Top 12 Món ăn giúp cải thiện mồ hôi trộm ở trẻ em hiệu quả nhất

Njnja Rùa 1592 0 Báo lỗi

Có một lưu ý nhỏ cho các mẹ đó là trẻ nhỏ có hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ mà các mẹ không để ý, không kịp thời lau cho bé, mồ hôi ra quá nhiều và liên tục ... xem thêm...

  1. Top 1

    Cháo trai

    Theo như Đông y thì thịt của con trai trai có vị ngọt, tính hàn, bổ âm thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Đặc biệt thường được dùng cho trẻ hay bị ra mồ hôi trộm nhiều. Hơn nữa, trong thịt trai có rất nhiều khoáng chất như: Kẽm- có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Khi cơ thể bị thiếu kẽm rất dễ bị mắc bệnh, bệnh lâu khỏi, suy nhược rối loạn thần kinh có thể sẽ khiến trẻ chậm lớn.

    Nguyên liệu:

    • Trai: 1kg
    • Gạo thơm ngon: 200g (bạn có thể sử dụng 1 nửa gạo nếp, 1 nửa gạo tẻ)
    • Hành tím khô: 2 củ
    • Hành lá, rau răm, gừng củ.
    • Các loại gia vị: Hạt nêm.

    Cách làm:

    • Sơ chế nguyên liệu: Con trai trai mua về cho vào ngâm với nước vo gạo cùng vài lát gừng hoặc ớt để nhả hết chất dơ, bùn đất bẩn. Việc ngâm trai này cũng giúp cho thịt trai khi chế biến sẽ bớt tanh hơn. Ngâm khoảng 1 tiếng thì vớt ra rửa lại với nước, sau đó cho vào nồi thêm nước ngập xâm xấp cùng chút muối rồi bắc lên bếp luộc chín. Gạo cho vào máy xay qua rồi mang ngâm với nước khoảng 1 giờ, sau đó rửa sạch lại và để ráo.
    • Nấu cháo trai: Cho gạo vào nồi nước luộc trai, bắc lên bếp hầm, vừa hầm vừa khuấy đều tay để gạo không bị vón cục hay cháy khét dưới đáy. Nêm một chút hạt nêm cho vừa miệng. Trai luộc chín lấy thịt bỏ vỏ. Phần thịt trai đem bóp bỏ hết phân ở rìa trai rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó, thái miếng nhỏ vừa ăn. Bắc chảo lên bếp thêm chút dầu vào đun nóng. Khi dầu sôi thêm hành tím phi thơm, cho thịt trai vào xào chung để thịt săn lại và dậy mùi thơm. Nêm nếm thêm chút gia vị cho vừa ăn là được. Trút thịt trai vừa xào xong vào nồi cháo nấu cùng, vừa nấu vừa vớt bọt. Nấu đến khi cháo chín hẳn thì tắt bếp. Cho trẻ ăn cháo trai 2 lần/ngày, ăn liền khoảng 3- 5 ngày để cải thiện tình trạng ra mồ hôi bạn nhé.
      Cháo trai nấu cháo cho bé ăn làm giảm ra mồ hôi nhanh chóng
      Cháo trai nấu cháo cho bé ăn làm giảm ra mồ hôi nhanh chóng
      Cháo trai
      Cháo trai

    • Top 2

      Cháo tôm nếp cẩm

      Nếp cẩm còn được gọi là “bổ huyết mễ”, là một loại gạo có thành phần dinh dưỡng rất cao. So với các loại gạo khác, nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Không chỉ thế, nó còn chứa tới 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Trong gạo nếp cẩm chứa chất xơ, chất chống oxy hóa tương đương với quả việt quất hay quả mâm xôi, đặc biệt là nguồn vitamin E phong phú. Nếu con bạn đã biết ăn, bạn có thể nấu cháo tôm nếp cẩm sẽ giúp trị mồ hôi trộm hiệu quả cho trẻ. Đây là món ăn thanh đạm có tác dụng giải nhiệt giúp trị mồ hôi trộm cho trẻ và thích hợp với những trẻ lần đầu ăn dặm.

      Nguyên liệu:

      • Nếp cẩm: 50g
      • Nấm rơm: 100g
      • Tôm sú: 200g
      • Hành lá, ngò rí, hành tím
      • Nui: 70g
      • Nước dùng: 1l
      • Gia vị: Hạt tiêu, nước mắm, đường, dầu ăn, hạt nêm, bột nếp cẩm còn nguyên cám đã xay sẵn

      Cách làm:

      • Sơ chế nguyên liệu: Nấm rơm rửa sạch, rồi đem ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra rổ cho ráo nước và thái lát mỏng. Tôm sú rửa sạch, bóc bỏ vỏ, bỏ đầu, bỏ đuôi, bỏ chỉ lưng, chỉ giữ lại phần thịt rồi đem băm nhỏ. Hành lá, ngò rí nhặt bỏ rễ, rửa sạch rồi thái khúc ngắn. Hành tím bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.
      • Nấu cháo tôm nếp cẩm: Đầu tiên bạn cho nếp cẩm vào chảo rang sơ khoảng 5 phút, để gạo dậy mùi thơm. Làm như vậy không những cách nấu cháo tôm nếp cẩm thơm, hấp dẫn hơn, mà khi thực hiện nấu cháo gạo sẽ không bị vón cục nhé. Chuẩn bị 1/2 nồi nước lên bếp rồi đun sôi. Sau đó thả nui vào chần sơ qua khoảng 3 phút thì vớt ra bát. Tôm băm nhỏ cho vào bát + 1/2 thìa cà phê hạt nêm + 1/3 thìa cà phê hạt tiêu + 1/2 lượng hành tím băm nhỏ, rồi dùng đũa trộn đều các nguyên liệu lại với nhau và ướp chừng 15 phút cho tôm ngấm gia vị. Cho dầu ăn vào chảo đun nóng già rồi cho nốt số hành tím băm nhỏ còn lại vào phi thơm, rồi cho tôm băm nhỏ + nấm rơm vào xào chung. Vừa xào vừa dùng đũa đảo đều đến khi nào tôm chín thì tắt bếp, cho nấm, tôm trút ra đĩa. Bạn cho 1l nước dùng vào nồi đun lửa to. Bạn đun tới khi nào nước dùng sôi thì cho gạo nếp cẩm vào ninh nhỏ lửa tới khi nào gạo chín, nở mềm thì cho nui + tôm, nấm xào chín vào nấu chung khoảng 5 phút. Cuối cùng, nêm lại gia vị cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp. Bạn cho bé ăn liên tục 3- 5 ngày để cải thiện mồ hôi trộm ở trẻ.
        Một bát cháo nếp cẩm cho bé ăn đầu chiều là tốt nhất
        Một bát cháo nếp cẩm cho bé ăn đầu chiều là tốt nhất
        Cháo tôm nếp cẩm
        Cháo tôm nếp cẩm
      • Top 3

        Cháo hến

        Trong thịt hến có chứa nhiều khoáng chất như: Sắt, đồng, vitamin B12, axit omega 3 và đặc biệt rất ít cholesterol nên thích hợp với những ai thiếu máu và bị vấn đề liên quan đến tim mạch. Trong Đông y thì thịt hến có vị ngọt mặn, tính hàn không độc, có tác dụng thông khí, mát gan và giải nhiệt cơ thể, giúp lợi tiểu và tốt cho sức khỏe. Vào mùa hè, trẻ hay nóng bức, đổ mồ hôi trộm, mẹ có thể cho bé ăn cháo hến để cải thiện được tình trạng này.

        Nguyên liệu:

        • Hến: 1kg
        • Gạo tẻ ngon: 200g
        • Thì là: 2- 3 cây
        • Gạo nếp: 100g
        • Dầu ăn hoặc dầu olive: 1
        • Hành hoa: 1- 2 cây
        • Hành khô: 1 củ

        Cách làm:

        • Sơ chế nguyên liệu làm cháo hến: Hến khi mua về ngâm vào thau nước với chút ớt, muối cho nhả hết bùn đất. Sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước, bắc lên bếp luộc chín, khi luộc cho thêm ít muối. Nhặt từng con hến lấy thịt bóp bỏ phần đen ở mình hến rồi rửa lại bằng nước luộc cho hến không bị tanh. Băm nhỏ thịt hến cho bé ăn không bị lợn cợn trong miệng. Gạo tẻ, gạo nếp trộn lẫn ngâm nước khoảng 10 phút cho mềm và cho vào cối giã nhỏ. Rau thì là rửa sạch, cho vào máy xay hoặc băm nhỏ cho bé ăn được không bị hóc. Cho bé ăn phần lá phần thân cứng bé khó ăn.
        • Nấu cháo hến: Cho gạo vào xoong, đổ nước luộc hến vào, đặt lên bếp ninh khoảng 15 phút với lửa nhỏ cho gạo nhừ. Trong quá trình nấu cháo cứ để cho nồi cháo sôi và không dùng thìa, đũa khuấy đảo. Nếu làm như vậy cháo sẽ khó nhừ và bị cháy. Tiếp theo bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun nóng, cho hành vào phi thơm, đổ hến vào xào cùng với nước mắm rồi múc ra bát. Khi cháo hến chín dùng đũa đánh cho cháo nhừ đều và cho hến vào đun sôi trở lại rồi cho rau thì là vào khuấy đều bắc xuống. Múc cháo ra bát cho bé ăn nóng. Bé ăn liền trong 3 đến 5 ngày để mồ hôi trộm của bé được cải thiện các mẹ nhé.
        Cháo hến giúp giải nhiệt khá tốt.
        Cháo hến giúp giải nhiệt khá tốt.
        Cháo hến
        Cháo hến
      • Top 4

        Cháo cá quả

        Cá quả vừa là thức ăn vừa là thuốc để chữa bệnh. Theo y học cổ truyền thì cá quả có vị ngọt, tính bình, không độc đặc biệt dùng để bổ khí huyết và giải nhiệt. Nếu bé nhà bạn đang trong chế độ ăn dặm thì cháo cá lóc là món ăn rất phù hợp để bạn chế biến dành cho những thiên thần nhỏ nhà mình. Tuy cháo cá lóc rất dễ chế biến nhưng nếu không khéo thì cháo sẽ dễ bị tanh. Do đó, khi trẻ bị đổ nhiều mồ hôi trộm bạn hãy cho trẻ ăn cá quả có thể cải thiện được khá tốt.

        Nguyên liệu:

        • Cá lóc: 1 con khoảng 700- 800gr
        • Gạo: ½ bát
        • Gừng: 1 củ
        • Đậu Hà Lan: 200 gr
        • Gia vị: hành lá, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn.

        Cách làm:

        • Sơ chế nguyên liệu: Cá lóc sau khi mua về thì đánh vẩy, bỏ hết phần nội tạng, dùng chanh để làm sạch nhớt cá, rửa sạch, để ráo. Sau đó lóc lấy thịt, thái miếng vừa ăn rồi ướp với một chút nước mắm + hạt nêm + tiêu. Đậu Hà Lan nhặt, rửa sạch, ngâm trong nước muối từ 10- 15 phút thì vớt ra để ráo. Khi nồi cháo sôi thì cho phần đậu này vào nấu cùng và nêm nếm chút muối.
        • Nấu cháo cá lóc: Bắc nồi lên bếp cho nước và xương cá vào luộc trong 10- 15 phút để lấy nước dùng nấu cháo. Khi nồi cháo sôi thì cho phần đậu này vào nấu cùng và nêm nếm chút muối. Đun cho sôi thì khuấy đều rồi hạ nhỏ lửa để liu riu cho gạo chín nhừ và mềm. Thi thoảng nhớ mở vung để khuấy cháo giúp cháo nở bung và không bị tràn ra ngoài. Tiếp theo bắc chảo lên bếp cho vào một ít dầu ăn cho phần thịt cá cùng với nước mắm, hạt tiêu rồi đảo đều tay cho đến khi thịt cá chín. Cuối cùng bạn múc cháo ra bát, thêm thịt cá lóc và hành lá là bạn hoàn thành món cháo cá lóc thơm ngon, bổ dưỡng. Bạn cho bé ăn ngày một lần lúc đói và ăn liền 3 đến 5 ngày để cải thiện mồ hôi trộm.
          Cháo cá quả giúp cải thiện ra mồ hôi khá tốt
          Cháo cá quả giúp cải thiện ra mồ hôi khá tốt
          Cháo cá quả
          Cháo cá quả
        • Top 5

          Canh lá dâu

          Theo Đông y thì lá dâu không mùi không vị, nhạt, ngọt đắng, tính mát kinh can, bổ phế và có khả năng ổn định huyết áp, nhịp tim, đường huyết đặc biệt làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở những người cao huyết áp và biến chứng ở người tiểu đường. Ngoài ra, lá dâu còn giúp giải nhiệt, tốt cho gan, thận và làm giảm đáng kể chứng mồ hôi trộm.

          Nguyên liệu:

          • Lá dâu non: 300g
          • Thịt lợn nạc: 200g
          • Bột gia vị.

          Cách làm:

          • Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ sau đó cho thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị vào xào chín, bạn cho thêm chút nước vào đun sôi rồi cho lá dâu vào đảo đều, cứ thế đun đến khi chín là xong. Bạn cho bé ăn ngày 1 lần với cơm và ăn trong 5 ngày để đạt hiệu quả.
            Canh lá dâu nấu với thịt băm cho bé dễ ăn.
            Canh lá dâu nấu với thịt băm cho bé dễ ăn.
            Canh lá dâu
            Canh lá dâu
          • Top 6

            Cháo đậu xanh

            Theo Tây y thì đậu xanh có chứa nhiều chất kháng viêm, nhiều vitamin B phức hợp và có các hoạt chất thuộc nhóm flavonoid. Đậu xanh có tác dụng giúp tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ ung thư vú và viêm tuyến tiền liệt đặc biệt ngăn ngừa ung thư dạ dày và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Còn theo như Đông y thì đậu xanh có tác dụng bổ nguyên khí giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc, bớt sưng phù, chữa lở loét, điều hòa ngũ tạng, làm sáng mắt và trị được nhiều bệnh. Kết hợp cháo đậu xanh cùng lá dâu sẽ giúp bé yêu nhà bạn không ra mồ hôi trộm nữa nhé.

            Nguyên liệu:

            • 200gr gạo nếp
            • 50gr gạo tẻ
            • 200gr đậu xanh
            • Thịt nạc băm nhuyễn hay tôm sú, mực…
            • 1 số gia vị nêm nếm cần thiết khác
            • Lá dâu phơi khô.

            Cách làm:

            • Sơ chế nguyên liệu: Cho đậu xanh và gạo nếp, gạo tẻ vào nồi sao vàng sau đó nghiền nát thành bột. Thịt heo, bạn nên chọn thịt tươi ngon, sau đó băm nhuyễn rồi đem ướp với gia vị.
            • Nấu cháo đậu xanh: Cho lá dâu khô vào ấm đun với 250ml nước sau đó chắt lấy nước. Trộn bột gạo, bột đậu xanh vào nước lá dâu khô. Sau khoảng 30 phút là cháo đã hoàn toàn chín hẳn, bạn có thể nêm nếm cho vừa ăn rồi cho phần thịt vào cùng. Bạn cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc bé đói và cho bé ăn liên tục trong 7 ngày sẽ giúp hạn chế đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
              Đậu xanh có nhiều vitamin rất tốt cho bé khi bị ra mồ hôi trộm nhiều.
              Đậu xanh có nhiều vitamin rất tốt cho bé khi bị ra mồ hôi trộm nhiều.
              Cháo đậu xanh
              Cháo đậu xanh
            • Top 7

              Canh rau ngót​

              Theo Đông y thì rau ngót có tính mát và có vị ngọt. Đặc biệt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Món canh có nhiều tác dụng chữa bệnh như trị cảm sốt, hỗ trợ điều trị đái đường, trị táo bón, chảy máu cam, trị mồ hôi trộm, đái dầm, trị táo bón, chữa tưa lưỡi.

              Nguyên liệu:

              • 1 bó rau ngót
              • 150 gam thịt nạc thăn heo băm
              • 1 thìa cà phê hạt nêm
              • 1 thìa cà phê bột canh
              • 1/2 muỗng nước mắm
              • 1/2 thìa cà phê bột ngọt
              • 1 củ hành tím.

              Cách làm:

              • Sơ chế nguyên liệu: Đầu tiên là công đoạn làm sạch rau ngót. Để có món canh rau ngót ngon thì các bạn cần phải tuốt bỏ hết cọng của rau ngót, nhặt bỏ đi những lá vàng, úa, dập nát. Sau đó, các bạn hãy rửa sạch rau ngót với nước sạch. Tiếp theo, các bạn hãy lấy thịt heo băm rửa sạch (các bạn không rửa quá kĩ để tránh mất chất dinh dưỡng trong thịt). Sau khi đã rửa sạch thịt heo băm, các bạn cho thịt heo băm vào một cái bát lớn rồi cho 1 thìa cà phê bột nêm và một chút hành lá đã thái nhỏ vào. Tiếp đó, các bạn hãy ướp thịt heo băm trong khoảng 15 phút cho thịt băm thấm gia vị.
              • Nấu rau ngót thịt heo: Cho vào nồi 2 thìa dầu ăn thực vật vào phi thơm hành tím băm. Tiếp đến, các bạn đổ thịt heo băm vào nồi hành phi và đảo qua đến khi thịt băm phi hành có mùi thơm. Sau đó, các bạn hãy thêm nước vào nồi và nêm thêm 1 thìa cà phê bột canh. Khi nước trong nồi đã sôi, các bạn hãy cho rau ngót vào đun sôi trong vòng 2 phút để rau vừa chín mềm thì tắt bếp. Sau đó, các bạn nêm thêm 1/2 thìa nước mắm cho thơm và 1/2 thìa cà phê bột ngọt vào cho vừa ăn. Cuối cùng, các bạn trút canh ra bát là xong món canh rồi. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích trẻ ăn uống. Canh rau ngót không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn.
                Hãy nấu canh rau ngót với tôm hoặc một chút thịt nạc băm cho bé ăn mỗi ngày.
                Hãy nấu canh rau ngót với tôm hoặc một chút thịt nạc băm cho bé ăn mỗi ngày.
                Canh rau ngót​
                Canh rau ngót​
              • Top 8

                Nước đậu đen

                Theo Đông y thì đậu đen là loại có tính bình, ngọt và có tác dụng lợi tiểu, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt và làm sáng mắt. Đặc biệt theo người xưa thì uống nước đậu đen nhiều để thanh nhiệt, giải độc và bổ thận. Bên cạnh đó, y học hiện nay cũng đã chứng minh rằng trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng cùng với các hàm lượng axit amin cần thiết cho cơ thể. Đậu đen có rất nhiều công dụng như giúp thanh lọc cơ thể, chữa suy nhược, chữa nhức xương, chữa tiểu dắt, táo bón, mồ hôi trộm, chữa đau đầu, mất ngủ.

                Nguyên liệu:

                • Đậu đen, long nhãn, quả táo tàu.

                Cách làm:

                • Bạn cho 50g đậu đen vào nồi rang chín rồi thêm 300ml mước ninh nhừ với 15g long nhãn, 5 quả táo tàu. Sau đó đun nhỏ lửa đến khi còn hơn 1 bát nước thì đổ nước ra bát uống. Bạn cho bé uống 4 lần/ ngày, uống liên tục 3 ngày sẽ cải thiện được tình trạng ra mồ hôi trộm.
                Đậu đen đun lên gạn lấy nước cho bé uống.
                Đậu đen đun lên gạn lấy nước cho bé uống.
                Nước đậu đen
                Nước đậu đen
              • Top 9

                Canh lươn

                Trong thịt lươn có nhiều thành phần dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, chất béo tổng cộng và calo. Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, B1, B6, sắt, natri, kali, canxi rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y thì thịt lươn có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ khí huyết, trừ được phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, mồ hôi trộm, chảy máu cam, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp, trĩ nội.

                Nguyên liệu:

                • Lươn: 1 con to (đã rửa sạch bằng nước chanh và cắt khúc).
                • 1 miếng thơm, 2 trái cà chua, ngò gai, đậu bắp và giá đỗ.
                • Hành khô và tỏi băm nhuyễn.
                • 1 chén nước me.
                • Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường.

                Cách làm:

                • Sơ chế nguyên liệu: Dùng nước nóng rửa lươn cho hết nhớt sau đó mổ bụng bỏ nội tạng, thái nhỏ. Trái thơm các bạn cắt từng miếng nhỏ vừa ăn, cà chua bổ làm 4 phần, hành ngò gai thái nhỏ.
                • Nấu canh lươn: Đun một ít nước sôi sau đó cho lươn vào trụng sơ để cho thịt lươn được săn hơn rồi vớt ra để ráo nước. Đặt chảo lên bếp cho nhiều dầu ăn và chiên lươn với lửa nhỏ cho thịt thơm vàng và săn lại là được. Bắc nồi lên bếp cho dầu ăn vào phi thơm hành tỏi băm, sau đó lần lượt cho cà chua, thơm vào xào sơ. Nêm 2 muỗng café muối ăn, 1 muỗng café bột ngọt, 1 muỗng ăn hạt nêm, 2 muỗng ăn đường đảo đi đảo lại vài lần. Sau đó các bạn sẽ đổ nước và đậy nắp đun đến khi sôi. Tiếp đó bạn sẽ cho lươn, bạc hà, đậu bắp vào đun với lửa nhỏ. Cuối cùng cho giá và rau thơm vào, nhớ nêm nếm xem gia vị vừa miệng chưa nhé. Bạn cho bé ăn ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục trong 3 ngày để chữa mồ hôi trộm do âm hư.
                Canh lươn nấu chín.
                Canh lươn nấu chín.
                Canh lươn
                Canh lươn
              • Top 10

                Canh trai lá hẹ

                Theo Đông y thì thịt trai có vị ngọt, tính hàn bổ âm và thanh nhiệt giải độc. Thường dùng cho trẻ đổ mồ hôi trộm và chậm lớn. Bên cạnh đó, cây hẹ có chứa các hợp chất sunfua, saponin, hoạt chất odorin, giàu vitamin và các tác dụng kháng khuẩn tốt. Cây hẹ được coi là vị cứu tinh trị cảm và sốt cao, đặc biệt lá hẹ trị hen suyễn, trị đau họng trị táo bón, trị đái dầm, tiểu đêm, trị chứng ra mồ hôi trộm, chữa chảy máu cam.

                Nguyên liệu:

                • Trai đồng: 1kg
                • Lá hẹ: một nắm.
                • Vài cọng hành hoa
                • 1 mớ rau răm
                • Cà chua
                • 1 củ hành tím
                • Gia vị: muối, mì chính, nước mắm.

                Cách làm:

                • Sơ chế nguyên liệu: Trai rửa sạch đem hấp cách thủy, chắt lấy nước trong của con trai tiết ra. Sau đó ruột trai đem làm sạch thái nhỏ rồi ướp gia vị và xào chín. Lá hẹ rửa sạch thái vừa miếng. Rau răm nhặt rửa sạch. Cà chua thái miếng cau, hành lá rau răm thái nhỏ.
                • Nấu canh trai lá hẹ: Phi thơm hành tím và phần trắng của hành hoa. Cho trai vào xào săn, xúc ra để riêng. Đun sôi nước trai đã lọc và cho trai đã xào vào, thả cà chua, lá hẹ, nêm mắm, muối, mì chính. Sau khi tắt bếp bạn rắc hành, răm vào rồi múc ra bát, ăn nóng hay nguội đều ngon cả. Bạn cho bé ăn ngày 1 lần và ăn liền 5 ngày để đạt hiệu quả.
                Canh trai nấu với lá hẹ rất tốt cho bé.
                Canh trai nấu với lá hẹ rất tốt cho bé.
                Lá hẹ
                Lá hẹ
              • Top 11

                Cháo cá chạch

                Cá Chạch chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng rất cần thiết không chỉ cho đàn ông phái mạnh, người lớn tuổi mà còn đối với cá trẻ em cũng vô cùng bổ ích. Trẻ em là những em bé con nhỏ, còn đang trong độ tuổi phát triển và hoàn thiện cơ thể. Đặc biệt đối với việc phát triển xương cần bổ sung canxi rất nhiều. Trong khi đó, cá chạch lại mang nhiều canxi với lượng canxi gấp 6 lần so với cá chép và nhiều gấp 10 lần so với mực. Vì vậy, việc cho trẻ hay những em bé ăn cá chạch là rất cần thiết. Đây cũng là món ăn giúp bé bớt đổ mồ hôi trộm bạn nhé.


                Nguyên liệu:

                • 1kg cá chạch sống
                • 1 bát gạo trắng
                • Hàng khô, hành lá, nước mắm, gừng

                Cách làm:

                • Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch sơ chế cá chạch thật tốt để cá không còn vị tanh. Sau khi bỏ đầu và ruột cá, bạn dùng muối hột chà xát vào phần da cá cho bớt phần nhớt. Hoặc bạn cũng có thể trụng sơ cá qua nước sôi để loại bỏ phần nhớt. Gạo bạn đem ngâm qua nước lã khi nấu sẽ nhanh nhừ.
                • Nấu cháo chạch: Cá chạch làm sạch, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị, rồi xào lên. Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt, rồi cho gạo quấy đều, đun lửa nhỏ. Cháo chín cho thịt chạch, nêm gia vị, đun sôi và tắt bếp. Bạn cho bé ăn lúc đói, 1 lần/ ngày, ăn liền 3 ngày.
                Cháo cá chạch
                Cháo cá chạch
                Cháo cá chạch
                Cháo cá chạch
              • Top 12

                Cháo mộc nhĩ và thịt băm

                Theo Đông y, mộc nhĩ có vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Do đó mộc nhĩ được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó phải kể đến công dụng hữu hiệu trong việc cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Sử dụng mộc nhĩ chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, các mẹ có thể chế biến thành món cháo mộc nhĩ và thịt băm, giúp trẻ dễ ăn và làm phong phú thực đơn bữa ăn hàng ngày của trẻ.


                Nguyên liệu:

                • 30g thịt bằm
                • 1 nắm gạo nếp
                • 1 nắm gạo tẻ
                • 2 tai mộc nhĩ (ngâm nước nở và băm nhỏ)
                • 6 trái táo đỏ và ít dầu oliu.

                Cách làm:

                • Sơ chế nguyên liệu: Mộc nhĩ ngâm nước cho nở ra rồi rửa sạch, băm nhỏ. Thịt băm nhỏ đem ướp 10 phút cùng gia vị.
                • Nấu cháo mộc nhĩ thịt băm: Xào thịt băm với mộc nhĩ. Sau đó bắc nồi cháo. Đợi cháo chín, cho thịt băm với mộc nhĩ và táo đỏ vào nấu cùng đến khi cháo nhừ là được. Bạn cho bé ăn lúc đói, ăn 1 lần/ ngày và bé ăn liên tiếp 3 ngày sẽ có hiệu quả nhé.
                Cháo mộc nhĩ thịt băm thơm ngon.
                Cháo mộc nhĩ thịt băm thơm ngon.
                Mộc nhĩ
                Mộc nhĩ




              Công Ty cổ Phần Toplist
              Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
              Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
              Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
              Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
              Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy