ vào đời sống công cộng ở Ý đạt đến một đỉnh cao khác vào những năm 1950, khi sức khỏe suy yếu của Giáo hoàng Piux XII khiến quyền lực Vatican ngày càng rơi vào tay những hồng y bảo thủ, bao gồm Alfredo Ottaviani - người đứng đầu Văn phòng Thánh. Trong tình trạng sức khỏe suy yếu, Ngài qua đời trong Cung Điện Mùa Hè tại Castel Gandolfo, Ý, ngày 9 tháng 10 năm 1958. Sự ra đi này đánh dấu việc kết thúc một kỷ nguyên đối với nhà thờ, như một bước chuyển mình quan trọng trước khi bắt tay vào những cải cách lớn dưới thời Giáo hoàng John XXIII.

    Giáo hoàng Piux XII
    Giáo hoàng Piux XII
    Giáo hoàng Piux XII
    Giáo hoàng Piux XII
  6. John XXIII (1881-1963) là Giáo hoàng từ năm 1958 đến 1963. Ngài triệu tập Công đồng Vatican II, do đó khởi động một cuộc đổi mới trong Giáo hội Công giáo Roma và mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử của nó.

    Angelo Giuseppe Roncalli - người trở thành Giáo hoàng John XXIII. Sinh ra tại Sotto il Monte (Bergamo), Ý, ngày 25 tháng 11 năm 1881. Là con thứ ba, cũng là con trai cả trong gia đình 13 người. Tiền thân của Ngài trong nhiều thế hệ là những nông dân thuê nhà trên một điền trang. Ngay cả khi Ngài trị vì ở Vatican, những người anh em đó vẫn đang dấn thân vào cuộc sống mưu sinh từ vùng đất Bergamo khó khăn.


    Được tấn phong ngày 10 tháng 8 năm 1904, không lâu sau đó Roncalli được bổ nhiệm làm thư ký cho Giám mục mới của Bergamo, Bá tước Giacomo Radini-Tedeschi. Trong suốt 9 năm phục vụ, Ngài đã có được kiến thức cũng như kinh nghiệm vô giá về các vấn đề của giai cấp lao động, người nghèo. Đồng thời, Ngài dạy môn bảo trợ và lịch sử Giáo hội trong chủng viện Bergamo. Giám mục Radini-Tedeschi qua đời vào tháng 8 năm 1914, ngay khi chiến tranh thế giới thứ nhất đang nổ ra. Vì người kế nhiệm ông ấy là một người có tính khí khá khác người, nên Roncalli quyết định nhập ngũ. Ngài phục vụ đầu tiên trong quân đoàn y tế, sau đó là trung úy trong quân đoàn tuyên úy.


    Khi kết thúc chiến tranh, Giáo hoàng Benedict XV, người là bạn thân của Giám mục Radini-Tedeschi đã biết Roncalli, nhờ Ngài lo liệu việc sắp xếp cho Đại hội Thánh Thể năm 1920 ở Bergamo, và đó là kết quả của cách Ngài tổ chức sự kiện này, mà một năm sau đó Ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Hiệp hội Truyền bá Đức tin Ý. Roncalli giữ chức vụ trong 4 năm, cho đến khi Giáo hoàng Piux XI bổ nhiệm Ngài trở thành sứ đồ đến thăm Bulgaria. Vì điều này, người ta mong muốn rằng Ngài sẽ giữ một cấp bậc Giáo hội cao hơn. Roncalli được tôn phong lên hàng Giám mục ngày 19 tháng 3 năm 1925. Đây cũng là sự khởi đầu sự nghiệp ngoại giao kéo dài gần 30 năm, đưa Ngài đến nhiều nước châu Âu.


    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Istanbul - với tư cách là thủ đô một cường quốc trung lập, là điểm nóng của âm mưu và hoạt động gián điệp. Roncalli đã cung cấp cho Tòa thánh nhiều thông tin có giá trị thu thập được từ các liên hệ cá nhân, cũng như các mối quan hệ. Ngài có công trong việc giúp đỡ nhiều người tị nạn Do Thái chạy trốn khỏi Trung Âu thông qua tình bạn với đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ, Franz von Papen. Năm 1944, sau khi nước Pháp được giải phóng, Giáo hoàng Piux XII bổ nhiệm Roncalli làm sứ thần của Giáo hoàng tại đất nước đó. Vị trí này thậm chí còn khó khăn lẫn thử thách hơn những vị trí trước đó mà Ngài từng làm, vì đất nước bị chia rẽ bởi chính trị, tôn giáo gay gắt do thời kỳ kháng chiến bị chiếm đóng Ngày 9 tháng 10 năm 1958, Giáo hoàng Piux XII qua đời. Tiếp theo vào ngày 25 tháng 10, Roncalli bước vào mật nghị chọn người kế vị. Ngài được bầu trong 3 ngày sau đó, và lấy tên là Giáo hoàng John XXIII.


    Giáo hoàng John XXIII
    Giáo hoàng John XXIII
    Giáo hoàng John XXIII
    Giáo hoàng John XXIII
  7. Paul VI (1897-1978) trở thành Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã năm 1963. Ngài trị vì trong thời kỳ có nhiều thay đổi trong Giáo hội sau Công đồng Vatican II.


    Giovanni Battista Montini sinh ra tại Concesio, Ý, ngày 26 tháng 9 năm 1897. Cha Ngài là Giorgio Montini - một chủ đất khá giả, biên tập viên của nhật báo II Cittadino di Brescia, và đại diện cho Brescia ở Hạ viện Ý. Mẹ Ngài là Giuditta Alghisi Montini - một thành viên của giới quý tộc, nhà lãnh đạo trong số những phụ nữ Công giáo ở Brescia.


    Giáo hoàng Paul VI được giáo dục từ tiểu học đến trung học tại Viện Arici dưới sự hướng dẫn của các tu sĩ Dòng Tên. Ngài vào học chủng viện Giáo phận nhưng được phép sống ở nhà. Thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 5 năm 1920. Mùa thu năm sau đó, Ngài được gửi đến Rome để nghiên cứu sau đại học tại đại học Gregorian. Sau khi hoàn thành chương trình học, Montini được cử đến Warsaw với tư cách là viên chức phụ tại toà sứ thần, nhưng vì lý do sức khỏe, Ngài được triệu hồi trở lại Rome vào cuối năm, được giao nhiệm vụ ở bộ ngoại giao Vatican.


    Trong những năm đầu, Montini làm trợ lý tuyên úy. Và vào năm 1925, được bổ nhiệm làm người điều hành quốc gia của Federazione Universitaria Cattolica Italiana (FUCI). Tháng 2 năm 1939, Giáo hoàng Piux XI qua đời. Sau đó Pacelli được bầu làm Giáo hoàng trên lá phiếu đầu tiên của mật nghị, lấy tên là Piux XII. Giáo hoàng mới đã giữ Ngài trong các nhiệm vụ thường xuyên của mình dưới quyền ngoại trưởng. Năm 1944, Ngài trở thành thứ trưởng phụ trách các công việc bình thường, giải quyết việc quản lý nội bộ của Giáo hội. Chiến tranh thế giới thứ hai là một thời kỳ căng thẳng về hoạt động ngoại giao cũng như nhân đạo đối với Vatican - hoạt động đặc biệt khó khăn bởi thực tế là Tòa thánh đã hoàn toàn bị bao vây bởi một trong những thế lực hiếu chiến. Montini lúc bấy giờ chỉ đạo các dịch vụ cứu trợ chiến tranh rộng rãi của Vatican. Ngài làm nhiều việc để giải cứu cũng như che giấu những người tị nạn chính trị, đặc biệt là người Do Thái, ngăn họ rơi vào tay quân Đức và Ý.


    Sau chiến tranh, Ngài tiếp tục các nhiệm vụ thường xuyên của mình tại Vatican, được bổ nhiệm là công tố viên nhà nước năm 1953. Tháng 11 năm 1954, Montini trở thành Tổng Giám mục của Milan, nhanh chóng tham gia sâu vào chức vụ mục vụ tích cực. Trong 8 năm ở Milan, Ngài đã ban phước và thánh hiến 72 nhà thờ. Thực hiện tổng số đáng kinh ngạc là 694 chuyến viếng thăm các giáo xứ trong giáo phận, thường xuyên gửi thư mục vụ cho cả giáo sĩ lẫn giáo dân. Thành lập Văn phòng từ thiện cung cấp tư vấn y tế, pháp lý miễn phí cho người nghèo. Dành sự quan tâm đặc biệt đến những vấn đề phát sinh từ việc nhập cư liên tục cũng như gia tăng vào khu vực này.


    Về giáo dục, Ngài thành lập các trường đào tạo giáo dân, giáo sĩ. Đồng thời thành lập tại đại học Thánh Tâm, đại học Hải Ngoại dành cho sinh viên Công giáo từ các nước kém phát triển. Tháng 12 năm 1958, Giáo hoàng John XXIII, nâng Ngài lên hàng Hồng y. Sau khi Đức John XXIII qua đời ngày 3 tháng 6 năm 1963. Tiếp đó, ngày 19 tháng 6, Ngài vào nhà nguyện Sistine cùng với 79 vị hồng y khác (mật nghị lớn nhất trong lịch sử). Hai ngày sau, Ngài được bầu cử và lấy tên là Giáo hoàng Paul VI, đăng quang ngày 30 tháng 6, trong một buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại Quảng trường Thánh Peter.

    Giáo hoàng Paul VI
    Giáo hoàng Paul VI
    Giáo hoàng Paul VI
    Giáo hoàng Paul VI
  8. Giáo hoàng John Paul I (1912-1978) chỉ đương nhiệm từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 28 tháng 9 năm 1978. Đây là nhiệm kỳ ngắn nhất trong thời hiện đại. Albino Luciani sinh ra tại thị trấn Canale d'Agordo thuộc miền núi phía đông bắc nước Ý, ngày 17 tháng 10 năm 1912. Xuất thân từ một gia đình rất nghèo (mẹ Ngài là người giúp việc đánh tàu và cha Ngài là thợ đá lưu động). Ngài học khá tốt ở trường, cho đến năm lớp 4 thì xác định rằng mình muốn trở thành một linh mục. Luciani bắt đầu học tại trường dòng ở Feltre. Đến năm 11 tuổi, học tại đại chủng viện ở Belluno. Thụ phong linh mục ngày 7 tháng 7 năm 1935.


    Từ năm 1937 đến 1947, Ngài giảng dạy tại đại chủng viện trong khi lấy bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Gregorian ở Rome. Những năm sau đó, Ngài phụ trách giáo dục tôn giáo cho giáo phận Belluno. Và một trong những thành công lớn nhất là xuất bản cuốn sách nhỏ nổi tiếng có tên Catechisi in Briciole. Năm 1958, Giáo hoàng John XXIII phong Ngài làm Giám mục Vittorio Veneto miền bắc.Cuộc khủng hoảng đầu tiên của vị tân Giám mục là vụ bê bối địa phương, trong đó có hai linh mục thuộc giáo phận của Ngài đã lừa đảo hàng chục ngàn đô la từ các khoản đóng góp của giáo dân. Luciani đã đền bù cho hành vi trộm cắp, cũng như đặt nền móng cho một danh tiếng tốt đẹp về sự trung thực, ngay thẳng. Năm 1969, Giáo hoàng Paul VI bổ nhiệm Ngài làm Tổng Giám mục và thượng phụ của Venice.


    Tại Venice, Ngài tiếp tục chính sách đơn giản hóa lối sống của Giám mục, cố gắng phục vụ người nghèo. Ngài cũng công kích sự vô đạo đức của liên hoan phim Venice, nỗ lực của các linh mục tham gia chính trị, những động thái của chính phủ nhằm hủy bỏ luật nghiêm khắc của Ý về việc ly hôn. Luciani sau đó trở thành Hồng y. Sau ba tuần khi Đức Paul VI qua đời. Ngài được bầu làm Giáo hoàng năm 1978, lấy tên John Paul I. Hầu hết các nhà bình luận coi Ngài là một lựa chọn chính trị tốt.


    Báo chí nhanh chóng mệnh danh Ngài là "Giáo hoàng hay cười" vì tính tốt bụng, vui vẻ. Tuy nhiên, việc Giáo hoàng John Paul I đột ngột qua đời trong giấc ngủ ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ sau chưa đầy một tháng kể từ lúc chính thức được công bố. Một lần nữa, các Hồng y lại phải lên đường đến Rome để tranh cử Giáo hoàng tiếp theo.

    Giáo hoàng John Paul I
    Giáo hoàng John Paul I
    Giáo hoàng John Paul I
    Giáo hoàng John Paul I
  9. Karol Jozef Wojtyla - người trở thành Giáo hoàng John Paul II. Sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại thị trấn Wadowice của Ba Lan, cách Krakow 35 dặm về phía tây nam. Ngài là vị Giáo hoàng du lịch nhiều nhất trong lịch sử, là người đầu tiên không phải người Ý giữ chức vụ này kể từ thế kỷ 16 và cũng là người trẻ nhất được chọn sau 132 năm.


    Sau khi tốt nghiệp trung học, Ngài đăng ký theo học Đại học Jagiellonian ở Krakow. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức Quốc xã chiếm Krakow, đóng cửa trường đại học, buộc Ngài phải tìm việc trong một mỏ đá, sau đó là một nhà máy hóa chất. Đến năm 1941, cha mẹ và người anh trai duy nhất của Ngài đều qua đời, để lại Ngài là thành viên duy nhất còn sống trong gia đình. Mặc dù Wojtyla đã tham gia vào nhà thờ cả đời, nhưng phải đến năm 1942, Ngài mới bắt đầu được đào tạo ở chủng viện. Khi chiến tranh kết thúc, Ngài trở lại trường Jagiellonian để học thần học, thụ phong linh mục năm 1946. Tiếp tục hoàn thành hai bằng tiến sĩ, trở thành giáo sư thần học luân lý và đạo đức xã hội. Ngày 4 tháng 7 năm 1958, ở tuổi 38, Wojtila được Giáo hoàng Piux XII bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá Krakow.


    Sau đó, Ngài trở thành Tổng Giám mục của thành phố - nơi Ngài lên tiếng đòi tự do tôn giáo trong khi nhà thờ bắt đầu Công đồng Vatican II, sẽ cách mạng hóa Công giáo. Ngài được phong tước Hồng y năm 1967, đương đầu với những thử thách khi sống cũng như làm việc với tư cách là linh mục Công giáo ở Đông Âu. Wojtyla lặng lẽ, chậm rãi xây dựng danh tiếng như một nhà thuyết giáo mạnh mẽ, một người đàn ông có cả trí tuệ lẫn sức lôi cuốn tuyệt vời. Khi Giáo hoàng John Paul I qua đời năm 1978 (chỉ sau 34 ngày trị vì). Ít ai ngờ rằng Wojtyla sẽ được chọn để thay thế ông.


    Tuy nhiên, sau 7 vòng bỏ phiếu, Đại học Hồng y Sacred đã chọn người 58 tuổi, và Ngài chính thức trở thành Giáo hoàng. Là một người bảo thủ, triều đại của Giáo hoàng John Paul II được đánh dấu bởi sự phản đối kiên quyết với việc phá thai, tránh thai, hình phạt tử hình, quan hệ đồng giới. Ngài đi khắp nơi, sử dụng 8 ngôn ngữ mà mình biết: Ba Lan, Ý, Pháp, Đức, Anh, Latinh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha để kết nối với các tín hữu Công giáo, cũng như nhiều người bên ngoài. Ngày 13 tháng 5 năm 1981, Ngài bị bắn tại Quảng trường Thánh Peter bởi một kẻ cực đoan chính trị Thổ Nhĩ Kỳ - Mehmet Ali Agca.


    Sau khi xuất viện, Giáo hoàng John Paul II liền đến thăm kẻ ám sát, nơi hắn bắt đầu thụ án chung thân, đích thân Ngài đã tha thứ cho hành động của hắn. Đến năm 2003, nhiều người cho rằng Ngài bắt đầu mắc bệnh Parkinson, từ việc bắt đầu nói ngọng, đi lại khó khăn. Những năm cuối đời, Ngài buộc phải giao lại nhiều nhiệm vụ chính thức của mình, nhưng vẫn tìm thấy sức mạnh để nói chuyện với các tín hữu từ một cửa sổ ở Vatican. Tháng 2 năm 2005, Giáo hoàng John Paul II nhập viện vì các biến chứng của bệnh cúm. Ngài qua đời sau đó hai tháng.

    Giáo hoàng John Paul II
    Giáo hoàng John Paul II
    Giáo hoàng John Paul II
    Giáo hoàng John Paul II



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy