Top 17 Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ "siêu" hiệu quả
Uống thuốc Tây nhiều sẽ hại dạ dày của bé và gây hiện tượng kháng thuốc. Vậy nên ngoài việc chữa ho cho trẻ bằng thuốc Tây, các mẹ có thể trị ho cho con bằng ... xem thêm...phương pháp dân gian. Cùng Toplist tìm hiểu những bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ tốt nhất nhé!
-
Rau diếp cá và nước vo gạo
Thành phần vitamin C trong nước vo gạo kết hợp với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm của rau diếp cá sẽ giúp xoa dịu cổ họng, làm nhanh lành tổn thương, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể có sức chống đỡ với bệnh. Đối với hệ hô hấp, tiêm dịch chiết từ diếp cá dưới da cho thấy tác dụng giảm ho. Dùng nước sắc rau diếp cá ở liều cao cũng cho thấy tác dụng tốt đối với các trường hợp bị áp xe phổi.
Nguyên liệu:
- 5 – 10 lá diếp cá, tươi, nhiều nước, 1 bát nước vo gạo (nước gạo sau khi vo xong các mẹ để lắng xuống hết phần nước đục, chỉ lấy phần nước trong bên trên).
Cách làm:
- Rau diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn
- Sau đó trộn đều phần lá diếp cá vừa xay với nước gạo rồi đun sôi chừng 20 phút
- Lọc lấy nước để nguội cho bé uống
- Để phát huy tác dụng, mẹ nên cho bé uống sau khi ăn khoảng 1 giờ
- Ngày uống 3 lần. Khi trị ho cho bé bằng hỗn hợp trên, mẹ nên kiêng cho bé ăn đồ tanh như thịt gà, cua, tôm,...
-
Hỗn hợp đường nâu, tỏi và gừng
Nhờ vào đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên mà gừng có mặt trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh đường hô hấp như ho khan kéo dài, ho có đờm, viêm họng, viêm thanh quản. Trong tỏi có nhiều thành phần hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, thích hợp với bệnh ho do nhiễm khuẩn.
Nguyên liệu:
- 5 g đường nâu, 2 – 3 tép tỏi, vài lát gừng, 1 chút nước lọc.
Cách làm:
- Đun sôi hỗn hợp đường, tỏi, gừng và nước khoảng 10 phút, lọc nước cho bé uống
- Hỗn hợp trên uống khi ấm ấm là tốt nhất
- Một chú ý nho nhỏ là hành và tỏi có mùi khó chịu nên các mẹ cho con uống trước bữa ăn.
-
Lá húng chanh (tần dày lá) kết hợp đường phèn hoặc mật ong
Lá húng chanh (tần dày lá) kết hợp đường phèn hoặc mật ong có chứa các tinh dầu của hợp chất phenol, salixylat engenol và một số thành phần khác. Những thành phần này đều có tác dụng kháng sinh, kháng khuẩn, tiêu đờm. Chính nhờ những thành phần trên, ông bà ta đã sử dụng loại lá này để trị ho, viêm họng cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá húng chanh, đường phèn hoặc mật ong.
Cách làm:
- Lá hung chanh rửa sạch, thái nhỏ, đem hấp cách thủy 30 phút cùng đường phèn hoặc mật ong
- Các mẹ chắt lấy phần nước cho bé uống khi còn ấm
- Bài thuốc này trẻ khá dễ uống vì có mùi thơm của lá húng chanh và mật ong
- Chỉ sau 2 lần uống bé sẽ giảm ho rõ rệt
- Lá húng chanh có công dụng trị ho, bổ phế, trị đờm hiệu quả.
-
Quất xanh chưng mật ong
Mật ong cùng với quất xanh từ lâu đã là bài thuốc quý được lưu truyền trong dân gian do tính hiệu quả của nó đối với các bệnh về hô hấp. Gia đình nên pha hỗn hợp với nước ấm và uống vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy. Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng, kể cả cho người già và trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
- 2 - 3 quả quất xanh, mật ong.
Cách làm:
- Quất rửa sạch cắt làm đôi, để nguyên vỏ và hạt vì hạt có tính ấm, làm tiêu đờm
- Quất trộn với mật ong hoặc đường phèn mang hấp cách thủy là có thể dùng được
- Hỗn hợp này cho trẻ uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống 2 thìa cafe, thay cho các loại siro ho.
-
Cây xương sông và lá hẹ
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, xương sông có tính ấm, vị cay; có tác dụng trừ hôi tanh, chống dị ứng, tốt cho hệ tiêu hóa, có khả năng tiêu đờm, chữa ho cảm và viêm họng hiệu quả. Người ta thường chọn những lá xương sông bánh tẻ, sử dụng khi còn tươi hoặc phơi trong chỗ mát cho đến khi khô để dùng dần.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá xương sông, 1 nắm lá hẹ, đường phèn (không có đường phèn có thể thay bằng đường hạt ăn hàng ngày)
- Lá xương sông có công dụng trị tiêu đờm, viêm thanh quản, trị cảm sốt hiệu quả.
Cách làm:
- Lá xương sông thái nhỏ trộn đều với 1 ít đường đem hấp cách thủy 30 phút
- Khi hỗn hợp nguội, chắt lấy nước cho bé uống
- Các mẹ có thể cho bé uống nhiều lần trong ngày.
-
Cam thảo
Cam thảo có tính mát, vị ngọt thanh, vừa có tính kháng khuẩn vừa làm dịu cổ họng nên các mẹ có thể cho bé uống nước cam thảo đun sôi khi bé lên cơn ho. Cam thảo các mẹ nên tìm mua ở các hiệu thuốc bắc để đảm bảo an toàn. Theo một số tài liệu đông y ghi chép lại rằng, cam thảo có tính bình, vị ngọt nên mang đến tác dụng tiêu đờm, giải độc, thanh nhiệt,…
Nguyên liệu:
- Lá sen 3g, cam thảo 3g
Cách làm:
- Hãm nước sôi uống thay trà.
-
Hoa hồng bạch và đường phèn
Theo Đông y, hoa hồng trắng hay hồng bạch là một vị thuốc vị ngọt, không độc, mùi thơm mát, tính mát. Trong thành phần có chứa nhiều đường, vitamin, tinh dầu có thể chữa ho và nhuận tràng hiệu quả. Vị ngọt của đường phèn và cánh hoa hồng bạch sẽ làm dịu rát cổ họng của bé khi lên cơn ho.
Nguyên liệu:
- 15g hoa hồng bạch và một lượng vừa đủ đường phèn
Cách làm:
- Lấy 15g hoa hồng bạch và một lượng vừa đủ đường phèn sắc hoặc hấp cách thủy uống hàng ngày
- Sử dụng khi còn nóng, liên tục trong 1 tuần
- Có tác dụng chữa ho khái huyết do phế hư.
-
Cải cúc và mật ong
Ngoài được sử dụng như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, cải cúc còn là vị thuốc giúp tiêu hóa, trừ đờm, tán phong chữa bệnh do giá lạnh. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, dùng tươi hoặc đã làm khô trong mát (không phơi nắng vì làm mất tinh dầu thơm).
Nguyên liệu:
- Lá cải cúc
- Mật ong
Cách làm:
- Lá cải cúc rửa sạch xắt nhỏ, đem hấp cách thủy cùng với mật ong trong 20 phút
- Các mẹ chắt lấy nước cho trẻ uống
- Để phát huy tác dụng, mẹ nên cho trẻ uống từ 3 - 5 ngày liên tục
- Theo Đông y, cải cúc lành tính, có tác dụng trị ho rất hiệu quả.
-
Dùng hành tây
Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, hành tây còn được biết đến như một vị thuốc dân gian để chữa nhiều bệnh lý của đường hô hấp như cảm cúm, sổ mũi và cả ho. Do cách chữa ho bằng hành tây rất lành tính nên phù hợp để chữa cho nhiều đối tượng khác nhau, nhất là trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
- Chuẩn bị nửa củ hành tây, lột bỏ vỏ
Cách làm:
- Lột bỏ vỏ và thái chúng thành miếng rồi cho vào nồi
- Đổ khoảng 500ml nước vào, bắc lên bếp đun sôi. Cứ đun nhỏ lửa khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp
- Chờ cho nước nguội hoàn toàn thì chắt lấy nước để sử dụng
- Dùng nước hành tây cho đến khi thấy các cơn ho dứt hẳn thì ngưng.
-
Hỗn hợp thủy lê, đường phèn, xuyên bối
Quả lê có vị ngọt dịu, hơi chua, bản chất là tính mát. Lê có tác dụng nhuận phế, dưỡng huyết, tiêu đờm, giảm ho, ngứa rát cổ họng. Bí quyết tị ho bằng quả lê từ lâu đã được áp dụng trong Đông Y như một bài thuốc quý trị các bệnh đường hô hấp.
Nguyên liệu:
- 1 trái lê to, đường phèn giã nhỏ, 3 hạt xuyên bối ( có thể mua ở các hiệu thuốc Đông y).
Cách làm:
- Lê rửa sạch gọt vỏ và khoét bỏ phần lõi, và bỏ bớt 1 phần thịt lê đi, sau đó cho đường phèn và hạt xuyên bối vào trong quả lê
- Mang quả lê hấp cách thủy chừng 30 phút
- Các mẹ cho bé uống phần nước còn lại trong quả lê, hoặc cho bé ăn cả bã là tốt nhất
- Với hỗn hợp trên mẹ nên cho bé uống mỗi lần 1 thìa, ngày uống 2 lần, liên tục trong 3 ngày.
-
Chữa ho bằng hoa đu đủ đực, hoa khế
Hoa đu đủ đực và hoa khế là những vị thuốc được dùng điều trị nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chữa kho và viêm họng. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh chỉ nên sử dụng 1/2 muỗng cafe vừa đủ để phát huy hiệu quả, cho trẻ uống thầm dần dần từ đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.
Nguyên liệu:
- Hoa đu đủ
- Hoa khế
- Lá tía tô
Cách làm:
- Chuẩn bị 10 gram mỗi loại hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô cùng với 5 gram đường phèn.
- Cho các loại thuốc vào trong bát sứ rồi đem chúng hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
- Đun đến khi sôi, người bệnh rót thuốc ra bát và để nguội cho bớt nóng rồi uống.
- Mỗi ngày nên uống thuốc 2 lần sau khi ăn, áp dụng liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày để giảm ho và viêm họng.
-
Chữa ho bằng lá tía tô
Lá tía tô được biết đến với công dụng chính là giải cảm, trừ phong, làm ấm cơ thể khi nhiễm lạnh. Trong Đông Y cũng ghi nhận tía tô là thảo dược có vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ, tác dụng của tía tô đi vào kinh phế – tâm – tỳ phát huy hiệu quả hạ khí. Tía tô là vị thuốc nam chữa ho an toàn đối với người lớn và trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
- Lá tía tô
Cách làm:
- Sử dụng 20 gram lá tía tô tán mịn hòa với nước nóng cho uống hoặc nấu chung với cháo để ăn hàng ngày.
-
Củ cải trắng & gừng
Củ cải trắng không chỉ được sử dụng để nấu thành nhiều món ăn mà nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, nhất là trị ho. Theo những ghi chép của Đông y, loại củ này có vị thanh mát, hạt của củ cải có tính bình, vị ngọt, có tác dụng khắc phục các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như trướng bụng, đầy bụng, không tiêu.
Nguyên liệu:
- 200g củ cải trắng tươi
- 800ml nước lọc
Cách làm:
- Củ cải trắng đem đi rửa sạch, dùng dao gọt thật sạch vỏ rồi thái thành hình hạt lựu
- Bỏ củ cải trắng đã sơ chế vào nồi, đổ nước lọc vào cho ngập xâm xấp củ cải
- Bắc nồi củ cải lên bếp, đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó tắt bếp để nguội, dùng rây lọc bỏ bã và chắt lấy nước
- Chia lượng nước này thành nhiều phần và cho bé uống nhiều lần trong ngày
- Uống thường xuyên sẽ giúp đờm trong cổ họng tan dần.
-
Hạt chanh & đường phèn
Không chỉ có nước chanh, vỏ chanh mà cả hạt của quả chanh cũng là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả. Trong những ngày thời tiết giao mùa hay thay đổi thất thường, dễ mắc bệnh đường hô hấp, bạn không nên bỏ qua những bài thuốc từ hạt chanh dưới đây, đặc biệt là khi nhà có trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
- Hạt chanh
- Đường phèn
Cách làm:
- Lấy 5-6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn cho vào cùng, giã nhuyễn
- Sau đó hòa thêm một thìa nước lọc, cho vào một chiếc bát sạch
- Khi cơm cạn nước, mẹ cho bát vào hấp tới khi cơm chín
- Sau đó lấy bát ra, để nguội, gạn nước trong và cho bé uống mỗi ngày 4-6 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê, bé sẽ hết ho và tiêu đờm. Mẹ lưu ý chỉ dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên.
-
Quất hồng bì ngâm đường phèn
Vào mùa quất hồng bì, mẹ đừng quên chuẩn bị sẵn “bảo bối” quất hồng bì ngâm đường phèn cho con dùng vào mùa đông nhé. Tinh dầu trong vỏ quất hồng bì sẽ giúp kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Không những vậy, lượng vitamin C dồi dào trong loại trái cây này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho con, giúp phòng ngừa cảm cúm.
Nguyên liệu:
- Quả quất hồng bì tươi 1kg, đường phèn 1kg.
Cách làm:
- Quất hồng bì mua về, dùng kéo cắt sát cuống (không dùng tay bứt vì sẽ làm dập, nát quả), rửa sạch, sau đó rửa lại bằng nước đun sôi để nguội, để ráo nước
- Cho quất hồng bì vào lọ, phủ đường phèn lên và nắp kín lọ
- Để nơi thoáng mát đến khi lớp đường phèn tan đi là dùng được.
-
Củ nghệ tươi
Nghệ vàng chứa khoảng 0,3% chất curcumin, 25% cacbua terpenic, 5% tinh dầu,… Chính thành phần curcumin trong nghệ giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và trị ho hiệu quả. Do vậy, trị ho từ nghệ là phương pháp cực kì hữu hiệu dành cho mọi người, vô cùng lành tính, an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tin tưởng và an tâm khi dùng nghệ trị ho cho bé.
Nguyên liệu:
- 1 củ nghệ tươi
- 2 thìa mật ong nguyên chất
Cách làm:
- Nghệ tươi đem rửa sạch rồi cạo lớp vỏ ngoài, sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn
- Trộn nghệ đã giã cùng với mật ong thật đều rồi chắt lấy nước uống
- Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cafe. Sau lần thực hiện đầu tiên dễ dàng nhận thấy những khó chịu nơi cổ họng dịu hẳn rồi đấy.
-
Chanh đào ngâm mật ong
Chanh đào là một loài chanh có cây khỏe, lá lớn, sai quả. Chanh đào cho quả to, vỏ mỏng, mọng nước, mùi thơm hấp dẫn nên được người tiêu dùng ưa chuộng ở Việt Nam. Khi được ngâm phối hợp với một số nguyên liệu như mật ong, đường phèn, chanh đào sẽ cho ra những bài thuốc trị bệnh vô cùng hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Chanh đào 1 kg, mật ong 1,5 – 2 lít. Chọn trái chanh đào to, tươi, mọng nước, đã già.
Cách làm:
- Chanh đào rửa qua nước, để khô ráo. Cắt chanh thành từng lát mỏng, cho vào lọ ngâm, đậy đĩa sành sứ lên trên, ngâm trong lọ thủy tinh 3 - 6 tháng.
- Khi uống, lấy một muỗng nước chanh đào mật ong cho vào 250 ml nước ấm, cho thêm 2 lát chanh tươi. Ngày uống 3 cốc sẽ có tác dụng giảm cân rất nhanh.