Top 10 Loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất
Dị ứng được hiểu là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể phải tiếp xúc với bất kì một chất lạ nào đó. Các chất lạ gây nên hiện tượng dị ứng ... xem thêm...của cơ thể có tên gọi chuyên môn là dị nguyên. Các dị nguyên thường gặp nhất có thể kể đến như: ánh nắng, thức ăn, nước uống, bụi, không khí ô nhiễm, phấn hoa, hóa chất. Các dị nguyên này thường được tiếp xúc với cơ thể qua các kênh như da, thông qua đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp… sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tạo ra các phản ứng dị ứng. Dưới đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất mọi người nên đặc biệt chú ý trước khi có ý định ăn chúng.
-
Cá biển
Cá là một thực phẩm phong phú và chế biến được nhiều các món ăn trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, do môi trường sống và nhiều yếu tố khác nên nhiều người thường bị dị ứng cá. Cá biển là thực phẩm dễ gây ra hiện tượng dị ứng nhất vì trong thịt của cá biển có chứa rất nhiều các protein lạ đối với cơ thể người và các biển có hàm lượng cao chất histamin - hoạt chất chính gây dị ứng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g cá biển có chứa 1500 - 4000mg histamin. Chính vì thế việc nhiều người ăn cá biển (đặc biệt là lần đầu tiên ăn cá biển) rất dễ bị dị ứng với các biểu hiện điển hình nhất là ngứa ngáy trên bề da và nổi mề đay.
Cá hồi, cá ngừ và cá bơn là những loại cá có nhiều khả năng gây ra phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng cá được khuyến khích tránh tiêu thụ tất cả các loại cá. Thuật ngữ “cá” bao gồm tất cả các loài cá có vây, chúng đều có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Protein từ thịt cá có nhiều khả năng gây dị ứng, tương tự vậy, dù gelatin cá và dầu cá thường ít tinh chế hơn và có thể chứa một lượng nhỏ protein cá nhưng cũng có thể gây ra phản ứng. Các loại động vật giáp xác, hải sản có vỏ, mặc dù rất dễ gây dị ứng, nhưng không trong cùng một họ với cá có vây, vì vậy một người có thể dị ứng cá nhưng vẫn có thể dung nạp động vật có vỏ. Chứng dị ứng cá phổ biến ở người lớn hơn trẻ em và thường đi theo người mắc lâu dài.
-
Các loại sò
Khi sử dụng một thực phẩm nào đó, ngay cả với một lượng rất nhỏ, ta có thể bị các phản ứng. Phản ứng dị ứng với thực phẩm có thể là nhẹ và thoáng qua nhưng đôi khi gây một tình trạng bệnh lý trầm trọng, thậm chí tử vong. Triệu chứng của dị ứng thực phẩm có thể là một hay nhiều biểu hiện như: nổi mẩn đỏ, ngứa ở da. Mẩn đỏ thường mất đi trong vài ngày. Một số trường hợp có thể tồn tại rất lâu được gọi là viêm da dị ứng. Ngứa mũi và mắt, hắt hơi và chảy nước mũi, có thể có các triệu chứng của hen suyễn như ho, khò khè, nặng ngực và khó thở. Ngứa và sưng quanh môi và miệng, đặc biệt khi môi và miệng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Một số triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, đau kiểu chuột rút, phù nề, nôn mửa và tiêu chảy cũng có thể xảy ra. Và sò cũng là một loại thực phẩm có thể gây dị ứng như thế.
Chủng loại sò rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại khác nhau từ sò huyết, sò dương, sò lông, sò xanh hoặc sò chén…Trong sò có rất nhiều đạm nên cực tốt cho sức khỏe, không chỉ vậy ăn sò còn giúp bổ máu và bổ sung thêm canxi. Một số loại sò còn rất giàu các loại vitamin như vitamin A, vitamin D và Omega-3 từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp phòng ngừa bệnh loãng xương khá hiệu quả. Tuy nhiên, sò là một trong những loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm các kim loại nặng. Nếu ăn sò chưa được chế biến kỹ có thể gây dị ứng hoặc bị ngộ độc cấp. Chính vì thế mọi người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn sò, đặc biệt là trẻ em.
-
Cua
Dị ứng cua là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em, người có cơ địa quá mẫn hoặc có tiền sử bị dị ứng với các loại động vật có vỏ khác. Cua biển, của nước ngọt là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn thu hút người dùng, không chỉ vậy chúng còn rất bổ dưỡng, mang đến nguồn chất đạm dễ hấp thu, bổ sung thêm vitamin và canxi giúp tăng cường sự dẻo dai và bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cửa cũng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, là nơi ký sinh nhiều loại trùng nguy hiểm và tích tụ các loại hóa chất độc hại. Nếu cửa không được nấu chín trước khi ăn có thể gây ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng hoặc bị dị ứng với các thành phần lạ có chứa trong thịt.
Cua là thực phẩm giàu omega 3, omega 6, vitamin B1, B2, B6, PP, canxi, sắt, photpho, kali, đồng, protein, lipid. Mặc dù được đánh giá rất cao về mặt giá trị dinh dưỡng nhưng cua lại nằm trong danh sách những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất cho cơ thể cua. Dị ứng cua là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với các chất có trong cua, protein chính là thành phần chủ yếu khiến bạn ăn cua bị dị ứng. Phản ứng dị ứng xảy ra khi các kháng thể immunoglobulin E (IgE) được hệ miễn dịch giải phóng liên kết với các phân tử của cua. Quá trình này sẽ kích hoạt cơ thể giải phóng một chất hóa học trung gian có khả năng gây dị ứng, viêm có tên gọi là histamine.
-
Tôm, tép
Tôm tép là một loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người dùng. Trên thực tế, có nhiều loại tôm khác nhau như tôm tép, tôm càng xanh, tôm sú, tôm càng… Mỗi loại tôm sẽ có những thành phần dinh dưỡng khác nhau nhất định. Tuy nhiên, chúng thường cung cấp cho người dùng chất đạm, các loại khoáng chất như sắt, kẽm, canxi…Tuy nhiên, tôm lại là một trong những loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng ở một số người dùng, nhất là loại tôm biển (thuộc nhóm hải sản). Nguyên nhân gây ra dị ứng tôm là do cơ địa của người dùng không tương thích với protein trong thịt tôm. Do đó, khi tiêu thụ, cơ thể đã xem lượng protein đó như là một loại protein gây hại cho cơ thể. Từ đó, cơ thể sản sinh ra các kháng thể để chống lại các protein này.
Trong quá trình hệ miễn dịch kháng lại các protein trong thịt tôm, cơ thể cũng sản xuất ra một lượng histamin. Chúng gây ra những triệu chứng khó chịu ở da, ống tiêu hóa… Người ta gọi những triệu chứng trên da, trong ống tiêu hóa này là “dị ứng” với tôm. Dị ứng là sự phản ứng của cơ thể trước các tác nhân không phù hợp với cơ địa, mà cụ thể là protein có trong thịt tôm. Tôm, tép hoặc các loài động vật giáp xác nói chung là nguồn cung cấp đạm, canxi, I- ốt và vitamin A cực kì dồi dào. Nhưng các loại thực phẩm này có thể khiến rất nhiều người bị dị ứng đặc biệt là là những người vốn có cơ địa dễ dị ứng. Biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng tôm hoặc tép là nổi mề đay hoặc ngứa ngáy ở thế nhẹ cho đến thể nặng thì lên cơn khó thở, bị phù nề toàn thân hoặc bị sốc dị ứng. Tôm biển chứa nhiều histamin, nhiều protein lạ hơn nên có khả năng gây dị ứng mạnh hơn loại tôm đồng.
-
Ốc
Hải sản là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Về nguyên nhân và cơ chế gây dị ứng cũng chưa được hiểu một cách thấu đáo. Tuy nhiên, ngoài dị ứng với các hải sản chính nó thì một số độc tố có sẵn hoặc diễn ra trong quá trình bảo quản của thực phẩm biển cũng khiến cho người tiêu dùng dễ bị ngộ độc và dị ứng hơn. Đặc biệt là ốc cũng rất dễ gây dị ứng cho cơ thể.
Ốc bao gồm các loại ốc sống ở vùng nước mặn như ốc hương, ốc len, ốc nón và các loại ốc sống ở vùng nước ngọt như ốc lác, ốc bươu, ốc đắng. Thịt ốc được dùng để chế biến nhiều món ăn rất thơm ngon, hấp dẫn và giàu các chất dinh dưỡng tiêu biểu như đạm, kali, kẽm, canxi… Nhưng ốc cũng nằm trong danh sách những loại thực phẩm dễ gây hiện tượng dị ứng cho nhiều người. Các chuyên gia y tế khuyến cáo những ai dễ bị nổi mề đay, có tiền sử bị bệnh hen phế quản thì nên hạn chế ăn ốc, đặc biệt là ốc biển, các loài ốc lạ.
-
Thịt bò
Mặc dù là món ăn phổ biến, thơm ngon và giàu dinh dưỡng, song cũng có không ít người ăn thịt bò bị dị ứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Trong thịt bò nạc có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, hoặc magie…Thịt bò nạc cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào với khoảng 26 - 27% . Bổ sung hợp lý thịt bò trong khẩu phần dinh dưỡng sẽ giúp duy trì cơ bắp, cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào đặc biệt là những người vừa trải qua bệnh tật. Tuy nhiên, hàm lượng chất gây dị ứng histamin có trong thịt bò cũng khá cao nên những người nhạy cảm ăn sẽ rất dễ gây dị ứng. Chính vì thế những người có cơ địa dễ dị ứng cần phải cảnh giác trước khi ăn thịt bò.
Trong thịt bò có hàm lượng protein cao, là tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất. Những protein lạ xâm nhập vào đường ruột khiến cơ thể không hấp thụ và sản sinh ra kháng thể tiêu diệt dị nguyên xâm nhập. Các phân tử protein đi vào máu và gắn vào các dưỡng bào làm giải phóng chất hóa học trung gian histamin khá cao. Đây chính là thủ phạm gây nên các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù, buồn nôn, co thắt cơ, đau bụng... Ngoài ra, di truyển cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng thịt bò. Tuổi tác cũng có thể khiến người ăn khó đỡ được các triệu chứng dị ứng. Hầu hết các ca dị ứng thịt bò do tuổi rơi vào trẻ em vì chúng có hệ tiêu hóa chưa ổn định và hoàn thiện, sức đề kháng còn non nớt. Bên cạnh đó, nếu bên trong cơ thể có các bệnh lý buộc phải ăn kiêng mà lỡ sử dụng thịt bò thì tất nhiên không tránh khỏi dị ứng.
-
Thịt gà
Phản ứng dị ứng với gà hay dị ứng với thịt gà rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người và ở mọi lứa tuổi. Phản ứng dị ứng này thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, mặc dù có thể nó đã được bắt đầu ở tuổi mẫu giáo nhưng biểu hiện chưa rõ ràng. Dị ứng với thịt gà có thể xảy ra như một dị ứng nguyên phát (dị ứng thực sự) hoặc dị ứng thứ phát (do phản ứng chéo với một chất dị ứng khác chẳng hạn như dị ứng với trứng. Mặc dù, điều này cũng rất hiếm khi xảy ra). Mọi người có thể bị dị ứng hoặc không dung nạp thịt gà/các sản phẩm thực phẩm khác có liên quan đến gà chẳng hạn như trứng gà hoặc cả lông gà.
Dị ứng thường liên quan đến các triệu chứng tổng quát như sưng và phát ban. Trong khi đó không dung nạp thì liên quan đến các vấn đề về tiêu hoá, ví dụ như tiêu chảy. Ngoài ra, phản ứng dị ứng còn có một tình trạng không phổ biến khác được gọi là hội chứng “trứng chim” xảy ra khi ăn lòng đỏ trứng chưa được nấu chín hoặc còn sống hoặc hít phải lông gà. Dị ứng thịt gà có thể gây ra các triệu chứng ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nguy hiểm. Vì nó là một tình trạng hiếm gặp, rất khó có thể xác định được phản ứng phổ biến nhất là gì. Tuy nhiên, những người bị dị ứng hoặc không dung nạp thịt gà có thể gặp một số triệu chứng khi ăn hoặc tiếp xúc với thịt gà như ho hoặc khò khè, da đỏ, da bị kích ứng như tổ ong, cổ họng bị viêm hoặc sưng... -
Trứng
Dị ứng trứng gà hoặc một số loại trứng khác thường xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng hoặc các món ăn, thực phẩm có thành phần là trứng. Các triệu chứng ban đầu thường là phát ban, buồn nôn, tiêu chảy… Nhưng ở mức độ nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ và suy giảm chức năng tim mạch, hô hấp. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng trứng nhiều hơn, nhưng đa số các bé sẽ tự hết khi trưởng thành. Tuy nhiên, việc phòng ngừa dị ứng trứng vẫn không dễ dàng vì trứng là loại thực phẩm được cho là lành tính và dùng khá phổ biến. Do đó, bạn sẽ phải cẩn thận hơn khi bản thân hoặc con của bạn dị ứng với trứng.
Dị ứng trứng gà và một số loại trứng khác xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với protein có trong lòng trắng hoặc lòng đỏ của trứng. Khi bạn ăn trứng, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn protein của trứng là chất gây hại nên sẽ giải phóng histamine gây ra dị ứng như một cơ chế tự vệ. So với lòng đỏ thì lòng trắng trứng thường gây dị ứng nhiều hơn do chứa hai thành phần gây dị ứng nhiều nhất là ovomollen và ovalbumin. Trong đó, ovalbumin bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên người dị ứng với ovalbumin vẫn có thể ăn được trứng chín. Nếu muốn biết cơ thể dị ứng với thành phần nào của trứng, bạn cần đến bệnh viện làm xét nghiệm và được bác sĩ chẩn đoán chính xác.
-
Đậu phộng
Đậu phộng, còn được gọi là hạt lạc hoặc hạt khỉ, là một nguyên nhân phổ biến của dị ứng thực phẩm. Phản ứng bất lợi với đậu phộng là một phản ứng dị ứng thực phẩm thực sự liên quan đến phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch và sản xuất kháng thể IgE. Dị ứng đậu phộng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn dị ứng nghiêm trọng. Đối với một số người bị dị ứng đậu phộng, ngay cả một lượng nhỏ đậu phộng cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng (sốc phản vệ). Dị ứng đậu phộng ngày càng gia tăng ở trẻ em. Ngay cả khi bạn hoặc con bạn chỉ bị phản ứng dị ứng nhẹ với đậu phộng, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ của bạn. Vẫn có nguy cơ xảy ra phản ứng nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Dị ứng đậu phộng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn xác định không đúng với các protein trong đậu phộng là một thứ có hại. Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đậu phộng khiến hệ thống miễn dịch của bạn giải phóng các hóa chất gây ra triệu chứng vào máu của bạn. Tiếp xúc với đậu phộng có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau: Tiếp xúc trực tiếp là nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng đậu phộng là ăn đậu phộng hoặc thực phẩm có chứa đậu phộng. Có nhiều trường hợp da tiếp xúc trực tiếp với đậu phộng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Tiếp xúc gián tiếp là việc đưa đậu phộng vào một sản phẩm ngoài ý muốn. Nói chung, đó là kết quả của việc thực phẩm tiếp xúc với đậu phộng trong quá trình chế biến hoặc xử lý. Hít phải là phản ứng dị ứng có thể xảy ra nếu bạn hít phải bụi hoặc bình xịt có chứa đậu phộng, từ một nguồn như bột đậu phộng hoặc dầu đậu phộng để nấu ăn.
-
Nhộng tằm
Nhộng tằm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt tốt cho trẻ em, người cao tuổi bị yếu thận, liệt dương, táo bón… Thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nhộng tằm vì nguy cơ dị ứng nhộng tằm và ngộ độc khi ăn là rất cao. Dị ứng nhộng tằm là hiện tượng cơ thể phản ứng tiêu cực với nhộng tằm do không chấp nhận một thành phần nào đó trong thực phẩm. Dị ứng nhộng tằm cũng tương tự với hiện tượng dị ứng các thức ăn khác như đậu phộng, trứng, sữa, thịt bò, hải sản…
Nhộng tằm rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng rất dễ gây dị ứng, ngộ độc dẫn đến tử vong do chất đạm bị phân hủy. Trong nhộng tằm có nhiều đạm, khoáng chất như canxi, photpho và các vitamin A, B1, B2, C… Đặc biệt, trong bột nhộng tằm có tới 73,5 hàm lượng protein chứa nhiều axit amin quan trọng. Đây chính là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến do cơ thể sinh ra phản ứng với một hoặc một số axit amin có trong đạm của nhộng tằm. Ngoài ra, cũng có những trường hợp dị ứng với chất bảo quản natri sunfit, được dùng để bảo quản nhộng. Hoặc do mua phải nhộng tằm để lâu đã bị ôi hỏng, chất đạm bị phân hóa trở nên độc hại. Cũng có thể do ăn phải nhộng tằm bị ngâm hóa chất để chúng trở nên căng, thu hút hơn.