Câu 1
Câu hỏi 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu, đặc trưng bản chất, động lực cơ bản của CNXH ở Việt Nam; sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.
Trả lời gợi ý:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam:
Hồ Chí Minh luận chứng cho sự ra đời của CNXH dựa trên các cơ sở sau:
- Sự ra đời của CNXH xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người, từ nội dung, tính chất và xu thế vận động tất yếu của thời đại.
- CNXH ra đời chính từ sự tàn bạo của CNTB. Chính sự bóc lột nặng nề của chủ nghĩa thực dân đã bộc lộ những khuyết tật phi nhân tính, không thể khắc phục được của CNTB và đó chính là cơ sở để người lao động ý thức, giác ngộ sứ mệnh của mình đối với quốc gia dân tộc, chờ thời cơ để vùng dậy, thủ tiêu xiềng xích thực dân, thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng chính họ thoát khỏi bất kỳ một hình thức áp bức bóc lột nào, và đây chính là điều kiện quan trọng nhất để nhân dân thuộc địa giác ngộ về CNXH, CNCS.
- Tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam còn được Hồ Chí Minh luận chứng trên nhiều góc độ khác:
- Thứ nhất, về phương diện lý luận, Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin để luận chứng một cách toàn diện khả năng đi tới CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN của nước ta.
- Thứ hai, cơ sở hàng đầu để đánh giá tính triệt để của một cuộc cách mạng không phải là lý tưởng, khẩu hiệu được nêu ra mà là ở quy mô giải phóng quần chúng bị áp bức. Chỉ có CNXH mới làm được việc đó.
- Dưới góc độ giải phóng, độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên. Độc lập dân tộc là tiền đề để tiến lên CNXH, đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
- Chính vì vậy, trong tư tưởng HCM muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Người chủ trương “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Việc đặt cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với CNXH, đã khiến quan điểm giải phóng dân tộc của HCM mang tính toàn diện và triệt để.
Đặc trưng bản chất:
- Hồ Chí Minh thống nhất với các nhà kinh điển về CNXH, song Hồ Chí Minh đã phát biểu một số vấn đề thể hiện quan điểm mới của Người về CNXH. Con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh là “không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác”.
- Có thể khái quát các đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh:
- Thứ nhất, có chế độ chính trị do nhân dân làm chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
- Thứ hai, dân giàu nước mạnh, từng bước xóa bỏ bóc lột, bất công.
- Thứ ba, có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật.
- Thứ tư, xã hội phát triển ở trình độ cao về văn hóa, đạo đức.
- Thứ năm, CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đó là một CNXH của dân, do dân, vì dân, là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại.
- Ngoài ra khi nói về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ chủ nghĩa xã hội là một xã hội có quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các quốc gia dân tộc trên thế giới, trên tinh thần hữu nghị hợp tác, tôn trọng độc lập, chủ quyền và hai bên cùng có lợi; CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng…
Động lực cơ bản:
- Để xây dựng và phát triển của CNXH, cần phải huy động được tất các các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng nhất, xem xét trên cả hai bình diện: cộng đồng và cá nhân.
- Trên bình diện cộng đồng:
- Động lực của CNXH bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng CNXH khoogn chỉ là sự nghiệp riêng của công nông mà là toàn thể dân tộc. CNXH không chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc. Chỉ xây dựng thành công CNXH mới tăng cường được sức mạnh dân tộc, mới giữ vững độc lập dân tộc.
- Để phát huy sức mạnh cộng đồng phải thực hiện đại đoàn kết dân tộc và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng CNXH.
- Trên bình diện cá nhân:
- Tác động vào nhu cầu và lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất thiết thân đối với người lao động.
- Tác động vào các động lực chính trị, tinh thần:
- Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động
- Thực hiện công bằng xã hội
- Sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như văn hóa, đạo đức, pháp luật, phải nâng cao dân trí, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu...
- Trên bình diện cộng đồng:
- Ngoài các động lực bên trong, Hồ Chí Minh cũng yêu cầu phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, sử dụng tốt các thành quả khoa học kỹ thuật…để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
- Đi đôi với việc khai thông các động lực, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nhận diện và khắc phục các lực cản, và Người đã chỉ ra những căn bệnh có nguy cơ dẫn đến sự thoái hóa biến chất của một đảng cầm quyền, tới sự tồn vong của chế độ là: chủ nghĩa cá nhân; tệ tham nhũng, lãng phí, quan lieu; tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết làm giảm sút uy tín của Đảng, của cách mạng; tệ chủ quan, bảo thủ lười biếng không chịu học tập cái mới.
Vận dụng:
Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH trong hoàn cảnh mới, Đảng ta tiếp tục tìm tòi, làm sáng tỏ hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Điều này được khẳng định rõ trong cương lĩnh và văn kiện các đại hội của Đảng. Đảng luôn xác định xây dựng XHCN ở nước ta là một quá trình của cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, là sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Đảng đã đề ra những phương hướng và nhiệm vụ để thực hiện thành công mục tiêu CNXH.