Top 8 Điều cần biết nhất về căn bệnh u não
U não đặc biệt là u não ác tính là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 trong các nguyên nhân ung thư gây tử vong ở lứa tuổi trung niên, và là nguyên nhân tử vong ... xem thêm...thứ 2 ở trẻ em. Cùng Toplist tìm hiểu những kiến thức cơ bản về căn bệnh này nhé!
-
U não là gì?
U não là tình trạng trong não xuất hiện các khối mô được tạo ra bởi các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. Khối u não có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính. Khối u có thể bắt nguồn từ não hoặc trong một số trường hợp có thể do di căn từ các cơ quan khác.
- U não lành tính: Là khối u không chứa tế bào ung thư nhưng vẫn có thể chèn ép hệ tuần hoàn não, ảnh hưởng đến sức khỏe. U não vẫn có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. U não lành tính có thể cắt bỏ; Ít tái phát. Ranh giới của u não lành tính khá rõ ràng, không xâm lấn sang các mô xung quanh hay di căn đến các vị trí khác trong cơ thể. U não lành tính có thể trở thành ác tính.
- U não ác tính: Là khối u chứa tế bào ung thư. U não ác tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Diễn biến bệnh tiến triển nhanh, khối u tấn công các mô xung quanh. U ác tính có thể di căn.
-
Các giai đoạn phát triển của u não
Giống như với nhiều loại bệnh ung thư khác, u não cũng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, với mức độ phát triển của bệnh là khác nhau. Các giai đoạn ung thư não bao gồm:
- Giai đoạn 1 (giai đoạn đầu): Ở giai đoạn đầu của ung thư não, những khối u mới hình thành nên kích thước của chúng rất nhỏ, các mô tế bào bệnh vẫn chưa có sự khác biệt rõ rệt với các tế bào bình thường. Vì chúng vẫn đang trên đà phát triển nên những cơn đau đầu còn rất nhẹ và khó nhận biết. Ở giai đoạn này, các cơn đau đầu thường biểu hiện khá êm ả, chúng chỉ dừng lại ở mức đau đầu nhẹ thoáng qua. Trong điều trị u não ở giai đoạn đầu, để giảm những cơn đau đầu cho bệnh nhân, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hay aspirin.
- U não giai đoạn 2: Giai đoạn 2, những tế bào ung thư đã phát triển khá nhanh, các khối u đã có kích thước khá lớn và tầm ảnh hưởng nhất định đối với những vị trí chúng xuất hiện và các vùng lân cận. Kích thước của chúng lớn dần lên có thể chèn ép lên hộp sọ và các dây thần kinh, tạo nên áp lực nội sọ khiến bệnh nhân ung thư não mất đi một vài giác quan tạm thời như giảm thị lực, khả năng nghe, hoạt động tay chân kém, mất thăng bằng,…Một triệu chứng khá nghiêm trọng khác của bệnh nhân ung thư não giai đoạn 2 là co giật cơ thể, hay còn gọi là động kinh. Ở giai đoạn này, các triệu chứng đau đầu và những biểu hiện bất thường khác diễn ra dồn dập hơn. Đa số người bệnh rơi vào giai đoạn này đã phát hiện tình trạng của mình và đang tiến hành điều trị bệnh. Biểu hiện bệnh ở giai đoạn 2 đã rất rõ ràng và các loại thuốc giảm đau dùng trong giai đoạn 1 hầu như không còn tác dụng nữa. Bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau này một cách rất khó khăn. Khi phát hiện u não ở giai đoạn giữa này sẽ khiến người bệnh hoang mang việc mang bệnh u não giai đoạn 2 sống được bao lâu.
- U não giai đoạn 3: Giai đoạn 3 là giai đoạn cuối cùng của ung thư não. Khi bệnh nhân đã chuyển đến giai đoạn này, thời gian sống hầu như không còn lâu. Ở giai đoạn này, các cơn đau đớn, co thắt không chỉ diễn ra ở vùng đầu mà còn xuất hiện ở khắp người. Nguyên nhân là do những tế bào ung thư não đã di căn xa đến mọi vị trí trong cơ thể. Lúc này người bệnh còn có triệu chứng như hạn chế vận động, xuất hiện các cơn động kinh, co giật, và rối loạn tâm thần. Sau đó, tùy thuộc vào vị trí và độ lan rộng của các khối u mà bệnh nhân còn có thể mất ý thức, liệt nửa người...
-
Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh u não
Tùy theo tuổi mắc bệnh, vị trí và tính chất mô bệnh học của u mà bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng này thường biểu hiện khác nhau đối với mỗi người bệnh, tùy thuộc vào vị trí khối u, loại u, kích thước và tốc độ phát triển của nó. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của các khối u não:
- Đau đầu: Đau đầu trầm trọng là triệu trứng phổ biến, có thể bắt gặp ở khoảng 50% số bệnh nhân u não. Thường đau nhiều vào sáng sớm hay nửa đêm về sáng, đau dai dẳng, lặp lại hàng ngày, càng ngày càng đau nhiều hơn về cả cường độ và thời gian. Ở trẻ nhỏ chưa biết phàn nàn đau có thể biểu hiện bằng bỏ ăn, quấy khóc, ngủ ít, vật vã.
- Nôn và buồn nôn: Bệnh nhân có khối u não thường có biểu hiện nôn, buồn nôn đi kèm với triệu chứng đau đầu, thường nôn vào buổi sáng, sau mỗi lần nôn bệnh nhân thường mệt hơn, nhưng đỡ đau đầu. Nếu để bệnh nhân nôn nhiều có thể dẫn đến suy kiệt, mất nước, rối loạn điện giải. Thời gian đầu, dấu hiệu chưa rõ ràng thì một số ít bệnh nhân được chẩn đoán là triệu chứng nôn đơn thuần có thể nghi ngờ do vấn đề bệnh lý tiêu hóa, đến khi thực hiện các xét nghiệm, chỉ định cho kết quả rõ ràng hơn mới phát hiện ra là u não.
- Giảm thị lực:
- Phù gai thị: Đây là dấu hiệu nặng thường gặp trong tăng áp lực nội sọ. Khi nghi ngờ có tăng áp lực nội sọ nên soi đáy mắt để xác định vì qua giai đoạn phù gai thị sẽ chuyển sang teo gai thị có thể dẫn đến mù.
- Bán manh: Gặp trong trường hợp u chèn vào một phần của cửa dày thị giác hay giải thị giác.
- Liệt vận nhãn: Gây nhìn đôi, với bệnh nhân liệt dây thần kinh VI thì thường có biểu hiện lác trong, liệt dây thần kinh III biểu hiện lác ngoài. Hội chứng parinaud (bệnh nhân không hội tụ được mắt) thường gặp khi u chèn vào cuống não hoặc u vùng tuyến tùng.
- Rung giật nhãn cầu: Thường gặp ở bệnh nhân u hố sau.
- Kích thước vòng đầu tăng bất thường: Ở các trẻ nhỏ, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi thì nhiều khi không có các triệu chứng đau đầu, nôn, phù gai mà biểu hiện bằng kích thước vòng đầu tăng lên bất thường (nhanh hơn so với số đo chuẩn), các khớp sọ giãn rộng, thóp phồng, da đầu căng, giãn các tĩnh mạch dưới da đầu, có thể thấy mắt của bệnh nhân ở vị trí nhìn xuống. Ngoài ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có biểu hiện tăng động và rối loạn hành vi nên cha mẹ cần hết sức lưu ý đến biểu hiện của trẻ. Ngoài ra trẻ có biểu hiện hội chứng thần kinh da gồm xơ hóa củ, đa u xơ thần kinh (NF1) thường tăng nguy cơ có khối u ở não.
- Mất kiểm soát hành vi: Biểu hiện này khiến cho người bệnh đi lại loạng choạng, hay bị ngã, rối loạn thăng bằng, rối tầm, liệt các dây thần kinh sọ não.
- Căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm: Biểu hiện cáu gắt, mệt mỏi, căng thẳng, dễ kích động, kém tập trung, ngủ nhiều hoặc luôn ở trạng thái buồn ngủ cũng là một trong những biểu hiện cần chú ý.
- Yếu liệt và tê bì: Cảm giác yếu liệt, tê bì, cảm giác kiến bò ở bàn tay, bàn chân. Tê, yếu thường có xu hướng một bên thân người. Nhất là bệnh nhân có hội chứng của trên lều tiểu não: thường sẽ giảm hoặc mất cảm giác nửa người, yếu hoặc liệt vận động nửa người, rối loạn nói (có thể hiểu lời nói nhưng bệnh nhân không nói được hoặc nói được nhưng không hiểu lời nói), rối loạn nhìn, rối loạn ý thức, giảm sự tập chung, rối loạn giấc ngủ.
- Động kinh: Các khối u có thể đè đẩy vào các tế bào thần kinh não, tác động và làm biến đổi các tín hiệu điện từ trong não sẽ gây ra các cơn động kinh. Cơn động kinh đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của một khối u não, nó cũng có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Khoảng 50% người bệnh bị u não trải qua ít nhất một lần cơn động kinh. Tuy nhiên động kinh không phải lúc nào cũng vì sự xuất hiện của một khối u não. Các nguyên nhân gây co giật khác bao gồm: dị dạng mạch máu não, sau đột quỵ não, sau chấn thương não, viêm nhiễm ký sinh trùng trong não…
Trên đây là một số triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo bệnh u não. Nếu bạn xuất hiện một số dấu hiệu này thì không có nghĩa là bạn đã bị u não bởi vì các triệu chứng ấy có thể gặp ở nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên bạn cần phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm, chính xác và tìm ra phương án điều trị phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.
-
Nguyên nhân gây ra bệnh u não
Có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện với bệnh ung thư não. Tuy chưa khẳng định được nguyên nhân gây ung thư não cụ thể, nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ khiến cho khối u trong não phát triển. Những người bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư não cao hơn so với những người bình thường:
- Tiếp xúc với các bức xạ hay hóa chất: Với những người thường xuyên làm việc trong các môi trường chứa nhiều hóa chất, độc hại như ngành: cao su, lọc dầu, hóa chất, mỏ… tiếp xúc thời gian dài với những loại chất độc hại có khả năng bị biến đổi gen, khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi và làm giảm quá trình phân chia tế bào trong cơ thể con người và dần hình thành bệnh ung thư não.
- Gia đình có người mắc bệnh: Khi trong gia đình của bạn đã có người từng mắc bệnh ung thư não thì rất có thể bạn cũng có nguy cơ mắc loại bệnh lý này.
- Bị di căn từ những khối u khác: Khối u xuất hiện trong não cũng có thể là do quá trình di căn của những khối u khác trong cơ thể. Những bệnh nhân bị ung thư phổi, ung thư thận, ung thư vú…dễ xuất hiện khối u não.
- Điều trị bệnh bằng tia xạ: Khi điều trị tia xạ đối với bất cứ bộ phận nào trong cơ thể thì cũng có thể tăng nguy cơ để khối u não phát triển mạnh.
- Bức xạ từ những đồ dùng hàng ngày: Khi chúng ta tiếp xúc với những đồ dùng, vật liệu có bức xạ, điện từ trường lớn như wifi, điện thoại, máy tính… lâu dài sẽ không tốt cho bộ não và có thể là nguyên nhân gây ung thư não.
-
Những yếu tố tăng nguy cơ gây u não
Nguyên nhân gây ra ung thư não hiện nay vẫn chưa được phát hiện cụ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiếp xúc với bức xạ: Yếu tố nguy cơ môi trường được biết đến nhiều nhất đối với các khối u não là phơi nhiễm phóng xạ , thường xuyên nhất là từ xạ trị. Hầu hết các khối u não do bức xạ là do bức xạ vào đầu được đưa ra để điều trị các bệnh ung thư khác. Chúng xảy ra thường xuyên nhất ở những người nhận được bức xạ lên não khi còn nhỏ như là việc điều trị bệnh bạch cầu. Những khối u não này thường phát triển khoảng 10 đến 15 năm sau khi xạ trị.Đối với hầu hết bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác liên quan đến não hoặc đầu, lợi ích của xạ trị vượt xa nguy cơ phát triển khối u não nhiều năm sau đó. Nguy cơ có thể xảy ra khi tiếp xúc với các xét nghiệm hình ảnh sử dụng bức xạ, chẳng hạn như chụp x-quang hoặc CT, không được biết chắc chắn. Các xét nghiệm này sử dụng mức độ phóng xạ thấp hơn nhiều so với các xét nghiệm được sử dụng trong điều trị bức xạ. Nhưng để an toàn, hầu hết các bác sĩ khuyên mọi người (đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai) không nên thực hiện các xét nghiệm này trừ khi chúng thực sự là cần thiết.
- Lịch sử gia đình: Hầu hết những người bị u não không có tiền sử gia đình mắc bệnh, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, ung thư não vẫn tiềm ẩn trong các gia đình. Một trong số những gia đình này có các rối loạn được xác định rõ, chẳng hạn như:
- Bệnh u sợi thần kinh loại 1 ( NF1)
- Bệnh u sợi thần kinh loại 2 (NF2)
- Xơ cứng củ
- Bệnh Von Hippel-Lindau
- Hội chứng Li-Fraumeni
- Các hội chứng khác: Các điều kiện di truyền khác cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ của một số loại khối u não và tủy sống, bao gồm: Hội chứng Ung thư tế bào sắc tố, hội chứng Turcot, hội chứng Cowden.
- Hệ thống miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ phát triển u lympho của não hoặc tủy sống (được gọi là u lympho CNS nguyên phát ). U lympho là ung thư tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật. U lympho CNS nguyên phát ít phổ biến hơn ung thư hạch phát triển bên ngoài não.
-
Những kỹ thuật y tế chẩn đoán u não
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều cách để người bệnh phát hiện ra u não. Đầu tiên, người có những triệu chứng được kể trên sẽ được bác sĩ khám hệ thần kinh. Người bệnh sẽ được kiểm tra về thị giác, thính giác, phản xạ,… Đây là bước quan trọng không thể thiếu để tiếp tục tiến hành chẩn đoán u não.
- Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ: Vài người sẽ có dấu hiệu không tốt trong quá trình khám thần kinh. Bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não. Đây là một phương pháp phổ biến và đem lại hiệu quả khi phân tích sọ não con người. Hiểu đơn giản, hai bước trên được thực hiện nhằm thu được ảnh tĩnh về não bộ. Để thu được kết quả rõ ràng, chính xác bác sĩ sử dụng một lượng chất tương phản để tiêm vào tĩnh mạch. Cách làm này sẽ cho bác sĩ phân biệt dễ hơn điểm khác nhau của khối u trong não và tổ chức não lành. Kết quả cho thấy hầu hết chất tương phản sẽ ngấm vào khối u trong não thay vì phần não lành. Cũng có một vài trường hợp đặc biệt u não không ngấm chất tương phản.
- Sử dụng Positron Emission Tomography: Phương pháp trên được viết tắt là PET Scan. Khi sử dụng phương pháp này, bác sĩ có thể theo dõi được hoạt động của bộ não. Để quan sát hoạt động của não bộ, người bệnh được tiêm chất đánh dấu phóng xạ. Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể tìm khối u não và vùng não lành, tế bào hoại tử,… Đây là một phương pháp cực kỳ hiện đại và có ích khi chẩn đoán u não.
- Sinh thiết: Hiểu đơn giản, sinh thiết là lấy một phần nhỏ từ khối u trong não để xét nghiệm. Khi sinh thiết, bác sĩ sử dụng dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị hoặc hệ thống thần kinh dẫn đường. Cụ thể, bác sĩ thực hiện rạch 2cm, khoan lỗ nhỏ trên sọ. Sau đó người ta đưa kim đầu tù nhỏ vào trong khối u để lấy mẫu. Mảnh u não được xử lí qua một quy trình và nghiên cứu dưới kính hiển vi. Sau khi quan sát, phân tích bác sĩ có thể đưa ra kết luận khối u lành tính hay ác tính.
-
Phương pháp điều trị u não
Bệnh nhân u não có nhiều chọn lựa trong điều trị. Tuỳ theo typ của khối u và giai đoạn và bệnh nhân có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Một số bệnh nhân được điều trị phối hợp. Ngoài ra, ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bệnh nhân cũng cần được điều trị giảm đau và các triệu chứng khác của ung thư, điều trị giảm nhẹ các tác dụng phụ và điều trị nâng đỡ về mặt tinh thần. Phương pháp này được gọi là điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ hoặc hoặc điều trị giảm nhẹ. Bác sĩ sẽ là người phù hợp nhất để bàn luận về những chọn lựa điều trị và dự báo các kết quả.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường dùng cho đa số u não. Cạo tóc sạch, gây mê toàn phần, rạch da đầu, mở cửa sổ ở hộp sọ, mổ lấy một phần hoặc toàn bộ khối u, đóng hộp sọ, khâu lại da đầu. Khi u nằm ở thân não, bác sĩ sẽ không thể cắt bỏ khối u mà không làm tổn thương đến các mô não bình thường. Lúc đó sẽ dùng đến các phương pháp điều trị khác.
Điều trị bằng tia xạ (còn gọi là xạ trị) dùng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ có thể là tia XQuang, tia gamma , hoặc tia protons. Dùng một cỗ máy lớn chiếu chùm tia vào khối u và mô chung quanh. Đôi khi tia xạ còn được chiếu vào toàn bộ não bộ hoặc tuỷ sống. Xạ trị thường được thực hiện sau phẫu thuật. Tia xạ tiêu diệt những tế bào còn sót lại. Đôi khi xạ trị sẽ được sử dụng thay thế khi không thể tiến hành phẫu thuật. Liệu trình xạ trị thay đổi tuỳ theo loại u, kích thước, và tuổi của bịnh nhân. Mỗi lần điều trị chỉ kéo dài vài phút. Bác sĩ sẽ tiến hành từng bước để bảo vệ mô lành chung quanh khối u khi xạ trị:
- Phân đoạn (fragmentation): Xạ trị thường được thực hiện 5 ngày mỗi tuần trong nhiều tuần. Khi rải đều tổng liều xạ trị trong một thời gian dài hơn sẽ giúp bảo vệ các mô lành ở vùng khối u.
- Siêu phân đoạn (hyperfragmentation): Bệnh nhân được chiếu những liều bức xạ nhỏ ngày 2 hay 3 lần thay vì dùng liều cao ngày 1 lần.
- Xạ trị lập thể (Stereotactic radiation therapy): Sử dụng những chùm tia xạ rất hẹp chiếu vào khối u ở nhiều góc độ khác nhau. Khi dùng phương pháp này , bịnh nhân sẽ phải đội một khung cứng trên đầu. Chụp MRI hoặc CT scan để tạo hình ảnh chính xác và vị trí của khối u. Bác sĩ sẽ tính toán chính xác liều bức xạ cần thiết cùng kích thước và góc chiếu của các chùm tia. Có thể xạ trị một lần hoặc vài lần.
- Xạ trị theo không gian 3 chiều (3-dimension conformal radiotherapy): Máy tính vẽ ra hình ảnh không gian 3 chiều của khối u và mô lành chung quanh. Bác sĩ chiếu nhiều chùm tia vào hình dáng chính xác của khối u. Việc chiếu tia tập trung chính xác vào khối u sẽ giúp bảo vệ các mô lành chung quanh.
- Xạ trị bằng chùm tia Proton (Proton beam radiation therapy): Nguồn bức xạ là protons thay cho XQuang. Bác sĩ nhắm chùm tia protons vào khối u. Protons có thể đi xuyên qua mô lành mà không gây tổn thương gì đáng kể.
Hoá trị liệu (Chemotherapy), dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, đôi khi cần thiết trong điều trị u não. Thuốc có thể dùng đường uống hoặc tiêm. Dù đường nào thì thuốc cũng vào máu và di chuyển khắp cơ thể. Thuốc này được sử dụng từng đợt để cơ thể có thời gian hồi phục sau mỗi đợt điều trị. Hoá trị liệu thường được sử dụng ngoại trú. Ít khi cần nhập viện điều trị. Hoá trị liệu thường được sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể được hoá trị sau khi đã phẫu thuật và xạ trị. Ở những bệnh nhân có u não tái phát, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối u và cấy vào vài viên nhện có tẩm hoá chất. Mỗi viên nhện có kích thước khoảng một đồng xu. Trong vài tuần, viên nhện rã ra và phóng thích thuốc vào não. Thuốc có tác dụng diệt tế bào ung thư.
-
Phương pháp phòng chống bệnh u não
Để hạn chế với kẻ thù đặc biệt nguy hiểm:
- Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm tóc: Những sở thích hàng ngày cũng là con đường dẫn chúng ta đến ung thư não. Năm 1994, Viện Ung thư Quốc gia đã khởi công công trình nghiên cứu suốt bốn năm ở những người có khối u não và nhận thấy rằng, sử dụng thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh.
- Hạn chế sử dụng điện thoại. Dù điện thoại được chứng minh là không phải là yếu tố gây nên các dạng ung thư song bạn cần hạn chế sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài. Nhiều nghiên cứu chỉ ra điện thoại phát ra một lượng bức xạ nhỏ sẽ khiến người dùng cảm thấy căng thẳng và dễ bị đau đầu. Tình trạng này càng phổ biến hơn nếu bạn dùng tai nghe kém chất lượng để thưởng thức âm nhạc trong thời gian dài.
- Ăn uống lành mạnh để ngừa ung thư. Những thực phẩm hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe trí não đã được các chuyên gia dinh dưỡng công nhận là tỏi và thức ăn chứa nhiều axit béo omega – 3 như cá hồi, quả óc chó, súp lơ, hạt lanh, các loại ngũ cốc.
- Bổ sung vitamin E, C và sắt và các loại quả chứa thành phần chống oxy hóa.Các kết quả nghiên cứu khoa học đều cho thấy rằng, các chất chống oxy hóa có nhiều trong dâu tây, nho, cam quýt và táo có khả năng giúp cơ thể chống lại thiệt hại từ các gốc tự do, chiến đấu và phòng chống ung thư não hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thường xuyên bổ sung vitamin E và C cho cơ thể từ những loại hoa quả thông dụng để có một sức đề kháng tốt nhất chống lại bệnh tật.
- Tránh xa chất kích thích. Các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá chính là những chất có thể gây ra nhiều bệnh ung thư cho cơ thể trong đó có ung thư não.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Tham gia luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, trực tiếp tham dự vào một bộ môn thể thao nào đó đồng thời có thói quen sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, sẽ giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh, các tế bào ung thư sẽ không có điều kiện hình thành và phát triển trong não bộ của bạn.
- Uống nhiều nước. Theo nghiên cứu cho biết, lượng huyết thanh chính là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện tuần hoàn máu não. Nếu như mất quá nhiều nước sẽ gây ra bệnh về tim mạch, tuần hoàn máu giảm và gây ung thư não. Để không bị bệnh, chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày (thường 2 lít/ ngày) là tốt nhất. Nếu bạn tham gia luyện tập thể dục thể thao nhiều, bạn cần bổ sung thêm nước để cơ thể không bị mất nước nhé!
Với những cách phòng chống ung thư não cực kỳ hiệu quả trên, hi vọng sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe, loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này.