Top 6 quốc gia xử phạt tài xế có nồng độ cồn lớn hơn 0

  1. Top 1 Nepal
  2. Top 2 Cộng hòa Séc
  3. Top 3 Slovakia
  4. Top 4 Uruguay
  5. Top 5 Hungary
  6. Top 6 Việt Nam

Top 6 quốc gia xử phạt tài xế có nồng độ cồn lớn hơn 0

Trịnh Ngân 305 0 Báo lỗi

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông có hiệu lực vào ngày 01/01/2020. Tất cả những người điều ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nepal

    Vào cuối năm 2011, Tổng cục cảnh sát giao thông thủ đô Kathmandu (Nepal) đã tìm kiếm ra một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tai nạn tại đây và mở đầu công cuộc điều chỉnh nghiêm ngặt cấm uống rượu và lái xe.

    Mỗi đêm, có khoảng 35 điểm kiểm tra ngẫu nhiên được đặt xung quanh Valley, gấp đôi vào cuối tuần và các lễ hội khi người dân có thể sẽ uống rượu.

    Các nhân viên cảnh sát với bổn phận phải dừng từng phương tiện xe lại để kiểm tra tài xế, thường sẽ mang kèm máy đo nồng độ cồn, nhưng gần như chỉ “ngửi” hơi thở của họ xem có cồn không.


    Nồng độ cồn trong máu (BAC) là phần trăm của cồn có trong máu, nó sẽ tăng lên theo lượng rượu mà một người dùng. Các đất nước trên thế giới có cách đọc BAC khác nhau để xác định việc say rượu khi lái xe, nhưng tại Nepal là không khoan nhượng, có nghĩa là chỉ một chút rượu trong hơi thở của bạn cũng đủ để cảnh sát có quyền giữ lại. Người phạm lỗi sẽ phải trả một khoản tiền phạt khoảng 1,000 Rs và bị tịch thu bằng lái cho đến khi họ đến dự một khóa học bắt buộc kéo dài hàng giờ của cảnh sát về sự nguy hiểm của lái xe bị ảnh hưởng từ rượu bia.

    Mỗi một lần tài xế bị bắt, bằng lái của họ sẽ bị đục lỗ; 05 lỗ thì bị thu hồi giấy phép.


    Chiến dịch này đã làm giảm đột ngột số tai nạn giao thông. Chủ nhà hàng và quán bar báo cáo rằng kinh tế của họ bị tổn thất nặng nề kể từ khi cảnh sát thực thi đạo luật này.

    Xét vì thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực cảnh sát – chỉ riêng khoảng 1,000 cảnh sát giao thông xử lý 750,000 phương tiện của Kathmandu – thì đây đã là một cố gắng không nhỏ. Từ giữa Tháng 7 năm 2012 đến Tháng 7 năm 2013, Kathmandu ghi nhận 4,770 vụ tai nạn xe cộ với 148 người chết. Qua hai năm thực hiện, số ca tai nạn giao thông giảm 16% và một nửa số người thương vong.


    Nguồn: Nepal Times (https://archive.nepalitimes.com/article/nation/getting-over-the-influence,1134)

    Giao thông vô cùng đông đúc tại Nepal
    Giao thông vô cùng đông đúc tại Nepal
    Cảnh sát gặp khó khăn trong việc kiểm tra số lượng lớn người điều khiển phương tiện
    Cảnh sát gặp khó khăn trong việc kiểm tra số lượng lớn người điều khiển phương tiện

  2. Top 2

    Cộng hòa Séc

    Tại Cộng hòa Séc, không khoan nhượng cho bất kỳ ai lái xe mà chịu ảnh hưởng của rượu hoặc ma túy. Cảnh sát Séc thừa hành công việc kiểm tra về việc nghi ngờ sử dụng rượu và có quyền kiểm tra bất kỳ tài xế bất kỳ thời điểm nào tại điểm được giao.

    Việc kiểm soát này đặc biệt còn được diễn ra cả vào buổi đêm.

    Nếu rượu hoặc ma túy được tìm thấy trong máu của bạn bằng máy đo hơi thở, thì hậu quả có thể bị phạt tù tới 03 năm và phạt tiền từ 25- 50,000 CZK.

    Nếu một tài xế từ chối không kiểm tra hơi thở, tiền phạt sẽ ở mức tương đương với trường hợp một người công khai bị ảnh hưởng bởi rượu. Trong trường hợp xúc phạm một công chức Séc hoặc gây tai nạn giao thông do ảnh hưởng bởi rượu, bằng lái của bạn sẽ bị thu hồi 1 năm trở lên và phải trả một khoản phạt từ 10,000 CZK trở lên.

    Nếu bạn gặp phải một tai nạn mà thiệt hại không quá 50,000 CZK và không có ai bị thương, bạn có thể yêu cầu bồi thường bằng một thỏa thuận chung với những người tham gia. Nếu không, bạn phải gọi cảnh sát đến để cùng nhau viết bản tường trình và kiểm tra nồng độ rượu.

    Nguồn: Just Landed (Czech Republic - Travel & Leisure, https://www.justlanded.com/english/Czech-Republic/Czech-Republic-Guide/Travel-Leisure/Driving-laws)

    Kiểm tra nồng độ cồn nghiêm ngặt tại Cộng hòa Séc
    Kiểm tra nồng độ cồn nghiêm ngặt tại Cộng hòa Séc
  3. Top 3

    Slovakia

    Tại đây cũng yêu cầu nồng độ cồn trong hơi thở bằng 0 khi lái xe. Tiền phạt khi uống rượu lái xe là từ 200 đến 1000 Euros và cấm lái xe tới 05 năm. Điều khiển phương tiện giao thông dưới tình trạng có 0.01% rượu hoặc chất gây nghiện khác và từ chối kiểm tra có thể bị quy là phạm tội hình sự. Người say rượu lái xe có thể phải đối diện với một năm tù.


    Nguồn: https://www.slovakia.com/travel/car/

    Giao thông vào mùa đông tại Slovakia
    Giao thông vào mùa đông tại Slovakia
    Cảnh sát giao thông tại Slovakia
    Cảnh sát giao thông tại Slovakia
  4. Top 4

    Uruguay

    Khai mạc lễ nhậm chức của mình, Tổng thống Uruguay Tabare Vásquez công bố một “cuộc chiến với rượu” và nhấn mạnh việc cần chỉnh đốn thị trường rượu. Nhờ nỗ lực gắn kết Quốc hội, vị tổng thống đã triệu tập một nhóm lưỡng đảng dẫn đầu chiến dịch 3 mũi nhọn chống lại lạm dụng rượu bia: nỗ lực nâng cao nhận thức về nguy hiểm của rượu bia, bao gồm chương trình giảng dạy trong phòng chống; và một luật cấm say xỉn khi lái xe.


    Sau nhiều lần trưng cầu Quốc hội, cuối cùng năm 2015, ông đã thành công ký vào luật quy định về mức độ vi phạm của tài xế sau khi uống rượu bia. Tất cả tài xế sẽ bị tước quyền lái bất kỳ kiểu hoặc loại phương tiện giao thông nào trên đường phố công cộng khi nồng độ cồn trong máu cao hơn 0.0 grams mỗi lít. Người Uruguay sẽ bị bắt khi lái xe dưới ảnh hưởng của cồn, giấy phép của họ sẽ bị treo và phải nhận mức phạt khoảng 460$.


    Nguồn:
    https://panampost.com/belen-marty/2015/05/04/argentina-uruguay-declare-zero-tolerance-war-on-drunk-driving/

    Giao thông tại Uruguay
    Giao thông tại Uruguay
  5. Top 5

    Hungary

    Tuổi hợp pháp uống rượu tại Hungary là 18. Bia, rượu và đồ uống có cồn khác được bán khắp nơi, gồm cả cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và cả vài chuỗi giảm giá khác. Mặc dù vậy, bạn sẽ ít khi thấy ai uống rượu trên phương tiện công cộng vào những tối muộn, điều đó là phạm pháp nếu bị bắt.


    Uống rượu trên đường phố cũng vậy, nó hoàn toàn bị phớt lờ, trừ khi ai đó muốn gây nhiễu loạn. Không mang bất kỳ vật dụng chứa rượu nào trên phương tiện của bạn. Và cũng đừng nghĩ về việc lái xe sau khi chỉ uống một cốc bia, Hungary là quốc gia không khoan nhượng và yêu cầu không có nồng độ cồn trong hơi thở đối với tài xế, đây là yêu cầu bắt buộc khi bạn bị dừng xe kiểm tra.


    Nguồn: https://www.frommers.com/destinations/hungary/planning-a-trip/fast-facts

    Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn với tài xế lái xe công cộng tại Hungary
    Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn với tài xế lái xe công cộng tại Hungary
  6. Top 6

    Việt Nam

    Tính đến cuối tháng 1 năm 2020, khoảng gần một tháng sau khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 30/12/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với các vi phạm giao thông. Và Việt Nam đã trở thành một trong số quốc gia yêu cầu nghiêm ngặt về việc sử dụng rượu bia khi lái xe trên thế giới. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá mức 0 tuyệt đối sẽ phải đối mặt với nhiều mức phạt tiền khá cao và tước bằng lái.


    Theo WHO (tổ chức Y tế Thế giới), hơn 30% số tai nạn giao thông ở Việt Nam là do uống quá nhiều rượu. Năm 2016, có 79.000 ca tử vong liên quan đến việc sử dụng rượu bia. Qua việc thắt chặt quản lý rượu bia khi lái xe, theo AFP, tính đến ngày 22/01/2020, các vụ tai nạn chết người đã giảm khoảng 13% so với hai tuần trước đó. Bước đầu triển khai thì đây là một con số tích cực, tuy nhiên thị trường rượu bia tại Việt Nam cũng đối diện với khó khăn giảm doanh số bán hàng trong suốt năm 2020 này.

    Đo nồng độ cồn trở nên phổ biến tại Việt Nam bắt đầu từ đầu năm 2020
    Đo nồng độ cồn trở nên phổ biến tại Việt Nam bắt đầu từ đầu năm 2020




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy