Top 10 Loại cây sân vườn đẹp, dễ chăm sóc nhất
Trong sân vườn, có rất nhiều thứ có thể sử dụng để trang trí khi thiết kế cảnh quan giúp khu vườn trở nên xinh đẹp và phong phú hơn. Theo đó, cây xanh chính là ... xem thêm...một trong những thành phần trang trí không thể thiếu. Bài viết này hãy cùng Toplist khám phá các loại cây sân vườn đẹp, dễ chăm sóc nhất.
-
Cây lộc vừng
Cây lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì cây phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc.
Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Cây thuộc tam Đa gồm cây Sung (Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế (Thọ), cây rất được nhiều người trồng trong sân vườn để tạo bóng mát, vừa hút tài lộc. Cây lộc vừng tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sự sung túc. Bởi trong tên cây liên quan đến chữ Lộc nên sẽ mang nhiều tài lộc đến với gia chủ.
Đồng thời, cây còn mang ý nghĩa gia đình hòa thuận, anh em đoàn kết bởi sự xum xuê của tán cây và sự kết chùm của hoa. Ngoài ra theo quan niệm xưa, trong nhà có trồng cây lộc vừng cho ra hoa đỏ từng chùm ngụ ý hỷ sử. Gốc cây lộc to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng có tuổi thọ cây càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà. Đồng thời, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xui đuổi những điều không may mắn.
-
Cây thiên tuế
Cây thiên tuế còn được gọi là cây tuế Nhật Bản, tên khoa học là Cycas revoluta thuộc họ Tuế. Có nguồn gốc xuất xứ từ Miền nam Trung quốc và Ấn độ, thường sinh trưởng nơi miền núi ẩm ướt. Cây thiên tuế là loại cây thân gỗ, toàn cây có hình dáng như chiếc ô, thân cây hình trụ cao 2-3 m có khi cao hơn, ít phân nhánh. Lá mọc trùm lên đỉnh thân, dài đến 2 m, lá hình dạng lá kép to hình lông vũ gồm nhiều lá nhỏ, lá nhỏ hình sợi khi mới ra uốn cong vào trong và dần dần trở nên cương cứng khi trưởng thành, có màu xanh bóng và nhẵn.
Hoa mọc trên đỉnh, hoa đực và hoa cái không cùng nằm trên một thân, câù hoa đực có hình trụ và màu vàng, nõn hoa đực hẹp dài 25-28 cm, rộng 4 cm, cầu hoa cái có hình dạng phiến dài tới 20 cm, có nhiều lông nhung màu nâu mọc kín, phần khong sinh sản rộng, mép chia thành nhiều dải hẹp, cong nhọn. Hạt hình trứng hơi dẹp, có màu đỏ nâu. Hoa thường nở vào tháng 6-7, hạt chín vào tháng 10. Cây thiên tuế là loại cây sống lâu năm và lâu lớn, hằng năm chỉ ra hai vòng lá, hình dáng trông đẹp mắt và được ưa chuộng được chọn trồng làm cây cảnh sân vườn, trồng trong chậu để trang trí nội thất, có thể tạo dáng cây bonsai để làm cảnh. Cây thiên tuế được trồng thành hàng ngay hàng thẳng lối hoặc trồng thành từng cụm rất đẹp.
Ngoài ra cây thiên tuế được trồng để lấy lá trang trí hay làm nền cho các loại hoa khác, hạt có chứa nhiều tinh dầu và tinh bột có thể dùng làm thuốc trị một số bệnh nhất định như trị hoa, cầm máu và chứng lị…Cây thiên tuế là một loại cây cảnh đẹp mang kiểu dáng độc đáo mang tính cổ kính, uy nghi với ý nghĩa mang lại sự bền vững cho sự nghiệp nên được nhiều người ưa chuộng chọn trồng làm cây cảnh.
-
Cây cau vua
Cây cau vua là loại cây bóng mát, có tên gọi khác là cau bụng. Tên khoa học là Roystonea regia thuộc họ Arecaceae và có nguồn gốc từ phía nam Florida, Mexico, một phần Trung Mỹ. Hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam.
Cây được trồng để trang trí cho cảnh quan xung quanh, chính vì thân mọc thẳng đứng, cao nên thích hợp cho diện tích nhỏ hẹp, thường xuất hiện trong công viên, đường phố, biệt thự, sân vườn…Kỹ thuật trồng thì khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi công sức bỏ ra nhiều cho loại cây này. Thân cây cao từ 8 đến 20 mét là cột trụ thẳng đứng, cao, đơn độc, có đốt nhưng không rõ. Phần bụng phình to khúc gần trên ngọn khoảng từ 40 đến 60 cm, thân cây thường có màu nâu, mo có màu xanh bóng và láng. Lá mọc tập trung ở đầu ngọn cây, có chiều dài từ 3 đến 4 mét, bẹ rất lớn, màu xanh, phiến lá có dạng kép lông chim. Về cụm hoa có mo bao bọc xung quanh, mọc ra từ thân ngay bên dưới gốc những lá già, bông mo thường dài khoảng 1 mét buông rủ xuống mặt đất,phân nhánh nhiều, mang hoa cái và hoa đực. Hoa cái rất nhỏ, không có vòi; hoa đực có màu trắng bầu lép. Quả thì có hình bầu dục, màu xanh, nhỏ (từ 1 đến 2 cm), khi chín có màu nâu đỏ.
Tốc độ sinh trưởng của cây chậm, không ưa nước, thích hợp với những cây ưa sáng, nên trồng ở nơi thoát nước tốt, khi còn nhỏ cân phải che bóng, trồng cổ rễ cao hơn miệng hố. Nhân giống từ hạt, cây cau vua chịu hạn rất tốt và sống lâu năm. Cây cau vua là một trong những loại cây xanh công trình được ươm giống và bán rất nhiều nơi, chính vì những đặc điểm kiểu dáng bên ngoài nên được nhiều người ưa chuộng trồng để trang trí trong các công viên, sân vườn, biệt thự…
-
Cây hoa giấy
Cây hoa giấy là loại hoa có nét đẹp giản dị, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây bông giấy hay móc diều (tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, tên tiếng Anh là Bougainvillea, Paper Flower), loài hoa này thuộc họ thực vật Nyctaginaceae. Tên của loài hoa này được đặt dựa trên đặc điểm bên ngoài của nó, đó là nét đẹp mỏng manh nhưng kiên cường bởi sức chịu hạn khá tốt, cho hoa quanh năm; hơn nữa cánh hoa của loài hoa này trông khá giống những tờ giấy mềm mại, mỏng manh.
Theo nhiều nghiên cứu thì hoa giấy có nguồn gốc từ Brazil (Nam Châu Mỹ) và sau này du nhập đến các nước khác đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới (cây dễ thích nghi) và lai tạo ra nhiều loại khác (hoa giấy Thái Lan, hoa giấy Mỹ,...). Bởi nước ta cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên rất dễ dàng trồng và được trồng ở nhiều nơi trên cả nước để làm cảnh, lấy bóng mát (làm thành giàn cho cây leo),... rất thích hợp trồng trong sân vườn.
Đặc điểm hình dáng của cây hoa giấy như đã phân tích ở trên là cây dạng leo, có nhiều cành nên trông rất xum xuê chính vì vậy mà trong phong thủy, loại cây này tượng trưng cho sự đủ đầy, chở che, hạnh phúc vẹn tròn. Cây hoa giấy có hoa mang nhiều loại màu sắc tươi sáng nên còn tượng trưng cho những may mắn, phát tài, phát lộc cho gia đình. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian thì hoa giấy có tác dụng xua đuổi tà ma, ngăn chặn điềm xấu. Cây hoa giấy mang vẻ đẹp giản dị, thanh thuần và sức sống mãnh liệt trong điều kiện khắc nghiệt nên trong tình yêu loài cây này mang ý nghĩa tình yêu giản dị, bền lâu và chân thành.
-
Thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan (cây phát tài khúc hay cây phất dụ thơm) là loại cây cảnh thân gỗ, nhiều lá có nguồn gốc từ Tây Phi, thuộc họ Dracaenaceae. Điểm độc đáo ở loại cây này chính là khi bị cắt ngang, chồi non sẽ mọc nhiều xung quanh vị trí cắt.
Lá thiết mộc lan nhìn tổng thể khá giống lá cây ngô, xanh tươi, bóng và dài. Trong đó, phần trung tâm của phiến lá có sọc rộng ngả sắc vàng vô cùng đặc biệt. Thông thường, độ dài trung bình của lá có thể lên đến 100cm và rộng đến 10cm. Về hoa thiết mộc lan, chúng sẽ “đơm bông” vào độ chuyển mùa từ đông sang xuân, khi tiết trời vẫn còn se lạnh. Hoa thường sẽ mọc thành chùm, trắng ngần và tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ, nhất là khi về đêm. Song, tùy vào điều kiện chăm sóc mà cây có nở hoa hay không. Nếu chăm sóc sai cách thì có thể không ra hoa suốt vài năm liên tiếp. Cây thiết mộc lan còn có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí khá tốt. Ví dụ các chất không an toàn trong không khí như: Cacbon monoxit, benzen, formaldehyde,... đều bị loại bỏ nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
Thiết mộc lan còn là loại cây được đánh giá là có sức sống cực kỳ bền bỉ. Bạn chỉ cần trồng một cành nhỏ xuống đất là chúng đã có thể phát triển thành một cây to lớn, khỏe mạnh. Chiều cao của chúng thường có thể đến tận 6m nếu trồng trong tự nhiên đấy. Chính vì điều đó mà cây thiết mộc lan được khá nhiều người ưa chuộng và lựa chọn trồng ở trong nhà, văn phòng, cửa hàng,... Dù là điều kiện ánh sáng yếu nhưng cây vẫn có thể phát triển được. Song, nếu bạn cho cây tiếp xúc với nắng ấm tầm 1 – 2 lần/tuần thì sẽ giúp chúng quang hợp, trao đổi chất tốt hơn. Từ đó, cây sẽ xanh tươi hơn hẳn.
Trong phong thủy, cây thiết mộc lan được đánh giá là đem lại nhiều sinh khí, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa là dấu hiệu tiền tài đang đến với bạn. Hơn nữa, nếu bạn đặt cây theo hướng Đông hay Đông Nam của ngôi nhà thì sẽ đem tới nhiều may mắn bởi cây là đại diện cho hành Mộc. Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy của cây còn dựa vào số cành hoặc chậu. Vì thế, khi mua cây, bạn nên tùy thuộc vào mong muốn mà lựa chọn số cành cho phù hợp. Cây thích hợp trồng làm cảnh, trồng sân vườn.
-
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi ta chạm vào.
Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. Không phải ai cũng biết lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ cọp, hay cây lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh...Và phổ biến nhất hiện nay đó là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.
Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.
Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩa cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính. Không gian công cộng như các khu văn phòng ở các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, hay tại sân vườn nhà đều có thể trồng cây lưỡi hổ để giúp thanh lọc không khí được trong lành hơn. Việc trồng cây này trong sân vườn sẽ giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn và giảm dần các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi do khí nhiễm khuẩn gây ra.
-
Cây vàng bạc
Cây vàng bạc hay còn được biết đến với tên gọi là ô rô gân vàng (tên khoa học là Codiaeum Variegatum). Chúng thuộc họ Ô rô – Acanthaceae và có xuất xứ từ Ấn Độ. Và chỉ ngay sau đó một khoảng thời gian, độ phủ sóng của cây vàng bạc đã lan rộng sang nhiều quốc gia. Ở nước ta ngày nay, loài cây này đã được trồng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Vàng bạc là cây thân gỗ nhỏ, cao 1 - 1.5m phân nhiều nhánh ở gốc, thân thẳng và cứng khi trưởng thành. Lá cây có hình bầu dục hay elip nhọn về ở phần đầu, chúng dài 10 - 12cm và mọc so le với nhau. Lá cây có màu xanh, vàng là chủ đạo và loang lổ xen kẽ nhau trên bề mặt. Cây ưa sáng, thích hợp trồng ở nơi có khí hậu ẩm mát, dễ nhân giống và chủ yếu bằng gieo hạt.
Với màu sắc chủ đạo là màu vàng, cây vàng bạc đem lại không khí vui tươi, đầy sức sống. Cây vàng bạc thường được trưng trong nhà với niềm tin đem lại tiền tài (màu vàng) và cuộc sống (màu xanh). Cây Vàng bạc phù hợp với những người mệnh Kim vì chúng tượng trưng cho tài lộc. Với màu sắc đẹp mắt, nổi bật, cây Vàng bạc được trồng nhiều trong nhiều tại các công viên, khuôn viên trường học, sân vườn… để làm viền hoặc nền trong bồn hoa cho các loại cây khác.
-
Cây hoa sứ (sứ đại)
Sứ đại có tên có tên khoa học là Plumeria obtusa, họ Trúc Đào, nguồn gốc từ châu Mỹ. Hoa sứ đại còn được biết đến là quốc hoa của quốc gia Nicaragua và Lào. Tại Việt Nam, cây còn có tên gọi khác là sứ cùi, sứ lá tù, sứ Ấn Độ cây được trồng phổ biến trên khắp cả nước.
Tại Việt Nam, cây sứ đại thường gặp nhiều nhất ở các vườn hoa, đình chùa, dọc đường đi. Cây được trồng khá nhiều ở nước ta nhờ hoa đẹp, mùi thơm dịu nhẹ và các giá trị lợi ích chúng mang lại.Cây hoa sứ có chiều cao trung bình, thân hình mập, thân khẳng khiu. Phần cành nhành cây thường dài và cong từ thân gốc, nhìn rậm rạp. Vỏ cây xù xì màu trắng xám thay vì là màu nâu đặc trưng của các loài cây thân gỗ khác. Lá sứ có màu xanh bóng mượt, nhẵn, thuôn dài, lá có hình dạng lớn, rộng ở giữa và hẹp dần về phần cuốn. Phần đầu lá hơi tù, lá thường xếp hình tròn vòng quanh ngọn cành. Khi lá rụng sẽ để lại vết sẹo lớn. Hoa của sứ to, cánh dày bà có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng và nở chủ yếu vào mùa hè và mùa thu. Đây xứng đáng là cái tên bạn không nên bỏ qua khi lựa chọn giống cây trồng sân vườn.
-
Cây tùng la hán
Cây tùng la hán hay còn được gọi là cây vạn niên tùng, là một loại cây thân gỗ lâu năm có tuổi thọ khá cao, lên đến vài trăm năm. Cây có lá xanh mướt quanh năm, lá thuôn dài và mọc đối xứng. Gốc cây tùng la hán khá đẹp, cây càng nhiều năm thì gốc cây càng xù xì và cổ kính hơn.
Cây tùng la hán có thể cao tới 20m là đường kính cây có thể lên đến 30 cm, hoa có màu trắng đơn sắc, hoa đực là hoa hình trụ dài mọc lẻ loi ở đầu cành còn hoa cái có lá bắc và lá nõn dính vào nhau. Quả của cây tùng la hán có nhiều mắt nhọn và lởm chởm, quả có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu nâu khi về già. Cây tùng la hán hiện nay được trồng làm cây cảnh ở khá nhiều nơi trên nước ta tuy nhiên loài cây này xuất hiện và phân bố khá nhiều ở các đảo như như Vườn quốc gia Bái Tử Long, ở đảo Cô Tô lớn, đảo Thanh Lân, đảo Trần thuộc huyện Cô Tô…
Trong phong thủy, cây tùng la hán mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí ở nhiều nơi để mang lại sự may mắn. Cây tùng la hán được cho là mang lại sự phồn vinh, thịnh vượng cho gia chủ vì cây có sức sống bền bỉ, chịu được mọi tác động của thời tiết khắc nghiệt, luôn xanh tốt, tỏa bóng. Điều này còn tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, vượt qua mọi nghịch cảnh, mang lại sự phồn vinh cho cuộc sống. Cây tùng la hán thường làm cây cảnh trong sân vườn của các đình, chùa: Cây tùng la hán được xem là loại cây tâm linh nên thường được trồng ở nhiều đình, chùa của Nhật Bản, việc trồng loài cây này ở nơi đây thể hiện được sự uy nghiêm, vị tha và trang trọng mà nó mang lại.
-
Cây si
Cây Si hay còn được gọi là cây Gừa, cây Cừa. Thuộc họ thực vật Dâu Tằm. Cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Ở nước ta cây mọc hoang ven bờ sông, kênh rạch nhưng hiện nay nó được trồng nhiều làm cây xanh trang trí cảnh quan, hoặc trồng trong chậu tạo dáng bonsai đẹp mắt.
Si là loài thân gỗ lớn, cao. Cây trưởng thành có thể đến 20 – 25m. Phân cành và nhánh nhỏ nhiều, có rễ phụ mọc ra từ thân và cành. Các rễ phụ này phát triển rất dài theo thời gian đâm xuống đất với mục đích hút nước và chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây. Sau khi đâm xuống đất các rễ phụ này càng to, mập, xù xì nhìn như những thân cây nhỏ. Lá Si màu xanh bóng hình bầu dục, phiến lá dày. Quả Si dạng quả sung nhỏ thường ra ở các nách lá đầu cành. Quả non có màu xanh khi chín có màu hồng và lúc chín già chuyển màu tím đen. Cây thường cho quả vào mùa hè.
Cây Si là một trong bốn loài cây trong bộ cây tứ trụ có tuổi thọ cao nhất và được trồng nhiều ở nước ta. Không những là cây xanh có bóng mát tuyệt vời thu hút người chiêm ngưỡng bởi dáng cây đẹp, tán xòe rộng, nhiều rễ phụ mọc từ cành nhánh nhỏ buông rủ xuống đung đưa trong gió tạo nét đẹp nhẹ nhàng, bình dị mà cây Si rất gần gũi và ưa chuộng trồng phổ biến làm cây xanh đô thị, tiểu cảnh sân vườn, cây cảnh bonsai ở nước ta. Trong phong thủy, Si được xếp vào bộ Tứ Linh ” Đa – Sung – Sanh – Si”. Nó được xem là cây mang lại may mắn, cát tường, sinh khí tươi tốt cho ngôi nhà, văn phòng.