Top 8 Cách viết CV xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng tiếng Việt

Anh Trang 646 0 Báo lỗi

Curriculum Vitae (CV) là một bản mô tả ngắn gọn tất cả các thông tin cá nhân cùng những điểm nổi bật của một cá nhân bao gồm ưu nhược điểm, tính cách, kinh ... xem thêm...

  1. Top 1

    Thông tin cá nhân

    Thông tin cá nhân trong CV xin việc là những thông tin mà nhà tuyển dụng nhìn thấy trước tiên khi đọc CV của bạn, bao gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ, email, số điện thoại, Facebook,... Qua đó, họ biết được ứng viên là ai, bao nhiêu tuổi, nhà ở đâu… Nhà tuyển dụng sẽ phân biệt bạn với các ứng viên khác thông qua thông tin cá nhân của bạn. Những thông tin cá nhân trong CV cũng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ lại với bạn và thông báo kết quả phỏng vấn.


    Qua các thông tin cá nhân trong CV xin việc, nhà tuyển dụng biết rõ hơn về bản thân ứng viên và dễ dàng phân loại ứng viên trong quá trình “sàng lọc” CV. Nhà tuyển dụng cũng sẽ xem tính nghiêm túc và chuyên nghiệp của bạn thông qua phần này, quyết định có xem tiếp CV của bạn hay không. Trong trường hợp nếu bạn xin việc những ngành thiết kế, viết content,... có những bài blog hay trên trang cá nhân hoặc những sản phẩm thiết kế đẹp trên website, bạn có thể đưa link Facebook, Youtube, website,... vào mục “thông tin cá nhân”. Nhà tuyển dụng sẽ biết được khả năng và những kỹ năng sở trường của bạn.

    Thông tin cá nhân
    Thông tin cá nhân
    Thông tin cá nhân
    Thông tin cá nhân

  2. Top 2

    Trình độ học vấn

    Mỗi nhà tuyển dụng tìm kiếm những thứ khác nhau trong phần trình độ học vấn của ứng viên, phụ thuộc vào yêu cầu thực tế của công việc. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm một vài thông tin cơ bản khi họ đọc phần trình độ học vấn của ứng viên, chủ yếu là: Tên trường học của bạn; Bằng cấp bạn đạt được; Lĩnh vực nghiên cứu của bạn (nếu bạn xin các vị trí thiên về chuyên môn, nghiên cứu); Năm vào học và năm tốt nghiệp; Điểm trung bình chung (có thể bỏ đi nếu điểm không cao); Các danh hiệu liên quan hoặc thành tích học tập, các giải thưởng của bạn,...

    Tùy vào từng vị trí ứng tuyển mà bạn chủ động điều chỉnh chi tiết trong phần trình độ học vấn khi làm CV xin việc. Các yêu cầu về trình độ học vấn của một công việc thường được liệt kê trong phần "yêu cầu" hoặc "học vấn" trên mô tả công việc, vì vậy hãy đọc kỹ để xem CV của bạn có phù hợp không. Bạn cũng cần ghi nhớ rằng phải đảm bảo tính trung thực, chính xác khi làm CV, đặc biệt là ở phần trình độ học vấn.

    Trình độ học vấn
    Trình độ học vấn
    Trình độ học vấn
    Trình độ học vấn
  3. Top 3

    Vị trí ứng tuyển

    Đa số các ứng viên khi viết CV xin việc đều cho rằng vị trí ứng tuyển trong CV chỉ là một cụm từ được ghi ở phần đầu của CV nhằm biểu thị tên gọi của chức danh hoặc vị trí công việc mà người viết CV muốn ứng tuyển. Họ không quá để tâm đến phần này vì thực tế có vẻ như cụm từ biểu thị tên của vị trí ứng tuyển không có quá nhiều tác động đến toàn bộ bố cục của một chiếc CV. Tuy nhiên, dù là chi tiết nhỏ nhưng nó sẽ có ảnh hưởng tới toàn bộ CV của họ.


    Hãy đảm bảo thống nhất về mặt nội dung và hình thức CV với tính chất đặc điểm của vị trí công việc ứng tuyển. Từ vị trí ứng tuyển, hãy dựa vào đó và làm tiền đề để triển khai hình thức CV, nội dung liên quan như mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm bản thân,... Một lưu ý khác là một số công ty, doanh nghiệp có thể có những tên gọi khác biệt cho cùng một ví trí ứng tuyển so với công ty hoặc doanh nghiệp khác. Vì vậy bạn nên sao chép y nguyên tên vị trí ứng tuyển trong bản tin tuyển dụng để đưa vào trong CV. Bạn cũng có thể làm nổi bật vị trí ứng tuyển bằng cách sử dụng màu sắc khác loại so với nên hay tô màu phần khung dành để viết tên vị trí ứng tuyển.

    Vị trí ứng tuyển
    Vị trí ứng tuyển
    Vị trí ứng tuyển
    Vị trí ứng tuyển
  4. Top 4

    Điểm mạnh - Điểm yếu

    Bạn có thể thực hiện một bài trắc nghiệm tính cách MBTI để khám phá bản thân trước khi viết ưu nhược điểm trong CV. Khi viết CV, bạn phải sắp xếp hợp lý sao cho các điểm mạnh có thể hỗ trợ làm nổi bật nhau. Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng để thấy được sự thành thật của bạn. Bạn hãy nghiên cứu kỹ yêu cầu tuyển dụng để biết được những kỹ năng đòi hỏi cần thiết cho vị trí công việc đó. Từ đó, bạn hướng nó đến với ưu điểm của bản thân mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hoặc nếu công việc đó là công việc làm gắn bó trong một team thì kỹ năng làm việc nhóm cực kì quan trọng. Bạn có thể đưa ra các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc ở phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV. Các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề,… đều là những ưu điểm cần có của một ứng viên tốt.


    Đồng thời, bạn hãy thật tinh tế để lựa chọn những điểm hạn chế của bản thân để đưa vào CV của mình. Không một nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với một CV mà có danh sách dài những nhược điểm của ứng viên cả. Bạn nên lựa chọn tối đa 3 nhược điểm của bản thân để đưa vào CV. Các nhược điểm này có thể là: Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong mảng hiện tại; Trình độ tiếng Anh chưa tốt; Kỹ năng tin học chưa tốt; Không tự tin trước đám đông vì biết bản thân mình còn tồn tại những hạn chế nhất định,...

    Điểm mạnh - Điểm yếu
    Điểm mạnh - Điểm yếu
    Điểm mạnh - Điểm yếu
    Điểm mạnh - Điểm yếu
  5. Top 5

    Kỹ năng

    Kỹ năng nổi bật trong hồ sơ xin việc và trong CV là một trong những mục ảnh hưởng đến sự ấn tượng của nhà tuyển dụng với bạn. Kỹ năng trong CV xin việc đó là những khả năng mà khi bạn có thể làm được đều có liên quan đến công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển, hay khi nói cách khác đó chính là về những năng lực nghề nghiệp ở trong CV. Bạn cần phân biệt rõ giữa kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và chỉ nên liệt kê những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển.


    Nếu bạn có các kỹ năng mềm trong CV xin việc sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Mặt khác, nhà tuyển dụng cũng muốn tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc và hoạt động nhóm, giao tiếp tốt,... sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc, thay vì những ứng viên chỉ có kiến thức chuyên môn nhất định. Đặc biệt, nếu bạn ứng tuyển các ngành như telesales, tư vấn viên, bán hàng,... thì kỹ năng mềm trong CV của bạn sẽ là yếu tố bắt buộc. Qua các kỹ năng mềm trong CV xin việc, ứng viên sẽ được khẳng định giá trị của bản thân mình với nhà tuyển dụng. Nếu bạn giỏi cả về trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm, bạn sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá, “tỏa sáng” giữa các ứng viên khác và nắm chắc cơ hội bước vào vòng phỏng vấn.

    Kỹ năng
    Kỹ năng
    Kỹ năng
    Kỹ năng
  6. Top 6

    Kinh nghiệm làm việc

    Kinh nghiệm làm việc trong CV là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng có thể nhận biết và đánh giá năng lực của bạn trong quá trình làm việc. Những thông tin bạn có thể trình bày trong phần này đó là: Tên công ty đã làm việc trước đó; Thời gian làm việc; Chức vụ; Công việc đã từng làm từ những vị trí tương đương,...


    Những thông tin về công việc bạn đã làm trước đó thực sự rất cần thiết nếu bạn là người có dày dặn kinh nghiệm. Bạn muốn mình có thể tìm kiếm được các mức lương phù hợp khi mình có trong tay các kinh nghiệm làm việc lâu năm chẳng hạn, lúc này, bản mô tả công việc bạn đang làm là hoàn toàn cần thiết. Bạn có thể nêu bật các công việc tình nguyện, những công ty hay các dự án, việc làm thêm và các kinh nghiệm của bạn trong nội dung này. Tuy vậy, tất cả những nội dung bạn nói và viết phải là các nội dung đúng với sự thật. Hãy nhớ rằng, khi trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV bạn mô tả quá trình làm việc, nếu bạn làm tốt, bạn có thể chạm tới tâm của nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng, an toàn, có cơ hội vượt qua hàng ngàn ứng viên ngoài kia để tìm được các công việc mà mình yêu thích.

    Kinh nghiệm làm việc
    Kinh nghiệm làm việc
    Kinh nghiệm làm việc
    Kinh nghiệm làm việc
  7. Top 7

    Mục tiêu nghề nghiệp

    Hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu nghề nghiệp chính là một vị trí công việc, một đích đến bạn mong muốn trong tương lai và lộ trình bạn vạch ra để thực hiện mục tiêu của mình. Đây là một trong những phần quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách của bạn, bạn có phải là người cầu tiến không, bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty không và đặc biệt là bạn có phải ứng viên phù hợp mà họ đang tìm kiếm.


    Bạn cần phải ghi nhớ một điều “mục tiêu ngắn hạn là bàn đạp để trả lời mục tiêu dài hạn”, bạn cần nói về mục tiêu ngắn hạn trước và sau đó trình bày về mục tiêu dài hạn, như vậy câu trả lời của bạn sẽ rất đầy đủ và có chiều sâu. Mục tiêu ngắn hạn là bạn đề cập đến các mục tiêu nghề nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, 6 tháng đến 1 năm chẳng hạn. Nếu bạn chưa xác định được định hướng nghề nghiệp ngắn hạn của bản thân thì một trong những cách rất hay chính là dựa vào mục yêu cầu công việc của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Lý do là tại phần yêu cầu công việc, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn thấy rõ họ cần gì ở bạn, dựa vào đây bạn sẽ đưa ra cách mà bạn đem lại lợi ích cho họ. Về phần mục tiêu dài hạn, bạn nên trình bày những mục tiêu dài hạn phù hợp với mục tiêu chung của công ty, đưa ra điều mà bạn thấy sẽ giúp ích cho công ty trong tương lai.

    Mục tiêu nghề nghiệp
    Mục tiêu nghề nghiệp
    Mục tiêu nghề nghiệp
    Mục tiêu nghề nghiệp
  8. Top 8

    Những lưu ý chung khi viết CV

    Có một số lưu ý chung khi viết CV mà bạn nên chú ý như sau:

    • Tránh lỗi chính tả: Lỗi chính tả, dù nhỏ đến đâu cũng sẽ khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp, chuẩn bị sơ sài và cho thấy sự thiếu tôn trọng trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy dành ra một ít thời gian để kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi đi nhé!
    • Chỉn chu trong câu từ: Khi trình bày, bạn nên hạn chế dùng những từ ngữ mang nhiều nghĩa hay thậm chí là có cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến ngữ pháp để câu văn mạch lạc và dễ hiểu hơn cho người đọc.
    • Trình bày ngắn gọn, rõ ràng: Bạn chỉ nên nêu những thông tin chính và trình bày ngắn gọn cho nhà tuyển dụng dễ nắm bắt thông tin. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để đọc hết tất cả những gì bạn viết trong CV. Viết quá dài sẽ cho những thông tin nổi bật bên dưới của bạn sẽ bị bỏ qua.
    • Chọn kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp vị trí ứng tuyển: Tránh việc trình bày hết tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm bạn có vào CV, vì nó chỉ khiến cho CV của bạn không có sự nổi bật và không truyền tải được nội dung chính đến nhà tuyển dụng.
    • Tạo điểm nhấn cho CV: Bạn nên chú ý đến những từ khóa chính trong yêu cầu công việc. Từ đó đưa ra những kỹ năng, kinh nghiệm, mục tiêu vừa phù hợp với tiêu chuẩn của bản thân, vừa đáp ứng được yêu cầu công việc.
    • Không nói quá, phô trương về năng lực làm việc: Khi trình bày những điểm mạnh và năng lực làm việc của bản thân, nên tránh việc nói quá lên hay tự tin quá mức về năng lực của mình. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy bạn là kiểu người tự mãn và không có sự khiêm tốn.
    • Nhất quán nội dung, cách trình bày: Khi viết CV, bạn nên nhất quán trong cách trình bày và nội dung như việc sử dụng chung một font chữ cho toàn bài, sử dụng gạch chân, viết hoa để nhấn mạnh hay liệt kê các cột mốc quan trọng, thành tích đáng chú ý.
    • Chú ý khi đặt tên file CV: Bạn nên đặt tên file CV rõ ràng và dễ dàng phân biệt với những tài liệu khác. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể thuận tiện mở CV của bạn mà không bị nhầm lẫn và cũng tránh việc tìm kiếm mất thời gian.
    Những lưu ý chung khi viết CV
    Những lưu ý chung khi viết CV
    Những lưu ý chung khi viết CV
    Những lưu ý chung khi viết CV




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy