Top 8 Món ăn vặt hấp dẫn ở tỉnh Gia Lai

Hạ Lan Quân 11313 1 Báo lỗi

Gia Lai không chỉ nổi tiếng với các món đặc sản như phở khô, bò một nắng, muối kiến vàng, cafe... mà còn hấp dẫn các bạn trẻ bởi những món ăn vặt đầy thú vị ... xem thêm...

  1. Top 1

    Xôi chiên

    Ai đã ăn thử xôi chiên hẳn không thể quên vị giòn và dẻo ngon của nếp cùng nhân thịt đậm đà bên trong. Và nếu ai đã một lần ghé qua Gia Lai, được nhâm nhi miếng xôi chiên vàng, giòn rụm thì chắc chắn sẽ chẳng thể nào quên được hương vị ấy. Bởi thế nên không phải ngẫu nhiên mà xôi chiên lại được nằm trong danh sách món ăn vặt hấp dẫn nhất tại Gia Lai. Xôi chiên ngon phải đạt đến độ giòn xốp của lớp vỏ ngoài, độ dẻo của lớp nếp bên trong, đồng thời thơm bùi nhân thịt ở giữa, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên vị ngon đậm đà khó cưỡng lại được. Nếu chưa có dịp thưởng thức bạn có thể làm theo công thức sau nha.


    Các bước làm xôi chiên Gia Lai:

    • Bước 1: Nếp vo sạch rồi đem ngâm qua đêm hoặc tối thiểu là 8 tiếng cho nở mềm....
    • Bước 2: Sau khi xôi chín, dàn xôi ra một cái mâm đã thoa một ít dầu ăn và cắt thành từng miếng vừa ăn.
    • Bước 3: Chiên xôi ở lửa vừa tới khi vàng đều rồi cho ra giấy thấm dầu hút bớt dầu thừa.
    • Bước 4: Lấy 1 cái tô lớn trộn 300 g thịt bằm với 1/2 củ sắn, 1/4 củ cà rốt, 1/2 chén nấm mèo, 1 củ hành tím đã băm nhỏ cùng với 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm , trộn cho thật đều rồi để yên tầm 15 phút cho thấm gia vị.
    • Bước 5: Phi thơm 1 ít hành tím băm rồi xào chín nhân.
    • Bước 6: Cuối cùng bạn cắt đôi miêng xôi vừa chiên, múc nhân cho vào là có thể thưởng thức rồi. Xôi chiên có thể ăn cùng tương ớt và chà bông rất ngon.
    Xôi chiên
    Xôi chiên
    Xôi chiên - món ăn vặt hấp dẫn nhất Gia Lai
    Xôi chiên - món ăn vặt hấp dẫn nhất Gia Lai

  2. Top 2

    Bánh xèo

    Bánh xèo là món ăn được cả 3 miền Nam, Trung, Bắc ưa chuộng và được làm theo những nguyên liệu đặc trưng và cách thưởng thức khác nhau theo văn hóa từng vùng. Điểm đặc biệt khiến bánh xèo được nhiều người mê mẩn đó chính là ăn kèm với nhiều loại rau. Ở miền Trung hay miền Nam người ta thường cuốn bánh xèo với lá cải xanh, xà lách chấm nước mắm pha chua ngọt gia giảm theo khẩu vị của từng vùng. Còn với bánh xèo miền tây được đổ bằng chảo lớn và ăn kèm với nhiều loại rau đặc trưng của vùng. Nếu có dịp ghé qua Gia Lai bạn hãy nhớ thưởng thức món bánh xèo nơi đây để xem hương vị khác với bánh xèo Hà Nội như thế nào bạn nhé. Toplist xin gợi ý cách làm bánh xèo cho các bạn ngay sau đây.


    Các bước làm bánh xèo Gia Lai:

    • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
      • Thịt băm nhỏ, tôm cắt râu, hành tây thái, giá đỗ rửa sạch, cà rốt thái nhỏ. Đỗ xanh ngâm nước, đồ chín.
    • Bước 2: Chuẩn bị bột làm vỏ bánh xèo
      • Trộn bột bánh xèo pha chế sẵn với một thìa nhỏ muối, một chén bia và nước khuấy đều để có hỗn hợp lỏng không bị vón cục.
      • Cho hành lá đã cắt nhỏ và đỗ xanh đồ chín khuấy đều để bột nghỉ khoảng 20 phút. Lưu ý không pha bột đặc khiến vỏ bánh dày không được giòn và khó chín.
    • Bước 3: Chuẩn bị nhân bánh xèo
      • Ướp tôm thịt với tiêu, muối và hành khô băm nhuyễn sao cho vừa ăn trong 10 phút rồi cho lên bếp xào qua với dầu ăn. Xào đến khi thịt và tôm chín cho ra đĩa để riêng.
    • Bước 4: Rán bánh xèo
      • Bắc chảo chống dính lên bếp kèm 1 chút dầu ăn đun sôi, bạn khuấy đều bột rồi cho 1 thìa bột vào giữa chảo láng thật mỏng đậy vung trong 1 phút. Sau đó cho hỗn hợp nhân tôm thịt đỗ giá lên rồi gấp đôi bánh chờ bánh chín giòn và đều 2 mặt. Cứ thế làm đến khi hết bột và nhân bánh.
    • Bước 5: Làm nước chấm bánh xèo
      • Cho 5 thìa nước lọc pha cùng 2 thìa đường, 2 thìa nước mắm, 1 thìa nước cốt chanh rồi thêm tỏi ớt băm nhỏ hòa đều, nêm nếm sao cho vừa ăn.
    Bánh xèo Gia Lai
    Bánh xèo Gia Lai
    Bánh Xèo Gia Lai
    Bánh Xèo Gia Lai
  3. Top 3

    Chè thập cẩm

    Đến với phố núi Gia Lai mà bạn không thưởng thức qua món chè thì đúng là một sự nuối tiếc lớn. Quán nhỏ xinh nhưng lúc nào cũng đông khách. Các món chè ở đây đa dạng, có tất tần tật các loại chè, từ chè nóng cho tới chè đá, các loại cocktail, khách có thể chọn theo ý muốn. Tuy nhiên nổi tiếng nhất Gia Lai vẫn là món chè thập cẩm. Chè thập cẩm là thức ăn vặt quen thuộc với cả già trẻ, lớn nhỏ của ba miền đất nước. Món chè thập cẩm này có thể ăn quanh năm và đặc biệt được yêu thích vào những ngày hè nóng bức. Bởi sự kết hợp của nhiều nguyên liệu mà hương vị của món chè trở nên phong phú hơn, không bị ngấy mà lại ngọt ngon, thanh mát, thêm chút đá lạnh thì phải gọi là mát gan mát ruột, tỉnh táo cả người.


    Các bước làm chè thập cẩm Gia Lai:

    • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
      • Đậu đỏ: Đãi bỏ hạt lép, sâu mọt. Ngâm nước lạnh cho đậu ngậm nước, mềm.
      • Bắp: Tách lấy hạt, rửa nhặt sạch râu và "vảy" rồi để ráo nước.
      • Cốm: Ngâm nước cỡ 10 phút cho nở rồi vớt ra rổ, để ráo nước.
      • Bột báng: Rửa sạch, ngâm nước khoảng 10 phút, vớt ra rổ, để ráo nước.
    • Bước 2: Nấu chè
      • Chuối: Bóc bỏ vỏ, cắt miếng cỡ 1 cm. Chọn chuối vừa mới chín để không bị nát mỗi khi nấu chè.
      • Bột mì + bột năng: Trộn đều bột mì và 1/2 lượng bột năng đã chuẩn bị. Chế nước vào nhào kĩ cho nhuyễn rồi vo tròn thành viên nhỏ như viên bi.
      • Đậu đỏ: Ninh nhừ, nêm vào 1 thìa cafe đường, để nước sôi lại thì tắt bếp, để riêng.
      • Bắp ngọt: Cho bắp ngọt vào nồi nước đun sôi. Hòa sẵn 25g bột năng còn lại với ít nước. Bắp chín thì đổ bột năng và thêm 2 thìa cafe đường vào khuấy đều. Tiếp tục nấu cho tới khi chè bắp sánh lại, trở nên trong thì cho 50 ml nước cốt dừa vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp.
      • Cốm: Bạn nấu chè cốm tương tự như cách nấu chè bắp ngọt.
      • Chuối: Chuối đun sôi với lượng nước vừa phải. Cho bột năng, bột báng vào đun sôi, thỉnh thoảng khuấy nhẹ để bột báng không dính vào nồi mà chuối không bị nát. Tiếp đến cho nước cốt dừa và 2 thìa cafe đường vào đun sôi trở lại thì tắt bếp.
      • Bột mì: Luộc chín rồi ngâm trong nước lạnh rồi mới vớt ra, để ráo.
      • Làm thạch rau câu: Hòa bột rau câu + đường + 300 ml nước khuấy đều. Đun sôi rồi đổ ra tô đợi nguội. Nếu có khuôn thì cho vào khuôn để thạch có hình thù đẹp mắt. Bạn cũng có thể dùng nước cốt lá dứa, nước cốt củ dền... để tạo màu cho thạch. Thạch nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh, lúc gần ăn thì dùng dao cắt miếng vừa ăn.
      • Thêm vào đó nước cốt dừa, dừa nạo sợi và chút đá bào, trộn đều lên là có thể ăn được.
    Chè thập cẩm
    Chè thập cẩm
    Chè thập cẩm
    Chè thập cẩm
  4. Top 4

    Cơm cháy chà bông

    Cơm cháy chà bông được bán nhiều ở các quán vỉa hè đường Hùng Vương, TP Gia Lai. Quán chỉ bán vào buổi chiều tối, đây là địa chỉ ăn vặt thú vị được yêu thích của rất nhiều bạn trẻ phố núi. Khi ăn cơm cháy các bạn có thể uống cùng với rượu nếp, rượu uống ngọt, nhẹ, không cay, không say (nếu uống vừa phải), uống khá ngon, ngoài ra còn có chân gà nướng ăn cũng rất ngon.


    Các bước làm cơm cháy chà bông Gia Lai:

    • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
      • Ruốc bông mua hoặc tự làm tùy ý thích.
      • Rửa qua nếp và ngâm nếp, cho ít muối, đổ nước lạnh vào ngâm từ 3 đến 4 tiếng.
      • Nếp ngâm xong rồi đồ xôi trong vòng 20 đến 25p đến khi hạt nếp chuyển màu trong và không đục nữa là được.
    • Bước 2: Tiến hành
      • Lấy từng ít xôi nén dẹp đều khuôn. Không nén chặt và nhớ lấy từng ít xôi bỏ vào nén chứ không làm 1 cục to nén 1 lần. Nén nhẹ nhàng và độ dày tầm 0.8cm.
      • Lấy khay và bỏ từng miếng xôi sau khi tạo hình vào rồi phơi chỗ thoáng, mát có ánh nắng chứ không phơi trực tiếp ngoài ánh nắng (vì xôi sẽ rất khô khi chiên lên sẽ cứng) tầm 5h đến khi hạt xôi khô cứng và trong veo. Nếu muốn nhanh thì sấy lò trong vòng 2.5 đến 3h đồng hồ (lò để 100 độ C, cửa lò cho hé mở và chỗ cửa kê bằng 1 thìa gỗ bẹp).
      • Lấy chảo làm nóng dầu thêm ít dầu ăn phi thơm hành, ớt tươi và đổ nước sốt vào đun sôi. Đổ ra để nguội.
      • Lấy nồi nhỏ vừa đủ bỏ 1 miếng xôi thôi các bạn nhé, làm nóng nồi đổ dầu ăn tầm 1/2 nồi đun nóng lên. Thử dầu đạt chưa bằng cách lấy 1 hạt nếp sấy khô rồi thả vào. Nó nổi lên liền là đạt.
      • Lấy muôi thủng bỏ miếng xôi vào thả vào nồi dầu. Đợi 1 chút thấy miếng xôi nở ra và bắt đầu nổi lên ta lấy vợt thủng nhấn - thả miếng xôi xuống 3 đến 4 lần khi mà hạt xôi đã nở hết đưa ra để ráo dầu.
      • Lấy miếng xôi quét sốt và hành lá thêm lên trên ruốc bông.
      • Bật lò 100độ C để sấy bánh trong vòng 10p.
    Cơm cháy chà bông
    Cơm cháy chà bông
    Cơm cháy chà bông
    Cơm cháy chà bông
  5. Top 5

    Bánh bèo, bánh bột lọc

    Nhắc đến thói quen ăn xế chiều của người dân phố núi là nhắc đến những món ăn đường phố hoặc những món ăn ở quán có tên tuổi trên các con phố ở Pleiku như: Bánh canh – Nguyễn Đình Chiểu, Bánh bột lọc, bánh nâm đường Mạc Đĩnh Chi và nút giao giữa đường Lý Thái Tổ với Phan Đình Phùng. Miến Gà đường Trần Cao Vân và những quán Bún Cua, Bún riêu giò trong khu chợ nhỏ đường Phan Đình Gió, bánh tráng trộn, gỏi đu đủ. Nhưng đặc biệt hơn cả đó chính là bánh bèo, bánh bột lọc Gia Lai


    Các bước làm bánh bèo Gia Lai:

    • Bước 1: Trộn bột
      • Trộn đều 125gr bột gạo, 25gr bột năng. Cho từ từ 250ml nước lạnh vào phần bột, trộn đều và cho thêm 350ml nước sôi vào và tiếp tục trộn đều cho đến khi bột tan hết.
    • Bước 2: Đổ bánh
      • Thoa một lớp dầu ăn vào trong chén và đổ bột vào khoảng 2/3 chén. Sau đó cho vào xửng, hấp trong vòng 8–10 phút, khi thấy bột đổi màu trắng đục và cứng lại là được.
    • Bước 3: Làm nhân bánh
      • Dùng máy xay hoặc giã nhuyễn tôm đất và tôm khô.
      • Làm nóng chảo với một ít dầu ăn, phi thơm tỏi và cho 2 phần tôm vào, xào nhanh tay trên lửa nhỏ cho đến khi tôm ráo nước là được.
      • Cho dầu ăn vào chảo khác, cho hành lá xắt nhỏ vào, đảo nhẹ trong 3 phút rồi tắt bếp.
    • Bước 4: Xắt nhỏ bánh mì và chiên giòn
    • Bước 5: Làm nước chấm
      • Dùng chày giã hơi nát vỏ tôm, cho vào nồi nhỏ và nấu sôi với 1 củ hành tím đã xắt lát. Sau đó, lọc lại, chỉ giữ lại phần nước và đun sôi với nước mắm, đường tùy theo khẩu vị của bạn.
    • Bước 6: Hoàn thành và thưởng thức món bánh bèo
      • Dọn chén bánh bèo ra, thêm lên 1 muỗng tôm, 1 ít hành là và 1 ít bánh mì chiên giòn. Dùng chung với nước mắm ớt xanh.
    Bánh bèo
    Bánh bèo
    Bánh bột lọc
    Bánh bột lọc
  6. Top 6

    Món lụi nướng

    Có khi nào bạn tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của Gia Lai? Miền đất đỏ badan mà có lẽ mọi người sẽ nhớ ngay đến mắm chua Gia lai, cơm lam Tây Nguyên, măng chua rừng, lẩu cá rừng, cá lăng nướng than… Ít ai để ý rằng, Gia Lai còn có một món ăn nhìn qua tương tự như món thịt xiên nướng của Miền Bắc đó là món nướng lụi.


    Lụi nướng là một món ăn vặt cực kỳ quen thuộc với các bạn trẻ ở Gia Lai. Lụi nướng thường có 2 loại: lụi bánh tráng và lụi thịt nướng. Lụi bánh tráng thì được làm từ thịt xay, bún khô sau đó được cuốn vào lớp bánh tráng mỏng rồi nướng lên, rất giòn, thơm và thường được ăn kèm với tương me chua ngọt. Còn lụi thịt nướng thì được làm từ thịt heo hoặc thịt bò, được dùng kèm với tương đậu hay tương me.


    Các bước làm món lụi thịt nướng Gia Lai:

    • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
      • Thịt lợn mua về rửa sạch, lột lấy phần nạc đem xay nhỏ.
      • Mộc nhĩ ngâm trong nước ấm 15p rồi rửa sạch, sau đó xay nhỏ rồi đem trộn với thịt lợn. Nêm một chút mắm và bột nêm.
      • Dùng một miếng bánh tráng mỏng cho vào một ít thịt xay đã chế biến, gọi lại thành hình chữ nhật, gần bằng ngón tay út người lớn là đủ.
    • Bước 2: Nướng lụi
      • Dùng que xiên 4-5 miếng vào, cho lên bếp than hồng nướng đến khi lớp bánh tráng bên ngoài vàng giòn thì được. (chú ý lật đều để bánh không bị cháy xém)
    • Bước 3: Pha nước chấm
      • Me chọn quả chín, cho vào nước sôi, quấy đều, bỏ hạt và xơ, trộn thêm một chút đường. Sả, tỏi, ớt, gừng băm nhỏ trộn vào nước me đã có đường. Cho thêm một chút bột ngọt và nước mắm vào, tạo nên một hỗn hợp sệt sệt có đủ: chua, cay, mặn, ngọt là được.
    Lụi thịt nướng
    Lụi thịt nướng
    Lụi thịt nướng
    Lụi thịt nướng
  7. Top 7

    Cơm Lam

    Cơm Lam một món ăn khá quen thuộc ở các vùng miền núi, và đặc biệt đây là một món đặc sản không thể thiếu của người dân tỉnh Gia Lai. Cơm lam rất ngon và vô cùng dễ chế biến không cần quá cầu kì nhưng nó đòi hỏi độ tỉ mỉ và chăm chút cho món ăn. Nói về nguyên liệu không thể thiếu trong món ăn này chính là gạo, lá chuối, gừng, nước dừa và muối. Gạo để nấu cơm là loại gạo nương tuyển, óng, hạt to và rất thơm. Khi nấu người ta sẽ cho gạo đã được ngâm sẵn vào trong những ống tre hoặc nứa đã làm sạch vỏ. Một đầu ống nứa được vít chặt bằng chính khấc của thân nứa, một đầu sao khi đổ thêm nước vào người ta sẽ dùng lá chuối hoặc lá dong để nút và nướng trên bếp lửa cho tới khi chín. Khi nướng phải chú ý và đều tay để cơm không bị sống hoặc nhão. Cơm lam có mùi thơm ngon khó tả, khi ăn bạn chỉ cần tách đôi thanh nứa, lấy cơm ra chấm cùng muối vừng, muối lạc giang hoặc ăn kèm một miếng thì ngon hết xẩy.


    Các bước làm cơm lam ngon nhất:

    • Bước 1: Rửa sạch gạo nếp, ngâm khoảng 4-6 tiếng đồng hồ. Vo gạo lại lần nữa, để ráo nước. Cho gừng vào cối, giã nhuyễn.
    • Bước 2: Rửa sạch lá chuối, cắt vuông hoặc cắt nhỏ tùy thích. Cuộn lá chuối lại và bịt kín một đầu các ống tre lại.
    • Bước 3: Trộn đều gạo nếp với 1/2 muỗng cà phê muối, gừng giã nhỏ. Dùng tay để trộn để muối, gừng được hòa đều với gạo. Như vậy khi hoàn thành, cơm lam sẽ đều vị, không bị chỗ mặn, chỗ nhạt. Cho gạo nếp vào ống tre (không đổ đầy). Đổ nước dừa vào ngập gạo là được. Cuộn tiếp một cái lá chuối nữa, bịt đầu còn lại của ống tre đựng cơm lam.
    • Bước 4: Đốt cháy rơm hoặc cho lên bếp than. Đặt các ống cơm lam vào, nướng chín. Trong quá trình nướng, chú ý xoay tròn các ống cơm lam thường xuyên để cơm lam chín đều và ống tre không bị cháy một mặt.
    • Bước 5: Khi cơm lam chín thì lấy ra để nguội. Dùng dao bổ ống tre, nứa, bóc bỏ lớp ống tre bên ngoài và tha hồ thưởng thức món cơm lam nóng hổi nhé! Ăn cơm lam vào những ngày mưa hay tiết trời se lạnh thì còn gì bằng.
    Cơm Lam
    Cơm Lam
    Cơm Lam
    Cơm Lam
  8. Top 8

    Chuối nướng cốt dừa

    Đã đến Gia Lai làm khách thì bạn không thể nào không thử một món ăn vặt đường phố vô cùng truyền thống và đậm cái chất con người vùng núi, đó chính là món chuối bọc nếp nướng với vị béo cốt dừa, quyện cùng vị ngọt thơm của chuối chín. Đây là một món ăn vô cùng dân dã, với hương vị thơm ngon đặc trưng ngọt nhè nhẹ của chuối ẩn sâu bên trong vị beo béo của nước cốt dừa, mùi chuối nướng thơm phảng phất xen lẫn trong mùi nước cốt dừa thơm ngào ngạt. Ngoài ra, món chuối nướng còn được bọc lớp gạo nếp bên ngoài nên khi nướng và thưởng thức thì lại càng thơm ngon.


    Các bước làm chuối nướng cốt dừa:

    • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
      • Vo sạch gạo nếp cho hết bụi bẩn rồi ngâm trong nước mới ít nhất 4 tiếng cho gạo nở mềm. Trong lúc chờ thì lấy phần dừa nạo xay nhuyễn rồi lọc lấy khoảng 400 ml nước cốt và 250 ml nước dảo. Chuối thì lột vỏ. Nếu bạn muốn vị chuối ngọt đậm đà thì có thể cho vào chút muối đảo đều.
    • Bước 2: Làm chuối nướng
      • Gạo nếp sau khi nở mềm thì bạn chắt nước ra và cho vào một muỗng cà phê nhỏ đường, muối và 300 ml nước cốt dừa, đảo đều tay cho gạo thấm đều các nguyên liệu rồi đem đi hấp với lá dứa đã rửa sạch khoảng 20 phút.
      • Chia phần nếp thành các phần bằng nhau tương đương với số quả chuối. Khi gói nếp cho nếp vào chính giữa một miếng nilon rồi gấp 2 cạnh bên lại và dùng lòng bàn tay ấn mạnh xuống cho nếp dẹp ra, gói lá và đem đi nướng.
    • Bước 3: Làm nước cốt dừa
      • Bạn cho 250 ml nước dửa dảo cùng với đường và muối. Khuấy khoảng 2 muỗng bột năng với 3 muỗng nước cho tan đều rồi rót từ từ vào nồi nước cốt dừa đang nấu. Khi chuối chín thì bỏ ra đĩa, rưới cốt dừa lên và thưởng thức.
    chuối nướng cốt dừa
    chuối nướng cốt dừa
    chuối nướng cốt dừa
    chuối nướng cốt dừa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy