Nai sừng tấm Ai-len
Nai sừng tấm Ai-len hay còn có tên khao học là Megaloceros giganteus, nai sừng tấm Ai-len từng có mặt khắp Ai-len cho đến Siberia và tập trung nhiều nhất ở bắc Châu Âu, nhưng bây giờ sự tồn tại của chúng đã kết thúc. Loài nai này có khá nhiều điểm chung với loài nai hiện nay nên chúng còn được gọi là “Nai khổng lồ”, với chiều cao từ chân đến vai lớn nhất là 7 feet (tương đương 2,14m), và cân nặng lớn nhất là 700kg. điểm đặc biệt ở loài nai này là bộ sừng (gạc) của chúng vĩ đại hơn bất kì loài nai nào khác, bề ngang của tấm sừng đạt đến 3,7m sở dĩ bộ gạc của chúng to lớn như vậy là nhờ trải qua quá trình phân hóa theo giới tính, con đực sẽ dùng bộ gạc của mình để đe dọa, tấn công địch thủ, và đồng thời để thể hiện sự hấp dẫn của mình với con cái.
Nai sừng tấm Ai-len trải qua giai đoạn phát triển suốt 400000 năm, và tuyệt chủng vào khoảng 5000 năm trước do sự săn bắt quá mức của con người. nhưng dù sao,giai đoạn băng tan thời đó đã tạo điều kiện cho vô vàng loài thực vật phát triển phong phú, dẫn đến sự thiếu hụt khoáng chất trầm trọng, nhất là canxi- thành phần chính cấu thành gạc nai, nên nếu loài nai này không tuyệt chủng vì bị săn bắt thì hẳn cũng sẽ tuyệt chủng vì không được cung cấp đủ canxi cho xương và sừng.