Top 10 Bài thơ hay nhất của nhà thơ Huyền Quang
Thiền Sư Huyền Quang (1254-1334) tổ thứ ba của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, được kể như một nhà thi sĩ lớn trong nền thi ca Việt Nam và Phật Giáo, những bài thơ ... xem thêm...của ông phảng phất hương vị thanh thoát, chìm lặng trong vô cùng. Dưới đây bài thơ hay nhất của nhà thơ Huyền Quang.
-
Yên Tử sơn am cư
Yên Tử sơn am cư
Am bức thanh tiêu lãnh,
Môn khai vân thượng tằng.
Dĩ can Long Động nhật,
Do xích Hổ Khê băng.
Bão chuyết vô dư sách,
Phù suy hữu sấu đằng.
Trúc lâm đa túc điểu,
Quá bán bạn nhàn tăng.
Dịch nghĩa
Cao sát trời xanh, am thiền mát lạnh,
Cửa mở trên tầng mây.
Trước Long Động mặt trời đã một cây sào,
Dưới Hổ Khê băng còn dầy một thước.
Giữ thói vụng về không có mưu chước gì,
Đỡ tấm thân già yếu đã có chiếc gậy mây khẳng kheo.
Rừng trúc nhiều chim đậu,
Quá nửa làm bạn với nhà sư thanh nhàn.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
-
Diên Hựu tự
Diên Hựu tự
Thượng phương du dạ nhất chung lan,
Nguyệt sắc như ba phong thụ đan.
Si vẫn đảo miên phương kính lãng,
Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn.
Vạn duyên bất nhiễu thành già tục,
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.
Tham thấu thị phi bình đẳng tướng,
Ma cung Phật quốc hảo sinh quan.
Dịch nghĩa
Đêm thu, trên chùa một tiếng chuông đã tàn,
Ánh trăng như sóng, cây phong lá đỏ.
Bóng “xi vẫn” nằm ngủ ngược dưới mặt hồ như tấm gương vuông lạnh giá,
Hai ngọn tháp đứng song song như ngón tay ngọc rét buốt.
Muôn vàn nhân duyên không vương vấn là bức thành che niềm tục,
Không lo lắng chút gì nên tầm mắt mở rộng.
Hiểu thấu ý nghĩa của thuyết phải trái đều như nhau,
Thì xem cung ma có khác gì nước Phật!
Diên Hựu: tức chùa Một Cột, được vua Lý Thái Tông cho dựng năm Kỷ Dậu (1049), nay vẫn còn ở Hà Nội sau nhiều lần trùng tu.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
-
Cúc hoa kỳ 2
Cúc hoa kỳ 2
Đại giang vô mộng hoán khô tràng,
Bách vịnh mai hoa nhượng hảo trang.
Lão khứ sầu thu ngâm vị ổn,
Thi biều thực vị cúc hoa mang.
Dịch nghĩa
Không mơ lấy nước sông lớn rửa tấc lòng khô héo,
Hoa mai từng được trăm bài thơ vịnh kia phải nhường vẻ đẹp
Già rồi lại buồn vì thu, chưa làm thơ được,
Nhưng túi thơ bầu rượu thật vì hoa cúc mà bận rộn.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
-
Cúc hoa kỳ 3
Cúc hoa kỳ 3
Vong thân, vong thế, dĩ đô vong,
Toạ cửu tiêu nhiên nhất tháp lương.
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật,
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương.
Dịch nghĩa
Quên mình, quên đời, đã quên tất cả,
Ngồi lâu trong hiu hắt, mát lạnh cả giường.
Cuối năm ở trong núi không có lịch,
Thấy cúc nở biết rằng đã tiết trùng dương.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
-
Ai phù lỗ (Thương tên giặc bị bắt)
Ai phù lỗ
Khoá huyết thư thành dục ký âm,
Cô phi hàn nhạn tái vân thâm.
Kỷ gia sầu đối kim tiêu nguyệt,
Lưỡng xứ mang nhiên nhất chủng tâm.
Dịch nghĩa
Chích máu viết thư muốn gửi lời,
Cánh nhạn lạnh lùng bay xuyên vào đám mây ngoài quan ải.
Bao nhiêu nhà buồn ngắm bóng trăng đêm nay?
Đôi nơi xa cách nhưng tấm lòng nhớ thương vẫn chỉ là một.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
-
Phiếm chu (Chèo thuyền)
Phiếm chu
Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diểu mang,
Sơn thanh thuỷ lục hựu thu quang.
Sổ thanh ngư địch lô hoa ngoại,
Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương.
Dịch nghĩa
Chiếc thuyền con lướt gió lênh đênh trên dòng sông bát ngát,
Non xanh, nước biếc, lại thêm ánh sáng mùa thu.
Vài tiếng sáo làng chài ngoài khóm hoa lau,
Trăng rơi đáy sóng, mặt sông đầy sương.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
-
Đề Đạm Thuỷ tự
Đề Đạm Thuỷ tự
Đạm Thuỷ đình biên dã thảo đa,
Không sơn vũ tễ tịch dương tà.
Nhân qua liễn lộ đầu thiền thất,
Ủng phạm xao chung giản lạc hoa.
Dịch nghĩa
Bên đình Đạm Thuỷ nhiều cỏ nội,
Núi quang, mưa tạnh, bóng chiều chênh chếch.
Nhân qua con đường vua đi mà vào am thiền,
Giúp nhà chùa thỉnh chuông và nhặt hoa rơi.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
-
Tặng sĩ đồ tử đệ
Tặng sĩ đồ tử đệ
Phú quí phù vân trì vị đáo,
Quang âm lưu thuỷ cấp tương thôi.
Hà như tiểu ẩn lâm tuyền hạ,
Nhất tháp tùng phong, trà nhất bôi.
Dịch nghĩa
Giàu sang như mây nổi, chậm chạp chưa đến,
Quang âm như nước chảy, hối hả giục nhau qua.
Sao bằng về ẩn nơi rừng suối,
Một sập gió thông, một chén trà.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
-
Quá Vạn Kiếp
Quá Vạn Kiếp
Lạng Châu nhân vật thuỷ lưu đông,
Bách tuế quang âm nhiển chỉ trung.
Hồi thủ cố sơn ngưng vọng xứ,
Sổ hàng qui nhạn thiếp tình không.
Dịch nghĩa
Nhân vật đất Lạng Châu như nước chảy về đông,
Trăm năm bóng quang âm chỉ trong nháy mắt.
Ngoảnh lại non xưa, nhìn đăm đắm,
Vài hàng chim nhạn về Bắc in bóng giữa trời quang.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
-
Đề Động Hiên đàn việt giả sơn
Đề Động Hiên đàn việt giả sơn
Hoa mộc di duyên chủng tác sơn,
Lung yên trạo nguyệt, lạc hoa hàn.
Tùng tư niệm lự đô vô tục,
Doanh đắc thanh phong nhất chẩm an.
Dịch nghĩa
Trồng hoa và cây quấn quýt làm thành núi non bộ,
Khói toả trăng lồng, hoa rơi lạnh lẽo.
Từ nay những mối suy nghĩ không còn vương tục luỵ,
Giành được giấc ngủ êm đềm trước luồng gió trong mát.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988