Đền thờ thần Hera
Thần thoại Hy Lạp được biết đến như một sản phẩm của trí tưởng tượng được người Hy Lạp cổ đại sáng tạo ra. Mặc dù là giá trị của một đất nước, nhưng nó lại được rất nhiều người trên thế giới biết đến, trở thành một tài sản chung của văn hóa thế giới. Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hera, hay còn được biết đến với tên gọi là Here, là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Hera là chị và cũng là vợ chính của vị thần tối cao Zeus. Để thờ phụng vị thần đầy quyền lực này, người Hy Lạp đã cho xây đền thờ thần Hera, nay thuộc miền Nam nước Ý. Hera chính là nữ thần của hôn nhân, thần bảo hộ cho cuộc sống gia đình, biểu tượng của sự thánh thiện và bền vững của nó. Bên cạnh đó, Hera còn có một cương vị khác là vợ của thần Zeus. Cũng như chồng, Hera có toàn quyền thống trị của một vị nữ hoàng trên đỉnh Olympus. Trong thần thoại La Mã, vị thần giống với Hera là Juno.
Nếu ai đã đọc thần thoại của Hy lạp, chắc hẳn sẽ biết Hera như là vị nữ thần cai quản cung điện Olympus vì nàng chính là vợ của Zeus. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc phụng thờ Hera đã xuất hiện trước việc phụng thờ Zeus khá lâu. Hera được thờ cúng khắp toàn bộ Hy Lạp, ở những đền thờ cổ kính và đặc biệt nhất được hiến dâng cho nàng. Việc nữ thần Hera có được thần Zeus và được mô tả như là người đàn bà chanh chua, đanh đá ghen tuông chính là những phản ánh thần thoại chân thực nhất về một trong những thay đổi sâu sắc nhất của tư duy con người. Nữ thần Hera có biểu tượng là con công, con bò trắng và thi thoảng là con chim cu. Loại quả biểu trưng là quả táo và quả lựu. Ngôi đền cổ nhất ở vùng Paestum đã được người Hy Lạp cổ xây dựng và thờ vị thần đầy quyền lực này. Paestum trước kia là một thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại, đến nay Paestum thuộc ở miền nam nước Ý. Tại đây còn sở hữu 3 ngôi đền mang đậm nét kiến trúc Hy Lạp xưa. Đền được tạo dựng vào khoảng năm 550 TCN bởi Hy Lạp theo phong cách kiến trúc cổ điển không còn xa lạ gì của Hy Lạp lúc bấy giờ là kiểu Doric.