Trận chiến Marathon
Vào những năm 500 TCN, Đế quốc Ba Tư là một vương triều hùng mạnh ở Tây Á với lòng tham vô đáy, hoàng đế Ba Tư - Darius I tự phong mình là “vua của các vị vua” và tiến hành các cuộc xâm lăng, chinh phục, mở rộng lãnh thổ của mình. Lần lượt chiếm lấy Ấn Độ, Thracia (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), dẹp tan cuộc nổi dậy ở Babylon…Trên đà chiến thắng, vị vua quyền lực quyết định mở rộng đế chế của mình qua Hy Lạp.
Darius tiến hành cuộc viễn chinh xứ Theraso của Hy Lạp nhưng dưới sự đoàn kết của dân chúng, cuộc xâm lược liền nhanh chóng thất bại. Vị hoàng đế không hề từ bỏ dã tâm, ông dồn sức chuẩn bị quân lực và lương thảo để phục thù. Đúng hai năm sau, với hơn 72.000 quân, đế quốc Ba Tư tiến hành xâm lược thành Athens chỉ với 600 chiếc chiến thuyền và 10 vạn quân với quyền chỉ huy của tướng Datis.
Thung lũng Marathon, cách Athens 42km. Quân Hy Lạp lựa chọn địa hình Marathon vì nơi đây có vùng đất ngập nước hạn chế tối đa sự di chuyển của quân kị binh Ba Tư đông đúc. Quân của Hy Lạp tuy ít nhưng lại được bố trí theo đội hình bàn bản, khi tấn công khi phòng ngự, tất cả các chiến binh cùng tiến, cùng lùi lại với nhau một cách hợp lý, khác với quân Ba Tư đông đảo nhưng hèn nhát lại không có tính kỷ luật. Chính vì vậy, quân đội Athens dễ dàng đánh tan quân xâm lược, giết chết 6.400 lính Ba Tư mà chỉ thiệt hại có 200 lính Hy Lạp.
Sau trận Marathon, cuộc nổi dậy nổ ra hàng loạt của thuộc địa chống lại Ba Tư trên khắp nơi. Nhiều quốc gia đã giành lại được chủ quyền và không ít dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ. Đế quốc Ba Tư dần suy yếu. Trận chiến cũng làm nảy sinh câu chuyện ngụy tạo về Pheidippides, người được cho là đã chạy cuộc đua marathon đầu tiên từ Marathon đến Athens để thông báo chiến thắng của Hy Lạp, chỉ để chết.