Top 9 Kinh nghiệm du lịch Kim Bôi - Hoà Bình hữu ích nhất mà bạn nên biết
Thiên nhiên ban tặng cho Hòa Bình rất nhiều phong cảnh hùng vĩ tráng lệ và những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của các dân tộc miền núi đang sinh sống tại đây. ... xem thêm...Nếu bạn đang dự định đến với Kim Bôi - Hoà Bình thì hãy xem ngay những kinh nghiệm trong bài viết dưới đây của Toplist nhé!
-
Kim Bôi, Hoà Bình ở đâu?
Suối nước nóng Kim Bôi là một suối khoáng nóng tự nhiên thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70Km theo quốc lộ 6, và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 Km. Đây là một địa điểm nghỉ dưỡng gần Hà Nội, rất thích hợp cho dịp nghỉ cuối tuần 2 ngày 1 đêm.
Dòng suối khoáng lộ thiên với tỉ lệ khoáng cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, điều trị được các bệnh xương khớp, loại bỏ mệt mỏi, đau nhức, các bệnh về dạ dày, đường ruột…Chảy ngầm qua khu du lịch là dòng suối có nhiều tên gọi: suối nước nóng Kim Bôi, Suối khoáng Kim Bôi, suối nước nóng Mớ Đá, suối Tiên. Dòng suối vốn chảy sâu trong lòng đất chính vì vậy mà khi vừa lộ thiên nước suối có nhiệt độ từ 34ºC - 36ºC.
-
Du lịch Kim Bôi vào thời gian nào?
Nằm không quá cách xa Hà Nội, Kim Bôi là địa điểm rất thú vị để nghỉ ngơi vào 2 ngày cuối tuần. Khí hậu Kim Bôi mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, dịu mát. Nhờ địa hình đồi núi nên khí hậu của Kim Bôi không quá nóng vào đỉnh điểm của mùa hè. Do đó, bạn có thể đến Kim Bôi vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Tuy nhiên, bạn nên tránh vào những tháng hay có mưa bão (chủ yếu là tháng 7 và tháng 8). Mưa bão thường gây ra hiện tượng sạt lở đất, mưa lũ. Nếu muốn kết hợp đi Thung Nai thì nên chọn thời điểm khí hậu oi nóng để tranh thủ trải nghiệm các hoạt động bơi lội mát mẻ trên lòng hồ thủy điện.
-
Hướng dẫn đi tới Kim Bôi
Phương tiện cá nhân
- Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km nên thuận lợi nhất để dến Kim Bôi các bạn hãy sử dụng phương tiện cá nhân. Có 2 đường để đi tới khu suối khoáng Kim Bôi, các bạn có thể đi một đường và về một đường để thiết kế chuyến đi thành một cung đường vòng tròn.
- Chiều đi từ Hà Nội các bạn đi đến Thị trấn Lương Sơn, đến đoạn Bãi Lạng thì rẽ trái đi theo hướng đường chỉ đi Bãi Chạo để tới Kim Bôi. Chiều về, các bạn đi thẳng đường 12B ra QL6 đoạn Dốc Cun để quay lại Tp Hòa Bình về Hà Nội. Trên đường về có thể ghé qua Bảo tàng văn hóa Mường, nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Phương tiện công cộng
- Không có tuyến xe trực tiếp từ Hà Nội đi Kim Bôi nên nếu không có phương tiện cá nhân và không có điều kiện thuê xe riêng, các bạn vẫn có thể đến Kim Bôi bằng cách sau.
- Từ Hà Nội các bạn đi xe khách lên Thành phố Hòa Bình, hãy nhờ lái xe cho xuống địa điểm nào gần nhất với Bệnh viện tỉnh Hòa Bình, từ đây có tuyến xe buýt số 02 đi Lạc Thủy và có đi qua khu du lịch suối khoáng Kim Bôi.
-
Ở đâu khi du lịch Kim Bôi - Hoà Bình
Là một điểm du lịch hấp dẫn tuy nhiên Kim Bôi lại không có quá nhiều lựa chọn về lưu trú cho khách hàng. Trước kia, Khách sạn Công Đoàn là cơ sở lưu trú lớn nhất, trong đây cũng cung cấp các dịch vụ tắm khoáng cho khách nên hầu hết khách du lịch đến với Kim Bôi đều lựa chọn nơi đây. Gần đây, có thêm khu nghỉ dưỡng Serena Resort với quy mô lớn, chất lượng 4 sao nên cũng đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng với những khách hàng khó tính.
Khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi độc đáo hấp dẫn bởi nguồn nước khoáng từ ngàn xưa trong vắt, không mùi, vô khuẩn, khi vừa lộ thiên nhiệt độ 34 -> 36oC, thành phần chính là Bicacbonat Sunphat Canxi – Magie, thuộc loại nước khoáng giải khát chữa bệnh có lợi cho sức khoẻ con người.
Theo các nhà khoa học, nước khoáng Kim Bôi được xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36 độ C, được đánh giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất. Qua kiểm nghiệm, nguồn nước khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tưởng để phục hồi sức khỏe, giúp chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp… Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Banis ở Bulgaria.
Đến đây, du khách có thể nghỉ ngơi và tận hưởng nguồn suối nóng tuyệt vời tại khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, khách sạn Công đoàn, Vresort, hoặc các khu nhà nghỉ. Nguồn khoáng nóng phun lên từ độ sâu 175,5 m và được bơm dẫn trực tiếp vào các bể tắm phục vụ du khách. Nhiều người ưa dân dã, lựa chọn những khu nhà nghỉ để gần gũi với thiên nhiên, hơn nữa có thể vừa đắm mình thư giãn, lại vừa có thể nghe tiếng nước phun lên ào ào vô tận từ dưới lòng đất. -
Chơi gì khi du lịch Kim Bôi
Du lịch suối khoáng nóng tại Kim Bôi
Sẽ thật là uổng phí nếu bạn không tắm suối khoáng nóng tự nhiên khi đến Kim Bôi. Tắm suối khoáng nóng rất có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với người thường xuyên đau nhức cơ thể.
Ngoài tắm suối khoáng nóng, bạn còn được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên đồi núi thanh bình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tắm bùn khoáng tại đây.
Mộ cổ Đống Thếch
Khi đến với vùng đất của người Mường, bạn không thể bỏ qua Đống Thếch, khu mộ cổ của người Mường. Đây là nơi yên nghỉ của những quan lang Mường, ngôi mộ cổ niên đại lâu nhất là vào năm 1651.
Do địa thế đẹp và khung cảnh thiên nhiên giao hòa, nên ngôi mộ cổ này thu hút không ít lượt tham quan của những vị khách hiếu kỳ.
Cửu thác Tú Sơn
Cửu thác Tú Sơn được chia làm 9 nhánh. Đến đây, ngoài ngắm khung cảnh thiên nhiên đồi núi hùng vĩ và nghe tiếng thác chảy róc rách, chim kêu thanh bình, bạn cũng có thể tắm ở khu vực dưới thác để cảm nhận dòng nước tự nhiên trong lành, mát lạnh.
Thác hồ Âu Cơ
Ở thượng ngàn cửu thác Tú Sơn, cao 1.300m so với mặt nước biển, đây là ngọn thacs huyền bí, nơi còn lưu dấu tích một “quả trứng Âu Cơ” khổng lồ hóa đá nằm giữa suối.
Thác Quan Lang
Trải chiếu bồng bềnh, êm ru như tình yêu quan lang lén lút hò hẹn với người tình bên dòng suối mà người xưa đã lưu lại thành truyền thuyết.
Thác Hồ Út Lót
Gắn liền với câu chuyện tình yêu trắc trở của nàng Út Lót vừa thông minh, vừa xinh đẹp với chàng Hồ Liêu không lấy được nhau hóa thành đôi bướm trắng rập rờn bên suối.
Thác Bạc
Cao hơn 20m, tựa như mái tóc của sơn nữ xứ Mường, được trang điểm cầu kỳ bằng thứ màu bạc lấp lánh. Dòng thác tấu lên những tiếng ầm ầm, ào ào nghe như bản hùng ca của núi rừng Tây Bắc. Chốc chốc hơi nước và ánh nắng lại hòa quyện vào nhau tạo thành những chiếc cầu vồng kỳ ảo.
Động Long Cung
Là một dòng suối cổ xưa chảy từ đầm hồ ba nhánh. Do trên cao đất đá tuôn xuống lấp tắc, làm nước đổi dòng, suối này trở thành hang động huyền ảo.
Khu vườn Thượng Uyển
Đi qua cây cầu treo rung rinh trước gió và gần 200 bậc thang đá là đặt chân tới đây. Nằm ở độ cao 1.000m so với mực nước biển. Khí hậu mát mẻ, dõi mắt về bốn phía là những cánh rừng già nguyên sinh, xanh thẳm mờ sương. Ven suối là những nhà sàn nhỏ xinh nằm im lìm bên những tảng đá như đàn voi đá tranh nhau tắm ngụp dưới dòng nước trong mát.
Thác Thiên Ngọc Thạch
Từ chân thác nhìn lên cao sẽ thấy một hòn đá tròn khổng lồ, màu xanh ngọc, như đang treo lơ lửng giữa trời. Dưới chân thác là không gian mênh mông, huyền ảo, tráng lệ của động Thuỷ Cung, với muôn vàn hoa lá khoe sắc rực rỡ.
Thác hồ Trượng Phu
Cao 100m – dòng thác như từ trên trời buông xuống hồ Tiên Sa rộng 300m2, phía trên hồ Tiên Sa là giếng Ngọc. -
Ăn gì ở Kim Bôi
Thịt lợn mán Hòa Bình
Lợn là loại được nuôi thả trên đồi núi, quanh năm chỉ biết ăn ngô, khoai, cây cỏ nên cho thịt săn chắc, ít mỡ, có vị thơm ngọt tự nhiên. Sau khi chế biến đầy đủ các món ăn, thịt lợn mán sẽ được bày biện ra mâm cỗ đã được lót sẵn lá chuối. Lá chuối ở đây phải là lá chuối rừng, non mềm, thơm mùi đặc trưng núi rừng, hòa quyện với màu sắc hấp dẫn của mâm cỗ. Trong mâm cỗ lá, thức ăn cũng được bày biện theo hình tròn. Lòng và tim gan lợn luộc chín được xếp đầu tiên, tiếp theo là thịt lợn mán luộc và nướng. Phía trên cùng là những miếng chả được nướng trên than hồng thơm phức. Xen lẫn các món thịt, không thể kể thiếu những thức rau rừng tươi mơn mởn.
Gà chạy bộVới địa hình là đồi núi cao, gà được nuôi ở Hòa Bình là gà chạy bộ chính hiệu. Thịt sẽ dai và thơm hơn so với gà ở dưới xuôi nhiều. Ngoài gà trong bữa ăn chính, bạn có thể đặt nhà nghỉ chuẩn bị thêm 1 vài con (tùy số lượng người) để nướng hoặc nấu cháo vào buổi tối.
Cơm lamKhông biết món cơm độc đáo này ra đời từ bao giờ, nhưng chỉ biết rằng người dân miền núi thường phải đi rừng rất vất vả, nhọc nhằn có khi đi từ lúc sáng sớm tinh mơ cho tới lúc tối mịt hoặc thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Nên họ mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt lấy ống tre, ống nứa bên đường, bỏ chút gạo và chút nước suối để nướng những ống cơm ăn qua bữa, từ những thói quen từ ngàn xưa để lại, một thói quen rất bình dân, dễ làm thế mà không ngờ nay đã được tôn lên thành một món ăn đặc sản của núi rừng – món cơm lam. Món cơm lam có rất ở nhiều nơi từ người Tày, nguời Thái, người Nùng, người Mường… đều có loại cơm này. Tuy nhiên, Hoà Bình là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm lại dẻo nổi tiếng
Xôi các màu
Người ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo màu đỏ xuống trước, sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên cùng. Khi xôi chín, dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại xôi nhiều màu với hương vị khác nhau trông rất đẹp mắt. Đây là một món ăn dân tộc rất được khách du lịch ưa chuộng.
Măng đắng
Măng ngon là thứ mầm cây thuộc họ tre, trúc, mai, vầu, sặt, nứa mới nhú khoảng 1-2 đốt ngón tay trở xuống, phần thân còn lại ngập trong đất. Khi bóc bẹ ra, thân măng trắng muốt, nuột nà.
Muốn có món măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại bóc dần từng bẹ chấm vào gói chẩm cheo gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị mặn của muối, vị cay nồng của ớt, vị cay ấm của lá gừng, vị cay tê của mắc khén, vị cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng. -
Mua gì tại Kim Bôi làm quà?
Rượu cần
Rượu cần là một loại rượu không thể thiếu của nhiều gia đình Mường. Vị của rượu cần nồng, ấm và ngọt nhẹ. Bạn cũng có thể mua một bình rượu cần để tặng bạn bè, người thân sau chuyến du lịch tại Kim Bôi.
Quất hồng bì Kỳ Sơn
Tháng 7 là thời điểm quất hồng bì hoặc nhâm vòng) vào vụ thu hoạch. Hàng trăm điểm bán hồng bì dọc tuyến quốc lộ 6 đoạn từ xã Dân Hòa qua Dân Hạ đến thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) tấp nập người mua. Với nguồn cung có hạn, gần như chỉ những ai ghé qua vùng đất Dân Hòa đúng thời điểm này mới có cơ hội thưởng thức những chùm hồng bì dày cùi mà ngọt lịm mang hương rất riêng này.
Cam cao phong
Các giống cam trồng tại huyện Cao Phong đều có nguồn gốc từ nơi khác. Tuy nhiên, khi đưa về trồng lại đây do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu nên đã trở thành một trong những loại đặc sản phổ biến được mua về làm quà nhiều nhất khi du lịch Hòa Bình. -
Lịch trình du lịch Kim Bôi
Hà Nội – Kim Bôi 2 ngày
- Ngày 1: Hà Nội – Lương Sơn – Kim Bôi
- Từ Hà Nội đi thẳng QL6 đến ngã 4 thị trấn Lương Sơn thì đi theo đường Bãi Chạo, Bãi Sậy để tới Kim Bôi. Đường này đi dọc một bên là núi là suối, đẹp lắm.
- Tối nghỉ ngơi ở Kim Bôi. Nhớ đặt trước khách sạn ở Kim Bôi để tránh hết phòng vào dịp cao điểm. Tối tắm suối khoáng Kim Bôi, thưởng thức các món ăn ngon ở Hòa Bình.
- Ngày 2: Kim Bôi – Thủy điện Hòa Bình – Hà Nội
- Sáng dậy sớm thong thả uống cafe, ăn sáng,
- Ngày này không đi theo đường cũ để trở lại Hà Nội mà từ Kim Bôi rẽ ra QL6 chỗ dốc Cun, rẽ ngược lại về hướng Tp Hòa Bình. Đến chân dốc Cun phía Tp Hòa Bình rẽ theo đường Tây Tiến ghé thăm Bảo tàng Văn hóa Mường. Tiếp tục ghé qua thủy điện Hòa Bình trước khi quay về lại Hà Nội
Hà Nội – Mai Châu – Kim Bôi
- Ngày 1 : Hà Nội – Hòa Bình – Mai Châu (140km)
- 8h00 – 10h00: Xuất phát từ Hà Nội
- 10h00: Tới Thành phố Hòa Bình, ghé thăm Bảo tàng văn hóa Mường, thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình. Nghỉ ngơi ăn trưa tại Tp Hòa Bình
- 12h30 – 16h00 : Hòa Bình – Mai Châu trên đường đi có thể dừng chân tại đèo Thung Khe ăn ngô nướng, chụp ảnh. Lên đến điểm dừng chân ngắm thị trấn Mai Châu có thể dừng lại chụp ảnh toàn cảnh thung lũng Mai Châu từ trên cao
- Tối ngủ nhà sàn Mai Châu, thưởng thức ẩm thực Mai Châu. Có thể tổ chức các hoạt động tập thể, xem múa và đốt lửa trại
- Ngày 2: Mai Châu – Cao Phong – Kim Bôi
- 8h00: Khởi hành theo hướng về Tp Hòa Bình, đến gần dốc Cun thì rẽ vào khu du lịch Kim Bôi
- Ăn uống nghỉ ngơi và tối giao lưu tại khu du lịch Kim Bôi
- Ngày 3: Kim Bôi – Bãi Chạo – Hà Nội
- 8h00: Khởi hành từ Kim Bôi đi theo đường về Lương Sơn, trên đường về ghé qua một vài điểm du lịch của Lương Sơn như Động Đá Bạc, Suối Ngọc Vua Bà
- Ngày 1: Hà Nội – Lương Sơn – Kim Bôi
-
Những lưu ý khi đi du lịch Kim Bôi
Nếu bạn đi bằng phương tiện cá nhân như xe máy, xe ô tô, bạn nên chuẩn bị thật kỹ những dụng cụ cần thiết để sửa chữa xe, phòng khi có trường hợp cần thiết và đổ đầy xăng cho xe.
Bạn cần chuẩn bị thật kỹ những đồ dùng cá nhân, đặc biệt là giấy tờ tùy thân, vé xe, bóp tiền và điện thoại di động. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị những loại thuốc và đồ dùng y tế cá nhân như thuốc tiêu chảy, thuốc cảm, nhức đầu, băng keo cá nhân,... phòng trường hợp cần dùng đến.