Top 16 Món ăn ngon nhất Nhật Bản nên thử một lần trong đời

Nguyen Viet Anh 1441 1 Báo lỗi

Nước Nhật Bản là đất nước có rất nhiều cái nhất, và trong những cái nhất đó thì không thể không kể đến những món ăn ngon nhất tại Nhật Bản được. Có lẽ chúng ta ... xem thêm...

  1. Top 1

    Sushi

    Ẩm thực Nhật Bản là sự tinh tế và hoàn mỹ của các nguyên liệu với gia vị và cơm. Đặc biệt phải kể đến sushi – một món ăn truyền thống của xứ sở Hoa Anh Đào.


    Sushi là món ăn được nhiều khách du lịch lựa chọn nhất khi ghé thăm Nhật Bản. Không chỉ bắt mắt về màu sắc mà hương vị lại thanh tao, đặc biệt vô cùng kích thích “dạ dày”. Do đó một khi đã ăn là bạn sẽ khó lòng cưỡng được sự mê hoặc của các loại sushi khác nhau.

    Nhắc đến Sushi hầu hết ai cũng nghĩ đến sự “sang trọng”, “đắt đỏ” bởi đây là món ăn yêu cầu rất cao trong nguyên liệu, chỉnh chu trong công thức chế biến. Sushi có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là Sushi Nigiri – loại có nắm cơm hình bầu dục, được ép bằng tay và bên trên đặt nhiều loại thịt cá khác nhau rất hấp dẫn.

    Nhai một miếng sushi mà cảm nhận được đủ vị, từ vị ngọt của cơm, mùi thơm của rong biển và hương vị tuyệt vời của các loại cá hồi, cá ngừ, mực, trứng cá... ngon khó cưỡng.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Khác với cơm nắm Việt Nam, Cơm nắm Onigiri Nhật Bản là một món ăn rất tiện dụng và dễ làm và là một trong những món đặc trưng nhất trong các món ăn dân dã của xứ phù tang. Tên gọi “Onigiri” được cho là xuất phát từ động từ “nigiru” - tức “nắm” hoặc “nắn” trong tiếng Nhật, nó còn có một tên gọi khác là “Omusubi”. Onigini bắt nguồn từ rất lâu trong lịch sử và dần phổ biến trong đời sống của người dân Nhật bởi sự tiện lợi, cùng đó là cách người Nhật thể hiện sự tôn vinh đối với hương vị ngọt lành của hạt gạo.

    Là món ăn phổ biến trong cuộc sống thường ngày của người Nhật, món cơm nắm Onigiri được ưa chuộng bởi tính tiện lợi với cách chế biến đa dạng tạo nên hương sắc hấp dẫn độc đáo. Được làm từ gạo hạt tròn của Nhật và tạo thành hình dáng tam giác hay hình bầu dục rồi được phủ lên một tấm rong biển và các loại vừng đen trắng bắt mắt.

    Đây là món ăn được yêu thích trong các set đồ ăn trưa và chiều của các thực khách yêu thích tinh hoa ẩm thực Nhật Bản. Ở trong các quán rượu ở Nhật, họ còn có thể vừa nướng cơm vừa nắm để tạo hương vị đậm đà, cơm giòn và ăn ngon hơn. Khi đi đâu bạn cũng có thể dễ dàng mang theo món ăn này. Một số cửa hàng thậm chí còn có thêm lớp kính để tách phần nguyên liệu và cơm để cơm được giữ thơm, ngon lâu hơn.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  3. Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với nhiều món mì khác nhau như: Soba, Udon, Ramen,… Mỗi loại mì được chế biến và thưởng thức theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, có một món mì với cách thưởng thức rất độc đáo mà ngày nay đã trở thành một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Nhật, đó là Mì Nagashi Somen.


    Nagashi Somen là tên gọi của món mì ống trúc, một món ăn khá độc đáo và công phu của người Nhật. Món mì sẽ được phục vụ trên các ống trúc dài, có dòng nước lạnh chảy mạnh, cuốn trôi những sợi mì, và nếu thực khách muốn thưởng thức thì sẽ phải nhanh tay gắp chúng để ăn.

    Trong tiếng Nhật, “Nagashi” có nghĩa là “dòng chảy”, miêu tả hình ảnh những sợi mì sẽ trôi theo dòng chảy để đến với thực khách. Có lẽ vì thế mà món mì độc đáo này mới có tên “Nagashi Somen”. Trong món mì Nagashi Somen, một thành phần không thể thiếu là những vắt mì Somen. Khác với các loại mì phổ biến ở Nhật Bản, Somen có sợi khá nhỏ (đường kính không quá 1.3mm). Sợi mì cũng được làm từ bột mì, nhào nặn và kéo giãn như bình thường, nhưng sau đó phải được giữ trong kho 1 đến 2 ngày để chín và ngấm mới có thể sử dụng. Do vậy, món mì này cũng mang một hương vị rất riêng của sợi mì lạnh Somen dai mềm kết hợp với nước chấm nhạt, thanh đạm, thể hiện tinh thần ăn uống lành mạnh của người Nhật.

    Những vắt mì Somen sẽ được thả trôi trên một máng nước chảy làm bằng ống trúc. Ngoài mì, người phục vụ cũng sẽ thả thêm một số rau củ, thịt…. vào ống trúc để thực khách thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn.


    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Nikujaga (肉じゃが) (có nghĩa là thịt khoai) là một món ăn của Nhật Bản gồm có thịt, khoai tây và hành tây được hầm ngọt trong nước sốt đậu nành đôi khi còn được nấu với rau quả và một nguyên liệu đặc biệt là khoai konnyaku. Nhìn chung khoai tây được sử dụng phần lớn trong món ăn, thịt được phục vụ như là một thứ tạo thêm hương vị ăn kèm. Món ăn được đun sôi cho đến khi nước dùng kẹo lại, tạo độ sệt và ngon ngọt. Phần thịt sử dụng chủ yếu là thịt bò thái lát mỏng nhưng ở miền Nhật Bản người ta sử dụng thịt lợn để thay thế cho thịt bò. Nikujaga thường được phục vụ kèm với một bát cơm trắng và súp miso.


    Nikujaga được phát minh bởi các đầu bếp của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong những năm cuối thế kỷ 19. Câu chuyện về Togo Heihachiro ra lệnh cho các đầu bếp hải quân học tập từ món thịt bò hầm phục vụ cho hải quân hoàng gia Anh để chế ra một món thịt hầm mang màu sắc Nhật bản vào năm 1895. Thế nhưng đây lại không phải một món ăn truyền thống của Nhật Bản. Được cho là lấy cảm hứng từ món thịt bò hầm trong hải quân hoàng gia Anh, Nikujaga chỉ mới được biết đến vào cuối thế kỷ 19 bởi các đầu bếp của hải quân Nhật. Nó giống như một món ăn nấu theo phong cách Nhật Bản với những gia vị truyền thống rất đặc trưng như tương đậu nành, đường, sake và mirin. Mặc dù chỉ là một món ăn gia đình và không thể tìm được trong các nhà hàng nhưng đôi khi bạn vẫn bắt gặp món nikujaga được phục vụ ở izakaya hay các quán rượu kiểu Nhật.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Okonomiyaki (お好み焼 ) hay còn được gọi là “bánh xèo Nhật Bản”, là một món bánh áp chảo với nhiều nguyên liệu. Trong tiếng Nhật, “Okonomi” nghĩa là “tùy thích”, “Yaki” nghĩa là “nướng”, tên gọi của món bánh này được hiểu nôm na là “Nướng những gì mình thích”. Okonomiyaki được xem là món ăn đặc trưng của vùng Kansai hoặc Hiroshima, nhưng món này có mặt khắp nơi trên đất Nhật. Món ăn này trong tiếng Việt đôi khi được gọi là bánh xèo Nhật Bản do có những nét tương đồng với món bánh xèo Việt Nam.


    Với nguyên liệu chính là bột mì và trứng, người Nhật thường thêm rau bắp cải, hải sản, thịt ba chỉ thái mỏng,… và nướng trên một chảo lớn gọi là Teppan. Món ăn được phục vụ kèm sốt okonomiyaki có vị chua mặn ngọt đặc trưng, sốt mayonnaise béo ngậy, một chút bột rong biển và cá ngừ bào katsuobushi.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  6. Top 6

    Sashimi

    Sashimi là món khai vị trong bữa ăn trang trọng ở Nhật. Trong ẩm thực, sashimi được xem là nét văn hoá Nhật đề cao sự tinh tế. Sashimi là gì là tên gọi chung cho những món ăn mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống. Sashimi dịch ra tiếng Việt là “xẻo thân”, nghĩa là cắt thịt sống để ăn. Đây là món ăn truyền thống của Nhật, thành phần chính là các loại hải sản tươi sống.

    Sashimi có thành phần chính là các loại hải sản tươi sống vì họ cho rằng những món ăn từ hải sản nói chung, đặc biệt là cá rất có lợi cho sức khỏe người ăn, giúp thông minh, mắt sáng… Sashimi thường được dọn ra đầu tiên trong các bữa ăn trang trọng tại Nhật Bản hoặc cũng có thể được dùng như món ăn chính, kèm với cơm và một chén súp Mis.

    Ngoài ra, người Nhật còn dùng thịt ngựa, thịt gà, gan và konyaku (một thứ thạch làm từ khoai) để làm Sashimi và cho ra các món Basashi (Sashimi thịt ngựa), Torishashi (Sashimi thịt gà), Rebasashi (Sashimi gan) hay Konyakusashi (Sashimi Konyaku).

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Mì Ramen là một trong những món ăn ngon nức tiếng của đất nước Nhật Bản. Đây cũng là một món ăn truyền thống mà người Nhật rất ưa chuộng và tự hào. Thậm chí, họ còn mở hẳn một bảo tàng mì Ramen tại khu phố cổ Yokohama với rất nhiều những hiện vật trưng bày về lịch sử ra đời, phát triển của món ăn này. Vậy đâu là những yếu tố đặc biệt tạo nên món mì Ramen nổi tiếng xứ sở hoa anh đào?

    Phần sợi hay phần mì của Ramen thường được làm từ lúa mì, muối và kansui (chất phụ gia chứa kiểm), có màu vàng sẫm rất hấp dẫn. Sợi mỳ Ramen nhỏ, có thể xoăn, thẳng, tròn hoặc vuông tùy nơi sản xuất ở từng địa phương.Điều khiến mì Ramen được yêu thích hơn hẳn so với vô số loại mì khác tại Nhật Bản chính là ở phần nước dùng. Phần nước dùng chủ yếu được hầm từ xương heo hoặc xương gà trong khoảng ít nhất 10 tiếng để đảm bảo độ ngon ngọt, đậm đà. Ngoài sợi mì nhỏ, dai và nước dùng đậm đà thì phần nhân bổ sung cũng hấp dẫn không kém, thông thường mì Ramen được ăn kèm với thịt heo thái lát mỏng, rong biển, trứng, chả cá Nhật, ngô và bắp cải.

    Chính vì là món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng nên mì Ramen có thể tìm thấy ở bất cứ đâu nếu bạn có dịp vi vu tới đất nước Nhật Bản. Hầu như mỗi địa phương đều có hương vị Ramen riêng như Tonkatsu Ramen (Kyuushuu), Miso Ramen (Hokkaido)…

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  8. Nhắc đến mì Nhật Bản thì không thể không nhắc tới món mì Udon, đây là loại mì có nguồn gốc từ Kagawa - Đông Bắc Nhật Bản. Cùng với ramen và soba, mì Udon được xem như là món mì quốc túy của nền ẩm thực xứ sở hoa anh đào.


    Udon có phần mì được cấu tạo từ các thành phần bột mì, muối, nước và khi làm ra sẽ có màu trắng đục đặc trưng. So với phần sợi của Ramen thì mì Udon có sợi to dày và dai hơn.Mặc dù phần nước dùng của Udon đã có nhiều sự sáng tạo mới mẻ hơn trong thời gian gần đây nhưng hương vị nước dùng truyền thống vẫn luôn được các thực khách đánh giá cao. Để tạo nên phần nước dùng với hương vị thơm ngon, thanh ngọt thì phải cần đến sự kết hợp của nước tương, rượu mirin và dashi (chiết xuất từ các loại thịt cá, rau củ và cả tảo biển).

    Đặc biệt, món mì này có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy sở thích của mỗi thực khách. Mì Udon lạnh thường được ăn cùng một số loại rau như bắp cải, dưa leo vào những ngày hè nóng nực. Ngược lại, mì Udon nóng lại hay được thực khách xuýt xoa vào những ngày đông lạnh buốt với phần nhân là giấm và lòng đỏ trứng gà.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  9. Natto được xem là món ăn truyền thống của người Nhật Bản, thế nhưng cách làm Natto lại không hề phức tạp. Món ăn giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng cao protein, canxi, magie, vitamin,folate, choline,... rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.


    Để làm ra Natto, bạn chỉ cần luộc chín đậu tương (đậu nành), rồi đem ủ với enzyme Bacillus Subtilis ở nhiệt độ 40 độ C trong vòng 14-18 giờ. Khi hạt đậu tương chuyển màu vàng nâu, mùi vị nồng và xuất hiện nhiều nhớt là được.

    Món natto thường có màu nâu, mùi khó ngửi, vị bùi và ngăm, có nhiều chất dịch gây nhớt và dính. Tuy nhiên đây lại là món ăn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý có lợi cho sức khỏe đã được những nghiên cứu y học. Thậm chí, ở thời phong kiến, nước tương miso cùng với natto là một trong những nguồn protein quan trọng ở Nhật Bản khi mà người ta không ăn thịt của những loài thú và chim.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  10. Curry hay còn gọi là Cơm cà ri, là một món ăn mang những nét rất đặc biệt của nền ẩm thực Nhật Bản. Nói về nguồn gốc của món ăn này thì phải kể từ thời Minh Trị, khi các thương nhân Ấn Độ đến đây và mang theo món ăn này. Sau đó, để làm ra một món ăn riêng, người Nhật bản đã khéo léo cho thêm vào những công thức, gia vị đặc trưng mà chỉ có riêng ở Nhật Bản và biến nó thành một món ăn đậm chất hương vị Nhật Bản.


    Món Cơm cà ri của Nhật có nhiều nguyên liệu phong phú hơn, vị đậm đà và ngọt hơn so với món cà ri của Ấn Độ. Nguyên liệu được sử dụng có thể là các loại rau, thịt hoặc hải sản khác nhau, vị cay được cho vào trong món ăn này cũng tùy thuộc theo khẩu vị riêng của mỗi người ăn.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Cơm cà ri Nhật (Curry)
  11. Thịt xiên nướng Yakitori luôn là món ăn đường phố được yêu thích nhất tại đất nước mặt trời mọc. Đây cũng là món ngon hết sức tuyệt vời dành cho những ngày họp mặt với hương thơm luôn khiến bạn không thể cưỡng nổi. Nếu bạn là người mê mẫn các món ngon Nhật Bản thì không nên bỏ qua món ngon này.


    Thịt xiên là một món ăn thường thấy trong những quán nhậu nhỏ của người Nhật Bản, và là một món ăn được ưa chuộng trong những cuộc nhậu nho nhỏ với bạn bè, đồng nghiệp sau một ngày làm việc vất vả.


    Nguyên liệu để làm nên món này gồm có thịt bò, thịt lợn, tim gà và phổ biến nhất vẫn là nội tạng động vật. Sau khi phủ một lớp nước sốt bên trên, xiên thịt sẽ được mang đi nước chín rồi phục vụ cho khách hàng. Nếu muốn thưởng thức hương vị truyền thống, thì khách hàng có thể gọi món thịt xiên bò thăn hoặc món thịt thịt có thịt gà và lá hẹ.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  12. Món thịt nướng được nhiều người yêu thích này là một món ăn có sự kết hợp giữa kiểu nướng của Hàn Quốc, và hương vị của món ăn Nhật Bản. Hơn nữa, không khí nướng hấp dẫn trong các quán ăn cũng là một yếu tố thu hút nhiều khách hàng. Ngày nay các món nướng Yakiniku đã trở thành một trong những món ăn khoái khẩu bậc nhất và có mặt ở mọi góc phố Nhật Bản với hàng nghìn nhà hàng trên toàn quốc.


    Trong các nhà hàng, hầu như bàn ăn nào cũng đều được lắp đặt bếp nướng, nên có thể tự nướng thịt theo sở thích của mình và ăn cùng với rất nhiều các nguyên liệu phong phú khác nhau như: hải sản, rau, các loại thịt… Các nước sốt phổ biến nhất được làm bằng nước tương Nhật trộn với sake,mirin, đường tỏi, nước ép trái cây, mè và miso. Những món ăn phụ của Hàn Quốc ví dụ như bibimpap, kimchi, nameul cũng được phục vụ kèm theo bên cạnh.


    Khách hàng khi đi ăn có thể thoải mái lựa chọn cho mình những nguyên liệu và cách nướng theo sở thích của mình, rồi tận hưởng hương vị thơm ngon của món thịt nướng do chính tự tay mình nướng.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  13. Takoyaki (蛸焼き (蛸燒き) (Sao thiêu)/ たこやき/ タコヤキ tako-yaki?) là một loại bánh nướng ăn nhẹ có hình cầu làm bằng bột mì với nhân bạch tuộc, nướng trong chảo takoyakiki. Thành phần chính của nhân bánh là bạch tuộc băm hay thái hạt lựu (hoặc nhân hoàn toàn là phô mai) có thể độn thêm một số thứ khác và rắc thêm một số gia vị cũng như còn được tẩm với nước sốt tùy vào công thức mà chúng có thể khác nhau.


    Takoyaki ban đầu được bán tại Osaka, nơi ở của một người bán thức ăn đường phố có tên Endo Tomekichi. Ông thường làm món bánh nướng bọc nhân thịt bò chấm nước tương, nhưng sau khi ăn thử món akashiyaki và bị ấn tượng mạnh vào năm 1935 thì ông đã chuyển sang làm nhân bạch tuộcvà gọi nó là takoyaki. Món này sau đó đã trở nên nổi tiếng tại vùng Kinki trước khi lan ra toàn Nhật Bản.

    Các tạp chí bắt đầu giới thiệu về nó trước chiến tranh thế giới thứ hai như một món ăn đặc sản của Osaka làm cho những người nấu món này cũng nhiều hơn. Ban đầu món ăn được bán trong các quầy chế biến thực phẩm yatai tại các dịp lễ hội nhưng sau đó các nhà hàng chuyên phục vụ takoyaki đã mọc lên và đến năm 1955 thì đã có 5000 nhà hàng và quán ăn phục vụ món này riêng ở Osaka. Hiện tại thì takoyaki cũng được bán thành các vỉ/phần làm sẵn tại siêu thị. Cũng như gần đây thì loại bánh này bắt đầu đi ra ngoài Nhật Bản đến các nước khác.

    Cách ăn ban đầu của takoyaki là cứ bỏ vào miệng nhai chứ không có nước sốt. Nước sốt của món này chỉ bắt đầu được làm sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào năm 1948. Các cửa hàng khác nhau có thể điều chế nước sốt theo công thức riêng với các hương vị khác nhau.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  14. Tonkatsu hay còn gọi là món Thịt heo chiên xù theo phong cách Nhật Bản với lớp thịt heo mềm ngọt bên trong, bao bên ngoài là một lớp bột chiên xù giòn rụm và hấp dẫn. Tonkatsu là một trong những món ăn “dễ tính” của người Nhật Bản, không đòi hỏi quá cầu kỳ trong cách chế biến.


    Tại Nhật Bản, món thịt heo chiên xù được rất nhiều người yêu thích, bởi hương vị thơm ngon của nó. Sau khi thịt được ướp kỹ và lăn qua bột mì, thịt sẽ được đem đi chiên. Sau khi chiên xong thì mới cắt ra thành nhiều miếng nhỏ vừa dùng.

    Món thịt heo chiên xù có thể được ăn kèm với dưa chua kiểu Nhật, cơm trắng, nước sốt mận và một ít củ cải. Ngoài ra, có một số người lại thích ăn cơm cà ri có kèm theo món thịt heo chiên xù này, bởi sự kết hợp thú vị giữa 2 món ăn này sẽ tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng và hấp dẫn người ăn.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  15. Shabu Shabu là một món lẩu truyền thống của người dân Nhật Bản, một nét son trong văn hóa ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc. Nước dùng trong lẩu Shabu Shabu được nấu từ tảo bẹ và cá bào, khi ăn cùng với lát thịt bò thái mỏng to bản thì lại là một sự kết hợp vô cùng hợp khẩu vị và tuyệt vời.


    Đặc biệt hơn cả là nước sốt mè dùng để chấm thịt bò vừa béo, vừa thơm, tăng thêm hương vị cho món lẩu Shabu-shabu đã giúp cho món ăn này trở thành một món ăn phổ biến của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Loại thịt bò để ăn kèm với lẩu Shabu Shabu phải là thịt bò chọn và được xắt lát bản to nhưng càng mỏng càng tốt.


    Trong quan niệm của người Nhật Bản, việc chọn lựa những nguyên liệu tự nhiên và giữ nguyên hương vị của chúng trong nồi nước lẩu là rất quan trọng. Thịt bò xắt lát mỏng bản to được nhúng vào nước dùng để chín vừa, thịt vẫn còn độ mềm và vị ngọt, chấm kèm với nước sốt mè tạo nên độ bùi, béo và mùi thơm rất đặc trưng, ăn kèm với các loại rau và nấm. Shabu Shabu sẽ mang lại cho bạn một hương vị không thể lãng quên.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  16. Bên cạnh mì Udon và mì Ramen thì ẩm thực Nhật còn có một loại mì khác với tên gọi là mì Soba. Loại mì này có thể ăn nóng hay lạnh tùy theo sở thích. Mì soba được làm chủ yếu từ lúa mì, sợi khá nhỏ và mỏng.


    Với mì Soba, có thể chế biến thành mì Soba lạnh hoặc mì Soba nóng. Để thưởng thức món mì Soba lạnh, thông thường các bạn sẽ được phục vụ một cốc nước chấm to được làm từ nước tương mang sắc nâu quyến rũ, sau đó lần lượt cho trứng cút, củ cải mài, mù tạt mài, hành lá vào nước chấm. Dùng đũa khuấy đều để tất cả trộn lẫn vào nhau, màu nước sốt thêm phần màu sắc và dậy mùi thơm. Gắp lượng mì vừa đủ ta nhúng ngập vào nước chấm và thưởng thức thôi.


    Vị nước chấm đậm đà, lành lạnh hòa cùng hương thơm của mù tạt, rồi có chút vị cay nhẹ... tất cả nhẹ nhàng hòa quyện hương vị của hành, rong biển, mùi đặc trưng của nước chấm. Sợi mì thì dai mềm, thơm ngon, ăn mát cả người, vui cả dạ. Những thứ đó làm ra một tổng thể mùi vị cực kỳ vừa phải, ngon miệng, cái gì cũng vừa đủ, khéo léo hòa lẫn vào nhau, không dư cũng không thiếu.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy