Top 10 Nước uống giảm mỡ máu thơm ngon với công thức đơn giản tại nhà
Mỡ máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên khi mỡ máu cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị ... xem thêm...kịp thời. Toplist xin giới thiệu đến bạn các loại nước uống giảm mỡ máu thơm ngon với công thức đơn giản tại nhà qua bài viết dưới đây nhé.
-
Nước cam ép
Nước ép cam chứa nhiều các loại vitamin tốt cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C. Thêm vào đó, cam còn chứa hoạt chất Hesperidin (vitamin P), đây là một loại vitamin có khả năng tăng cường mao mạch, cải thiện lưu thông máu. Vì vậy, uống nước ép cam thường xuyên sẽ giúp làm giảm lượng mỡ trung tính trong máu hiệu quả bạn nhé.
Nước ép cam luôn nằm trong top đầu các thức uống giảm mỡ máu, bởi giúp hạn chế sự gia tăng của cholesterol và loại bỏ chất béo trong cơ thể. Bên cạnh đó, các synephrine alkaloid dưới vỏ cam có thể làm giảm sản xuất cholesterol ở gan. Trong nước cam chứa các chất chống oxy hóa như hesperidin từ flavonoid cao gấp 6 lần so với viên uống vitamin C. Do đó, đừng bỏ qua thức uống thơm ngon, bổ dưỡng này.
Nguyên liệu:
- 2 quả cam loại ngon
- 30ml nước đường
- Đá viên
- Dụng cụ vắt cam, ly thủy tinh, muỗng khuấy….
Cách thực hiện:
- Cam rửa sạch, để ráo nước rồi gọt bỏ bớt lớp vỏ bên ngoài. Trong vỏ cam chứa nhiều tinh dầu, nếu để tinh dầu này rơi vào sẽ làm nước ép bị đắng. Tiếp đó, bạn dùng dụng cụ vắt lấy nước ép của 2 quả cam.
- Rót nước cam vừa ép vào ly thủy tinh, nếm thử xem nước cam đã ngọt chưa. Sau đó, bạn có thể thêm vào một ít nước đường để điều chỉnh hương vị nước cam cho vừa miệng.
- Cho thêm đá viên vào ly nước cam, khuấy đều để tạo độ lạnh và thưởng thức nhé!
-
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh giàu vitamin K rất cần thiết cho cấu tạo xương và ngăn không cho canxi làm tổn thương động mạch. Bên cạnh đó, đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giúp giảm huyết áp và cải thiện chỉ số cholesterol. Nước ép súp lơ xanh giúp giảm mỡ máu nhẹ nhàng, phù hợp để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Ngoài việc giảm cholesterol, súp lơ xanh có thể hỗ trợ sức khỏe tim bằng cách hỗ trợ cho các thành mạch máu khỏe hơn. Chất sulforaphane trong bông cải xanh cũng là một chất chống viêm và có thể ngăn ngừa vấn đề về đường trong máu. Súp lơ xanh không chỉ là một trong những nguyên liệu phổ biến ở Việt Nam có tác dụng làm giảm mỡ máu hiệu quả. Còn rất nhiều thực phẩm xanh quen thuộc khác mà bạn có thể sử dụng.
Nguyên liệu:
- 3 búp súp lơ xanh
- 1 cây xà lách xoăn
- 1 nhánh gừng
- 1 nhánh cần tây
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và cắt nhỏ các nguyên liệu trên thành từng khúc cho dễ xay, sau đó cho vào máy xay sinh tố, có thể thêm chút muối, và đá vào máy xay, xay đến khi nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp ra cốc và thưởng thức.
- Công thức này sẽ có được khoảng 350ml nước ép. Nếu quá đặc người bệnh có thể thêm một loại quả nhiều nước như dưa chuột vào xay cùng để món nước ép này loãng hơn.
-
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua là một loại nước ép giảm mỡ máu nổi tiếng trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ. Bởi trong cà chua có chứa các chất xơ có khả năng loại bỏ cholesterol có hại cho cơ thể. Cà chua chứa nhiều chất xơ giúp phá vỡ cholesterol LDL trong cơ thể, nó cũng chứa nhiều niacin - chất có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu. Điều này cũng được chứng minh qua nghiên cứu được đăng trên tạp chí British Journal of Nutrition. Theo đó, 21 người tham gia nghiên cứu, mỗi ngày uống 400ml nước ép cà chua và ăn 30mg sốt cà chua đã giảm cholesterol tổng thể một cách đáng kể.
Ngoài ra, với người bị cao huyết áp, việc hạ chỉ số huyết áp dù chỉ một ít cũng có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe như tổn thương mạch máu, đau tim, đột quỵ và nhiều biến chứng khác. Một trong những cách dễ nhất để kiểm soát huyết áp là nhấm nháp một ly nước ép cà chua nguyên chất mỗi ngày. Các nghiên cứu cho thấy nước ép cà chua không chỉ có thể làm giảm huyết áp mà còn giúp kiểm soát mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nguyên liệu:
- Cà chua
- Chút muối hoặc đường
- Chút nước lọc nếu muốn
Cách thực hiện:
- Ngâm cà chua trong nước muối khoảng 15 phút, sau đó vớt lên để ráo. Thái nhỏ cà chua.
- Cho miếng cà chua vào máy xay và chờ thưởng thức trong vài phút. Bạn có thể cho thêm đường hoặc muối tùy theo ý thích của bạn.
- Sau khi xay xong, dùng dụng cụ lọc thực phẩm tiến hành lọc lấy nước và bỏ bã là đã xong một ly nước ép cà chua bổ dưỡng.
-
Tảo spirulina
Tảo xoắn Spirulina là một loại “siêu thực phẩm" của Nhật, được xem là “thần dược" của các bệnh nhân mỡ máu cao. Tảo xoắn Spirulina có khả năng cải thiện và phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ. Đây cũng chính là một trong những bí quyết giảm mỡ máu của Nhật Bản để có sức khoẻ cường tráng. Trong tảo xoắn Spirulina nguyên chất có chứa các thành phần dinh dưỡng chính bao gồm protein và các acid amin đa dạng như: omega 6, hàm lượng chất xơ cao, diệp lục hay carotenoid như β- carotene và phức hợp sắc tố thực vật phycocyanin. Các vitamin nhóm B, khoáng chất cần thiết như canxi, sắt.
Việc sử dụng loại tảo này mỗi ngày (thường ở dạng thực phẩm chức năng hoặc dạng bột) có thể giúp thư giãn thành động mạch và huyết áp trở về bình thường. Nó cũng giúp gan cân bằng lượng mỡ máu giảm 10% LDL cholesterol “có hại” và tăng 5% HDL cholesterol “có lợi”. Một nghiên cứu cho thấy những loài tảo spirulina này có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh tim. Điều này có thể là do tác dụng giảm cholesterol, chống viêm và chống oxy hóa của chúng. Với công thức này ngoài tảo Spirulina thì còn lại đều là những nguyên liệu có thể cho bạn một cốc nước ép hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả. Những công thức nếu được mix với một tỷ lệ hợp lý sẽ rất ngon và khó quên được mùi vị, hoàn toàn phù hợp với những bạn khó tính.
Nguyên liệu:
- 100gr xoài (đã bỏ vỏ và hạt)
- 1 chút rau mùi
- 5gr bột tảo xoắn spirulina
- 01 quả chanh, bỏ vỏ
- 250ml nước lọc
Cách thực hiện:
- Bỏ tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay, xay với tốc độ cao nhất cho thật nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp sinh tố ra ly, bỏ đá vào và thưởng thức.
- Lưu ý: Đối với người lần đầu uống nước tảo xoắn, bạn có thể sử dụng với liều dùng ít để quen dần mùi vị, sau đó tăng dần lên khoảng 2 - 4g bột tảo/ngày.
-
Nước ép nghệ
Nghệ từ lâu đã được biết đến là một nguyên liệu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, trong đó có khả năng làm giảm mỡ máu vô cùng hiệu quả. Các nhà khoa học đã chứng minh hoạt chất Curcumin trong nghệ vàng có tác dụng giảm lắng đọng mỡ trong động mạch, đồng thời có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp, ngăn ngừa oxy hóa và kháng khuẩn.
Một công dụng khác của nước ép nghệ là cải thiện sức khỏe tim mạch. Hoạt chất curcumin giảm nồng độ lipoprotein, duy trì mức độ cholesterol ổn định có thể phòng ngừa nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, hạn chế nguy cơ mắc chứng đột quỵ. Nước ép củ nghệ còn rất hiệu quả trong kiểm soát sự hình thành, và tích tụ các mảng bám động mạch, có tác dụng trong phòng ngừa xơ vữa động mạch, chống kết vón tiểu cầu – nguyên nhân hình thành các cục máu đông.
Nguyên liệu:
- 1 - 2 kg nghệ vàng tươi
- 1 máy xay nghệ
- 2 ca nhựa
- Khăn xô để lọc
Cách thực hiện:
- Củ nghệ tươi đem cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ.
- Cho nghệ tươi đã thái lát vào máy xay sinh tố, cho thêm một chút nước rồi xay nhuyễn nguyên liệu. Dùng khăn xô lọc phần cốt nghệ đã xay. Lọc đi lọc lại nhiều lần đến khi nước trong thì được.
- Tiếp theo, để ca nước khoảng 5 tiếng cho phần tinh bột nghệ lắng hết xuống dưới. Sau 5 tiếng khi tinh bột nghệ đã lắng xuống thì bỏ nước, thu lấy tinh bột.
- Cho phần tinh bột nghệ thu được vào nồi đun sôi cùng với một chút nước. Đun nhỏ lửa đến khi thu được hỗn hợp tinh bột nghệ thì tắt bếp. Để nguội, cho vào lọ cất vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
-
Nước ép măng tây
Măng tây thường được chúng ta sử dụng như một món ăn đơn thuần, nhưng ít ai biết rằng trong măng tây có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính. Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitamin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), vitamin B1, acid folic... Măng tây còn cung cấp các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người. Trong đó, Potassium (kali) và folate có nhiều trong măng tây giúp bảo vệ tim khỏe mạnh và hỗ trợ điều hòa huyết áp. Các chất cholesterol dư thừa trong máu cũng sẽ bị đào thải bởi chất xơ có trong măng tây.
Măng tây hoạt động trên khắp 100.000 dặm tĩnh mạch và động mạch của cơ thể để làm giảm huyết áp, nhờ đó cho phép cơ thể thích nghi với tình trạng viêm tích lũy năm này qua năm khác. Nó cũng giúp “tẩy sạch” những cục huyết khối chết người - là lựa chọn tuyệt vời khi làm nước uống giảm mỡ máu. Những vitamin trong măng tây giúp tăng khả năng đàn hồi của mạch máu, nhờ đó hạn chế các bệnh lý tim mạch. Mặt khác, trong măng tây còn giàu chất xơ giúp loại bỏ các chất béo trung tính và làm giảm cholesterol. Người bệnh mỡ máu nên ăn loại rau này khoảng 3 - 4 lần/ tuần để có một sức khỏe tốt hơn.
Nguyên liệu:
- 300 gam măng tây
- 1 trái táo
- 1/2 quả chanh
- Mật ong
Cách thực hiện:
- Măng tây bạn rửa sạch, cắt khúc ngắn. Táo rửa sạch, bổ múi nhỏ và loại bỏ hạt. Chanh vắt lấy nước cốt và loại bỏ hạt chanh
- Cho măng tây + táo vào máy và ép lấy nước. Sau đó bạn cho phần nước ép này ra cốc/ly, thêm nước cốt chanh và mật ong (1-2 cafe mật ong), khuấy đều và thưởng thức.
-
Nước ép dưa hấu
Nước ép từ dưa hấu là một trong các loại nước uống giảm mỡ máu có công dụng tuyệt vời. Ít ai biết, dưa hấu không chỉ là thực phẩm tốt cho người ăn kiêng mà còn phát huy tốt nhiệm vụ bảo vệ tim mạch. Axit amin có trong loại trái cây này giúp cơ thể sản sinh oxit nitric, giúp mạch máu giãn nở.
Một số chất dinh dưỡng khác có trong dưa hấu, đặc biệt lycopene cũng mang đến rất nhiều lợi ích. Lycopene giúp giảm cholesterol và huyết áp, đặc biệt giảm độ cứng và độ dày thành động mạch ở người bị béo phì, phụ nữ mãn kinh. Một nghiên cứu của Trường Đại học bang Florida đã chứng minh rằng những người được bổ sung 4.000mg L-Citrulline (một acid amin có trong dưa hấu) giảm được huyết áp ngay trong vòng 6 tuần. Acid amin này giúp cơ thể sản sinh oxit nitric, làm mạch máu giãn nở.Nguyên liệu:
- 300gr dưa hấu
- 15ml nước cốt chanh
- 20ml nước đường hoặc mật ong
- Đá viên
Cách thực hiện:
- Dưa hấu mua về rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi cho vào tô nhỏ.
- Cho dưa hấu vào máy ép lấy nước cốt.
- Rót vào ly 100ml nước ép dưa hấu, 15ml nước cốt chanh, 20ml nước đường, khuấy đều rồi thêm đá viên vào. Nước cốt chanh sẽ kích vị chua, cân bằng hương vị cho thức uống thêm ngon miệng.
-
Nước ép cải bó xôi
Rau cải bó xôi thuộc họ rau muối, là loại rau giàu dinh dưỡng, dễ dung nạp, dùng tốt cho mọi lứa tuổi. Rau cải bó xôi còn được dùng làm thuốc (phối hợp rau với thuốc) và có thể sắc lấy nước làm thuốc đơn thuần. Trong cải bó xôi có nhiều natri, kali, canxi, photpho, magie, sulfur, mangan, kẽm, sắt, đồng...; nhiều vitamin B, C, A, B12 và protid, glucid, lipid, nước, chất xơ... Do trong rễ của cải bó xôi có chất glycosid tác dụng làm giảm mỡ cholesterol trong máu, rau cải bó xôi vị ngọt, tính mát nên cải bó xôi còn được dùng chữa tăng huyết áp. Ngoài ra còn có tác dụng làm sáng mắt, bổ âm huyết, chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, thanh nhiệt tiêu độc, chống chảy máu...
Nước ép cải bó xôi xếp ở thứ hạng cao trong bảng các chất góp phần tạo máu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin K trong rau còn giúp duy trì khả năng đông máu lành mạnh. Nước ép cải bó xôi rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Chỉ với 2 muỗng canh nước ép cải bó xôi (khoảng 30ml/1oz) là đã hoàn thành đủ lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày. Hàm lượng kali cao trong nước ép cải bó xôi có thể là “thuốc” cho những người bị tăng huyết áp. Kali giúp giảm những tác động xấu của natri trong cơ thể, hỗ trợ điều chỉnh nồng độ natri và ngăn chặn các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp. Vì thế đây là một thực phẩm ăn kiêng tốt cho những người mắc căn bệnh mạn tính này nhé.
Nguyên liệu:
- Nước ép dứa 300 ml
- Chanh 1 quả
- Gừng 1 Lát
- Cải bó xôi 200gr
Cách thực hiện:
- Đầu tiên rửa sạch cải bó xôi, để ráo, có thể cắt khúc.
- Cho nước ép dứa vào máy sinh tố, vắt nước cốt 1/2 trái chanh vào cùng cải bó xôi đã rửa và 1 lát gừng, bật máy xay thật nhuyễn mịn hỗn hợp khoảng 2 phút, nếu muốn lạnh có thể thêm đá vào xay cùng.
-
Nước ép lựu
Màu đỏ rực rỡ của lựu có từ polyphenols - chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Nước ép lựu chứa hàm lượng chất oxy hóa cao hơn nhiều so với hầu hết các loại nước ép trái cây khác, cao hơn gấp 3 lần so với rượu vang đỏ và trà xanh. Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp loại bỏ các gốc tự do, giảm viêm và bảo vệ tế bào không bị tổn thương. Nước ép lựu cũng là một loại nước uống giảm mỡ máu mà người bệnh nên bổ sung mỗi ngày. Lựu có chứa các hóa chất thực vật giúp chống oxy hóa, bảo vệ lớp nội mạc động mạch trước những tác nhân gây tổn thương. Theo các nghiên cứu, nước ép lựu còn kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric, giúp cho động mạch thông thoáng và lưu thông máu dễ dàng hơn.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đẫ phát hiện ra rằng nước lựu có thể giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của loại nước này trên ung thư tuyến tiền liệt, song kết quả vẫn chỉ dừng ở mức sơ bộ. Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu dài hạn nào với việc chứng minh nước ép lựu có khả năng ngăn ngừa ung thư và giảm các nguy cơ, song việc bổ sung nước lựu và chế độ ăn uống của bạn không hề có hại. Đã có nhiều kết quả đáng khích lệ trong các nghiên cứu, và các nghiên cứu lớn hơn vẫn đang được tiến hành. Nồng độ cao của các chất chống oxy hóa trong nước lựu được cho là có thể làm ngưng trệ sự tiến triển của bệnh Alzheimer và bảo vệ bộ nhớ của người bệnh.
Nguyên liệu:
- 2 quả lựu
- 1 quả chanh
- Đường kính (không bắt buộc)
Cách thực hiện:
- Tách hạt lựu
- Ép lựu. Sau khi tách được hạt lựu, cho phần lựu này vào máy ép, ép lấy nước. Thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh cùng đường (tùy khẩu vị) vào cốc nước ép, khuấy đều.
-
Nước ép rau diếp cá
Rau diếp cá hay còn được biết tới với các tên gọi khác như dấp cá, ngư tinh thảo. Đây là một loại rau gia vị, thường dùng để ăn sống hoặc làm thảo mộc. Rau diếp cá chủ yếu xuất hiện ở khu vực châu Á, nơi có khí hậu nóng ẩm. Về đặc điểm nhận dạng, lá diếp cá có hình trái tim, đầu lá nhọn. Rau diếp cá có mùi tanh đặc trưng, khi ăn vị chua nhẹ đan xen chút cay cay của tinh dầu. Theo y học cổ truyền, dấp cá có vị chua, tính hơi hàn. vào kinh can và phế. Tác dụng thẩm thấp, thanh nhiệt, chỉ khái, hóa đờm, lợi thấp và tiêu thũng và còn giúp giảm mỡ máu.
Nước ép rau diếp cá chính là một loại nước uống tốt mà người bị máu nhiễm mỡ không nên bỏ qua. Rau diếp cá có nhiều cellulose giúp hạ mỡ trong máu. Bản thân chất này không bị hấp thụ vào cơ thể nhưng lại có tác dụng tạo cảm giác no, giảm cơn thèm ăn. Từ đó, nhu cầu ăn uống của cơ thể cũng giảm đi. Rau diếp cá là vị thảo dược đã được sử dụng từ xa xưa để điều trị một số bệnh thường gặp như ho, sốt, bệnh trĩ… Đặc biệt, loại rau này còn có tác dụng tốt với người đang bị mỡ máu cao. Công dụng chữa máu nhiễm mỡ mà rau diếp cá có được là do trong thành phần của rau có chứa một lượng lớn cellulose - hoạt chất có khả năng khử mỡ và giảm cholesterol trong máu hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Rau diếp cá
- Đường
- Nước lọc
- Đá viên
Cách thực hiện:
- Rau diếp cá mua về nhặt lấy lá. Rửa nước nhiều lần cho sạch cát bụi rồi ngâm nước muối trong 5 phút sau đó vớt ra để ráo.
- Cho rau vào cối xay sinh tố theo lượng tùy thích. Tùy theo bạn muốn uống lỏng hay đặc sẽ cho vào lượng nước lọc tương ứng. Sau khi cho tất cả nguyên liệu vào rồi thì xay nhuyễn.
- Cho sinh tố ra rây lọc lấy nước.
- Đổ nước rau lại vào cối xay, cho thêm đường, đá, sữa tùy thích và xay lại lần nữa. Cuối cùng đổ ra ly và thưởng thức thôi.