Top 10 Thói quen tốt nhất để bảo vệ cổ họng ngày đông
Mùa đông thường là thời điểm đỉnh điểm các bệnh về đường hô hấp gia tăng trong năm như bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm mũi ... Dù không quá nguy hiểm đến tính ... xem thêm...mạng nhưng các triệu chứng đau, sưng, rát cổ họng làm cho không ít nhiều người khó chịu. Vì vậy, có cách nào để giảm thiểu khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp? Hãy để Toplist chỉ ra những thói quen sinh hoạt để có thể bảo vệ tốt nhất cổ họng trong mùa đông giá lạnh nhé.
-
Dùng đồ uống ấm, nóng
Một trong những thói quen không tốt cho việc giữ ấm cổ họng vào mùa đông là uống nước lạnh haowcj sử dụng những sản phẩm thức uống có đá lạnh.
Lười uống nước là thói quan không hề tốt, bởi cơ thể chúng ta được cấu tạo từ 75% là nước. Uống nước rất tốt cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Việc cung cấp không đủ lượng nước có thể khiến cho lớp màng nhầy cổ họng trở nên khô và dễ bị kích ứng.
Do đó, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, tốt hơn hết để hạn chế những phiền toái cho cổ hỏng thì bạn nên hạn chế dùng đồ uống lạnh mà nên dùng đồ ấm, nóng nhé.
-
Súc miệng nước muối
Muối không chỉ là một loại gia vị chế biến món ăn mà nó còn có ích lợi để phòng, chữa nhiều bệnh. Súc miệng bằng nước muối vô cùng đơn giản nhưng mang lại những công dụng tốt đối với răng miệng nhất là khi thời tiết lạnh thì việc xúc miệng nước muối càng cần thiết.
Theo các chuyên gia y tế, việc súc miệng bằng nước muối vào thời gian buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ từ 2 - 3 lần/ngày sẽ đem lại tác dụng nhất và nước muối sinh lý 0,9 % là phù hợp nhất với cơ thể người.
-
Sử dụng mật ong và gừng để bảo vệ cổ họng
Do cả mật ong và gừng có chứa chất chống oxy hóa, kháng sinh, kháng khuẩn và chống viêm nên khi kết hợp lại với nhau cho ra những bài thuốc hay giúp cho cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiều bệnh, bảo vệ sức khỏe người dùng.
Nhấm nháp nước gừng với mật ong vào mỗi sáng thức dậy là ý tưởng không tồi bảo vệ cổ họng của bạn cả ngày. Việc pha mật ong và gừng cũng rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian, một trong những cách pha là vắt một ít nước gừng tươi (3-4 ml) với 5 ml mật ong khuấy đều và thưởng thức.
-
Không chùm kín chăn khi ngủ
Một thói quen không tốt khi rất nhiều người trùm chăn kín đầu khi ngủ nhất khi vào những ngày đông vì nghĩ sẽ giữ ấm cổ họng và sẽ ấm áp hơn.
Việc này sẽ càng làm giảm lượng oxy cho hô hấp trong lúc ngủ và bạn sẽ có khả năng hít phải khí CO2 và những chất độc hại do mình thải ra. Khi ngủ bạn chỉ nên kéo chăn trùm kín cổ chứ không cần phải trùm kín đầu.
-
Quàng khăn ấm, mặc áo kín cổ khi ra ngoài
Khăn quàng là một món đồ mà bạn không thể quên đem khi đi ra ngoài. Nó quả thực hữu hiệu để giúp bạn luôn giữ cổ ấm áp khi tiết trời lạnh lẽo, gió mùa đông bắc đều đặn thổi.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy việc quàng khăn quá vướng víu thì áo cao cổ là lựa chọn hoàn hảo để thay thế. Tốt hơn hẳn thì bạn có thể kết hợp vừa mặc chiếc áo cao cổ vừa quàng khăn khi ra ngoài, chắc hẳn cổ họng bạn luôn đủ ấm rồi đấy.
-
Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc khi ra ngoài
Cơ thể người là một thể thống nhất, một bộ máy phức tạp do các cơ quan tạo thành. Tai - mũi - họng thông với nhau như các xoang thông với mũi, mũi họng thông với tai, xương chũm qua vòi nhĩ. Nếu để mũi nhiễm lạnh thì rất có thể xảy ra hiện tượng sổ mũi.
Do vậy, bảo vệ mũi cũng là cách bảo vệ cổ họng. Tốt nhất, khi ra đường những ngày trời lạnh, bạn nhất định phải đeo khẩu trang vừa để giữ ấm cho mũi lại vừa tránh hít phải khói hoặc việc lây lan các bệnh do virut, vi khuẩn từ người này sang người khác. Đeo khẩu trang đúng cách bạn có thể yên tâm khi ra đường mà không phải lo lắng về việc bị các bệnh về đường hô hấp.
-
Nên ăn nhiều tỏi
Mùa đông là mùa mà bạn dễ bị viêm họng hoặc bị cúm, cảm lạnh. Thời tiết quá thấp khiến sức đề kháng cũng bị kém đi. Bên cạnh các biện pháp như trên thì trong bữa ăn hằng ngày bạn nên ăn nhiều món ăn chứa nhiều tỏi. Hoặc thậm chí dùng tỏi sống càng tốt.
Trong tỏi có chứa allicin – một chất có khả năng tiêu diệt vi-rút và vi khuẩn trong cơ thể. Đây là một chất vô cùng có lợi cho sức khỏe nó khiến cho tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể kháng khuẩn, bớt ho, long đờm, dễ thở và khắc phục tình trạng nghẹt mũi họng và có thể giúp bạn tăng sức đề kháng, phòng trừ bệnh mùa đông đấy.
-
Tránh xa rượu và các chất kích thích
Thực ra không chỉ riêng mùa đông mà tất cả các thời điểm trong năm thì rượu bia là những thức uống có cồn đều không hề tốt cho sức khỏe. Nếu uống quá nhiều có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này dẫn đến các căn bệnh dễ lây nhiễm nếu tiếp xúc với vi khuẩn, virus. Khi uống quá nhiều rượu sẽ làm suy giảm các hoạt động của các tế bào bạch cầu có tác dụng chống lại nhiễm trùng. Đặc biệt nó sẽ hoành hành hơn khi mùa đông chính là mùa nhiệt độ khắc nghiệt, và thuận lợi cho bọn vi sinh vật gây bệnh tấn công.
Việc lạm dụng bia rượu và những loại đồ uống chứa cồn có thể khiến niêm mạc ở cổ bị kích thích. Điều này khiến tuyến niêm mạc họng tiết nhiều chất nhầy hơ. Ngoài ra, khi dùng rượu bia, cổ họng cũng có thể tiết ra nhiều đờm, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây viêm, sưng đau niêm mạc.
-
Tránh các loại khói bụi
Mùa đông là mùa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và cũng là mùa đề kháng cơ thể kém đi. Do vậy, bạn đừng để bụi, khói thuốc, khí thải… cũng là một trong những tác nhân gây đau họng.
Không những thế, nếu bạn đã có tiền sử bị đau họng thì khói thuốc và bụi còn khiến bệnh đau họng của bạn trở nên nặng hơn. Chính vì thế, bạn nên hạn chế đến những khu vực có khói bụi. Trường hợp bắt buộc, tốt hơn bạn nên tự bảo vệ mình bắt cách đeo khẩu trang như đã nêu ở trên.
-
Giữ ấm khi ngủ
Khoa học chứng minh, khi ngủ, cơ thể bạn giảm nhiệt, sẽ rất dễ nhiễm lạnh nếu nhiệt độ phòng không đủ ấm. Do vậy để bảo vệ sức khỏe, bạn nên giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ. Đặc biệt là những ngày trời lạnh giá, bạn cần phải sử dụng chăn đắp và làm ấm những khu vực dễ bị nhiễm lạnh như cổ họng.
Nhiều người vì lo sợ bệnh viêm họng tái nhiễm, họ thường chuẩn bị một chiếc khăn lụa mỏng, nhỏ che cổ họng khi ngủ. Bên cạnh đó, bàn chân cũng là khu vực bạn không nên để lạnh. Bạn có thể đi tất hoặc bôi một ít dầu chàm vào gang bàn chân nhé.